Can thiệp giảm tình trạng kiệt sức nghề nghiệp bằng yoga ở điều dưỡng Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh

Luận án tiến sĩ y học Can thiệp giảm tình trạng kiệt sức nghề nghiệp bằng yoga ở điều dưỡng Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh.Kiệt sức nghề nghiệp (KSNN) được tác giả Maslach định nghĩa là hội chứng tâm lý mãn tính liên quan đến kiệt quệ về cảm xúc, thái độ tiêu cực, và giảm sút thành tích cá nhân trong công việc 1. KSNN trên điều dưỡng phổ biến và ngày càng nghiêm trọng kể từ sau khi dịch bệnh COVID-19 xảy ra. Điều dưỡng thực hiện và chịu trách nhiệm hơn 70% việc chăm sóc, điều trị cho người bệnh và là nguồn nhân lực quan trọng trong hệ thống y tế 2. KSNN trên điều dưỡng là một hiểm hoạ nơi làm việc, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng chăm sóc người bệnh, làm giảm hiệu suất và doanh thu cho cơ sở y tế 3.

MÃ TÀI LIỆU

CAOHOC.2024.00042

Giá :

 

Liên Hệ

0927.007.596


KSNN ở điều dưỡng đang là vấn đề phổ biến tại Việt Nam. Nghiên cứu trên nữ hộ sinh năm 2017 cho kết quả KSNN chiếm tỷ lệ tới 28,6% 4. Nghiên cứu khác tại bệnh viện Chợ Rẫy cho kết quả khá cao với 58,6% điều dưỡng có điểm số kiệt sức cao khía cạnh kiệt sức tinh thần và 62,2% điều dưỡng có điểm số kiệt sức cao khía cạnh thái độ tiêu cực 5. Nghiên cứu trên điều dưỡng Hồi sức cấp cứu tại các bệnh viện tuyến quận trên địa bàn TP.HCM cho thấy tỷ lệ KSNN của điều dưỡng khối Hồi sức cấp cứu là 78,3% 6. Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình (BVCTCH) là bệnh viện chuyên khoa hạng I và được phân công là bệnh viện đầu ngành và chỉ đạo tuyến trong lĩnh lực khám chữa bệnh chuyên khoa ngoại chấn thương chỉnh hình phụ trách các tỉnh thành phố thuộc Miền Nam và Tây Nguyên. Bệnh viện hiện có 500 giường bệnh với tổng số 853 nhân viên, trong đó có 141 bác sĩ và 323 điều dưỡng. Tình hình quá tải bệnh viện diễn ra thường xuyên khi công suất sử dụng giường bệnh nội trú trung bình năm 2020 đạt 128%. Thêm vào đó là sức ép từ đại dịch COVID-19 khi thời điểm bắt đầu nghiên cứu tháng 10/2021 nằm trong giai đoạn dịch căng thẳng nhất tại TPHCM, sự thiếu hụt nhân lực và áp lực công việc càng gia tăng khi bệnh viện phải chia sẽ một lực lượng điều dưỡng tham gia chống dịch và khối lượng, áp lực công việc cũng gia tăng khi bệnh viện phải bổ sung một số quy trình kiểm soát dịch bệnh. Vì những yếu tố trên KSNN có thể là một vấn đề phổ biến và nghiêm trọng tại BVCTCH. Tuy nhiên, tại thời điểm này vẫn chưa có nghiên cứu về tình trạng KSNN ở điều dưỡng BVCTCH.2
