KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM CẮT LỚP VI TÍNH CỦA ÁP XE THẬN VÀ ÁP XE QUANH THậN
Luận văn chuyên khoa 2 KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM CẮT LỚP VI TÍNH CỦA ÁP XE THẬN VÀ ÁP XE QUANH THậN.Áp xe thận và quanh thận (AXT-QT) là hậu quả của tình trạng nhiễm trùng ở trong nhu mô hay ở khoang quanh thận. Bệnh tuy hiếm, chỉ chiếm 0,2% áp xe của bụng, nhưng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi với các hình thái lâm sàng đa dạng, tỉ lệ biến chứng và tử vong cao do triệu chứng lâm sàng mờ nhạt và kém đặc hiệu [23],[30],[44]. Tại Mỹ, tần suất khoảng 0,9 – 13 trên mỗi 10.000 trường hợp (TH) nhập viện hàng năm, tỉ lệ tử vong có thể lên đến 21 – 56% [47],[57].
Điểm then chốt của điều trị AXT-QT là kháng sinh trị liệu tối ưu kết hợp với ngoại khoa dẫn lưu ổ mủ và một số ít TH đôi khi phải cắt thận khi có chỉ định. Một trong những yếu tố quan trọng để lựa chọn phương pháp điều trị đó là kích thước và độ lan rộng của áp xe [27].
MÃ TÀI LIỆU
|
CAOHOC.2023.00360 |
Giá :
|
|
Liên Hệ
|
0927.007.596
|
Chẩn đoán và xử trí chậm trễ sẽ đưa đến những biến chứng nặng nề như áp xe cơ thắt lưng chậu, áp xe dưới hoành, tràn mủ màng phổi, nhiễm trùng huyết, viêm phúc mạc, vỡ vào đường tiêu hóa [25]. Vì vậy, chẩn đoán sớm và chính xác AXT-QT cũng như đánh giá đầy đủ mức độ lan rộng của tổn thương để có hướng điều trị thích hợp là vấn đề cần thiết đối với các bác sĩ lâm sàng và bác sĩ chẩn đoán hình ảnh.
Siêu âm là phương tiện đầu tay trong tiếp cận chẩn đoán AXT-QT, đặc biệt trong tình huống cấp cứu. Hình ảnh điển hình của áp xe trên siêu âm là một tổn thương phản âm hỗn hợp hoặc phản âm kém có hồi âm bên trong, tăng âm phía sau, giới hạn rõ, có thể có vách bên trong, thâm nhiễm mỡ và tụ dịch quanh thận. Trên siêu âm doppler, tổn thương bắt tín hiệu doppler viền, trung tâm không có tín hiệu mạch máu [31]. Ngoài ra, siêu âm còn là công cụ hữu ích trong hướng dẫn chọc dò dẫn lưu ổ áp xe qua da khi có chỉ định. Dù có nhiều ưu điểm nhưng hạn chế của siêu âm là trường khảo sát hẹp nên khó đo đạc khi áp xe có kích thước lớn, khó đánh giá đầy đủ mức độ lan rộng cũng như xâm lấn vào các cấu trúc sau phúc mạc. Ngoài ra, kỹ thuật này phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của người làm.
Chụp cắt lớp vi tính (CLVT) có đoán độ chính xác cao 92 – 96% và được xem là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán AXT-QT [12],[30],[36],[51]. Trên CLVT, bác sĩ chẩn đoán hình ảnh có thể mô tả chi tiết đặc điểm của áp xe như kích thước, số lượng, vị trí, mức độ lan rộng và các biến chứng khác. Từ đó, bác sĩ phẫu thuật chọn phương pháp điều trị thích hợp nhằm tránh những can thiệp không cần thiết.
Trên thế giới đã có một số nghiên cứu đặc điểm hình ảnh của áp xe thận (AXT) và áp xe quanh thận (AXQT) trên CLVT và mối tương quan giữa lâm sàng và các thông số sinh hóa với mức độ nặng trên hình ảnh [29],[36],[55].
Tại Việt Nam chưa có nhiều báo cáo được ghi nhận về vấn đề này. Tác giả Lý Hoài Tâm và Ngô Xuân Thái [6] với đề tài “Chẩn đoán và điều trị áp xe thận và áp xe quanh thận” nghiên cứu trên 83 BN. Các tác giả chưa đi sâu vào mô tả đặc điểm hình ảnh của AXT và AXQT trên CLVT.
Nghiên cứu này mong muốn góp phần mô tả những đặc điểm của AXT- QT trên CLVT và khảo sát mối tương quan giữa lâm sàng và các thông số sinh hóa với mức độ nặng trên hình ảnh.