Đứng trước nguy cơ gia tăng KSNN, BVCTCH cũng có những nỗ lực để cải thiện tình hình thông qua các giải pháp giữ chân nhân lực cũ, bổ sung nhân lực mới, đầu tư trang thiết bị để nâng cao khả năng phục vụ. Tuy nhiên, bối cảnh thực tế đã có những khó khăn lớn khiến các giải pháp chưa thể thực hiện như tình trạng NVYT nghỉ việc tiếp tục tăng và khó tuyển mới, không gian chật hẹp khó mở rộng quy mô khám chữa bệnh cũng như đầu tư trang thiết bị. Đồng thời nhiều vấn đề cốt lõi khác khó có thể giải quyết trong ngắn hạn như đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng, chính sách lương. Trong bối cảnh này, các biện pháp can thiệp giúp cá nhân thích ứng tốt hơn với áp lực công việc là rất cần thiết để kiểm soát KSNN. Trong các biện pháp can thiệp cá nhân, yoga là biện pháp can thiệp cho thấy hiệu quả cao với những bằng chứng mạnh mẽ từ nghiên cứu RCT 7-9. Các nghiên cứu này đã cho thấy tập yoga từ 1 đến 2 buổi mỗi tuần có hiệu quả cải thiện KSNN ở NVYT tức thì ngay sau can thiệp và có thể kéo dài ít nhất đến 6 tuần sau can thiệp. Yoga cũng cho thấy sự phù hợp cao trong bối cảnh này với trường phái Hatha Yoga gồm các động tác cơ bản giúp thư giãn cũng như giảm áp lực công việc, phù hợp với những NVYT mới bắt đầu cũng như đã có kinh nghiệm tập yoga từ trước. Việc tổ chức tại bệnh viện cũng có nhiều thuận lợi khi được sự ủng hộ mạnh mẽ của ban giám đốc, lãnh đạo khoa phòng và nhiều điều dưỡng, cũng như sẵn có về không gian tổ chức.
Chính vì những lý do trên, nghiên cứu “Can thiệp giảm tình trạng kiệt sức nghề nghiệp bằng yoga ở điều dưỡng Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện nhằm cung cấp thông tin về thực trạng KSNN, các yếu tố liên quan và cung cấp bằng chứng khoa học về hiệu quả của biện pháp Yoga nhằm giảm thiểu tình trạng KSNN và tăng cường hiệu quả công việc của Điều dưỡng.3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu 1: Mô tả thực trạng kiệt sức nghề nghiệp và một số yếu tố liên quan ở điều dưỡng Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh.
Mục tiêu 2: Đánh giá kết quả can thiệp giảm tình trạng kiệt sức nghề nghiệp ở Điều dưỡng Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh bằng tập Yoga

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT…………………………………………………………………………i
DANH MỤC BẢNG…………………………………………………………………………………….. ii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ …………………………………………………………………… iii
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………………………………….1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU……………………………………………………………4
1.1. Khái niệm điều dưỡng …………………………………………………………………………..4
1.2. Định nghĩa kiệt sức nghề nghiệp …………………………………………………………….4
1.3. Các yếu tố liên quan đến kiệt sức nghề nghiệp ở điều dưỡng ……………………..6
1.4. Thực trạng kiệt sức nghề nghiệp ở điều dưỡng trên thế giới và Việt Nam ….20
1.5. Công cụ đo lường kiệt sức nghề nghiệp …………………………………………………24
1.6. Phương pháp giảm kiệt sức nghề nghiệp ở điều dưỡng ……………………………30
1.7. Giới thiệu về yoga – một biện pháp hiệu quả trong can thiệp giảm kiệt sức nghề
nghiệp ở điều dưỡng ………………………………………………………………………………….37
1.8. Bối cảnh nghiên cứu ……………………………………………………………………………42
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………………47
2.1. Giai đoạn 1- Mô tả thực trạng kiệt sức nghề nghiệp và một số yếu tố liên quan
……………………………………………………………………………………………………………….47
2.2. Giai đoạn 2- Đánh giá kết quả can thiệp giảm tình trạng kiệt sức nghề nghiệp
……………………………………………………………………………………………………………….53
2.3. Sơ đồ quy trình nghiên cứu…………………………………………………………………..64
2.4. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu………………………………………………………….65
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………………………………………………………..66
3.1. Thực trạng kiệt sức nghề nghiệp và một số yếu tố liên quan …………………….66
3.2. Đánh giá kết quả can thiệp giảm tình trạng kiệt sức nghề nghiệp………………87
3.3. Khả năng áp dụng yoga trong giảm KSNN tại bệnh viện …………………………97
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN…………………………………………………………………………..109
4.1. Thực trạng kiệt sức nghề nghiệp và một số yếu tố liên quan …………………. 109
4.2. Đánh giá kết quả can thiệp giảm tình trạng kiệt sức nghề nghiệp…………… 116
4.3. Khả năng áp dụng can thiệp yoga giảm KSNN trong bệnh viện…………….. 1274.4. Điểm mạnh và hạn chế …………………………………………………………………….. 133
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………………….136
KIẾN NGHỊ ………………………………………………………………………………………………138
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Đặc điểm giới tính liên quan đến kiệt sức nghề nghiệp…………………………….6
Bảng 1.2. Đặc điểm tuổi liên quan đến kiệt sức nghề nghiệp …………………………………..8
Bảng 1.3. Đặc điểm hôn nhân gia đình liên quan đến kiệt sức nghề nghiệp……………..10
Bảng 1.4. Trình độ chuyên môn liên quan đến kiệt sức nghề nghiệp ………………………11
Bảng 1.5. Nơi làm việc, vị trí làm việc, thâm niên liên quan kiệt sức nghề nghiệp……12
Bảng 1.6. Thời gian làm việc, lượng bệnh liên quan kiệt sức nghề nghiệp ………………14
Bảng 1.7. Mối liên quan giữa kiệt sức nghề nghiệp với điều kiện làm việc ……………..16
Bảng 1.8. So sánh đặc điểm các công cụ đánh giá kiệt sức nghề nghiệp………………….30
Bảng 1.9. Nội dung nghiên cứu trong bối cảnh COVID-19……………………………………46
Bảng 2.1. Chương trình luyện tập Yoga cho nhân viên điều dưỡng trong một buổi tập
………………………………………………………………………………………………………………………59
Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu (n=276)…………………..66
Bảng 3.2. Khoa phòng làm việc của đối tượng nghiên cứu (n=276) ……………………….67
Bảng 3.3. Thâm niên làm việc của đối tượng nghiên cứu (n=276)………………………….67
Bảng 3.4. Thu nhập của điều dưỡng (n=276)……………………………………………………….68
Bảng 3.5. Thời gian làm việc của đối tượng nghiên cứu (n=276) …………………………..68
Bảng 3.6. Điều kiện làm việc của đối tượng nghiên cứu ……………………………………….69
Bảng 3.7. Điểm đánh giá kiệt sức nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu……………….69
Bảng 3.8. Kiệt sức nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu theo các khía cạnh…………70
Bảng 3.9. Mức độ kiệt sức nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu…………………………71
Bảng 3.10. Liên quan giữa đặc điểm cá nhân và công việc với kiệt sức nghề nghiệp của
đối tượng nghiên cứu………………………………………………………………………………………..72
Bảng 3.11. Liên quan giữa điều kiện làm việc và kiệt sức nghề nghiệp…………………..74
Bảng 3.12. Hồi quy đa biến yếu tố liên quan kiệt sức nghề nghiệp …………………………74
Bảng 3.14. Đánh giá mức độ kiệt sức nghề nghiệp trước so với ngay sau can thiệp….88
Bảng 3.15. Đánh giá kiệt sức nghề nghiệp trước – sau can thiệp 3 tháng ………………..89
Bảng 3.16. Mô hình hồi quy logistic tác động hỗn hợp (Logistic Mixed effect model)
đánh giá hiệu quả của can thiệp tập yoga…………………………………………………………….90iii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Sự thay đổi điểm kiệt sức nghề nghiệp tại các thời điểm …………………….87
Sơ đồ 2.1. Lưu đồ mẫu khảo sát thực trạng kiệt sức nghề nghiệp …………………………..49
Sơ đồ 2.2. Lưu đồ mẫu đánh giá hiệu quả can thiệp ……………………………………………..55
Sơ đồ 2.3. Quy trình đánh giá và can thiệp ………………………………………………………….5

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/