Câu hỏi nghiên cứu:
• Đặc điểm của AXT-QT trên chụp CLVT như thế nào?
• Những BN có đặc điểm lâm sàng, sinh hóa nặng có những đặc điểm hình ảnh như thế nào ?
Đe trả lời những câu hỏi trên, nghiên cứu được thực hiện với những mục tiêu:
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả đặc điểm AXT-QT trên chụp CLVT.
2. Khảo sát mối tương quan mức độ nặng giữa lâm sàng và các thông số sinh hóa với các đặc điểm hình ảnh CLVT.
MỤC LỤC i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC ĐỐI CHIẾU VIỆT – ANH vi
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ix
DANH MỤC HÌNH x
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Giải phẫu 4
1.1.1. Hình thể ngoài 4
1.1.2. Vị trí 5
1.1.3. Mạc thận 5
1.1.4. Liên quan 7
1.1.5. Hình thể trong 8
1.1.6. Mạch máu và thần kinh 10
1.2. Áp xe thận và quanh thận 12
1.2.1. Định nghĩa 12
1.2.2. Nguyên nhân 12
1.2.3. Giải phẫu bệnh 15
1.2.4. Diễn tiến 16
1.2.5. Lâm sàng 17
1.2.6. Xét nghiệm sinh hóa, nước tiểu 18
1.2.7. Xét nghiệm vi sinh 18
1.2.8. Hình ảnh học 18
1.2.9. Chẩn đoán phân biệt 22
1.2.10. Mối tương quan giữa mức độ nặng trên lâm sàng, các xét nghiệm sinh
hóa và các đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính 23
1.2.11. Điều trị và theo dõi 23
1.3. Các nghiên cứu trong và ngoài nước 24
1.3.1. Nghiên cứu trong nước 24
1.3.2. Nghiên cứu ngoài nước 24
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1. Đối tượng nghiên cứu 26
2.1.1. Dân số mục tiêu 26
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn vào 26
2.1.3. Tiêu chí loại trừ 26
2.2. Phương pháp nghiên cứu 26
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 26
2.2.2. Cỡ mẫu 26
2.2.3. Cách thu thập dữ liệu 26
2.2.4. Kỹ thuật 27
2.2.5. Đọc kết quả: 28
2.2.6. Nội dung nghiên cứu 29
2.2.7. Các biến số 30
2.2.8. Thu thập và xử lý số liệu 33
2.2.9. Vấn đề Y đức trong nghiên cứu 34
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ 35
3.1. Tuổi 35
3.2. Giới 36
3.3. Bên tổn thương 37
3.4. Thời gian nằm viện 38
3.5. Thời gian từ lúc nhập viện đến lúc được chụp cắt lớp vi tính 38
3.6. Yếu tố thuận lợi 38
3.7. Đặc điểm lâm sàng 39
3.8. Bạch cầu máu 40
3.9. Độ lọc cầu thận ước đoán 40
3.10. Số lượng bạch cầu nước tiểu 41
3.11. Nitrite trong nước tiểu 42
3.12. Vi khuẩn trong nước tiểu, máu và ổ áp xe 42
3.12.1. Cấy nước tiểu 42
3.12.2. Cấy máu 43
3.12.3. Cấy mủ 43
3.13. Phân loại áp xe 44
3.14. Số lượng áp xe 46
3.15. Kích thước áp xe 46
3.16. Đậm độ Hounsfield của áp xe 47
3.17. Khí trong ổ áp xe 48
3.18. Vách 49
3.19. Mức độ lan rộng 50
3.20. Tương quan giữa kích thước áp xe và mức độ lan rộng 50
3.21. Cơ quan, cấu trúc bị xâm lấn 51
3.22. Các dấu hiệu khác 52
3.23. Mối liên quan giữa đặc điểm hình ảnh với đặc điểm lâm sàng 52
3.23.1. Đái tháo đường và các đặc điểm hình ảnh 52
3.23.2. Bạch cầu máu và các đặc điểm hình ảnh 54
3.23.3. Độ lọc cầu thận và các đặc điểm hình ảnh 55
3.23.4. Tương quan giữa lâm sàng, sinh hóa và hình ảnh 56
3.24. Phương pháp điều trị 56
3.24.1. Điều trị áp xe thận 56
3.24.2. Điều trị áp xe quanh thận và áp xe hỗn hợp 58
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 60
4.1. Tuổi 60
4.2. Giới 61
4.3. Bên tổn thương 62
4.4. Yếu tố thuận lợi 62
4.5. Đặc điểm lâm sàng 64
4.6. Bạch cầu máu 65
4.7. Độ lọc cầu thận ước đoán 66
4.8. Bạch cầu và nitrite trong nước tiểu 66
4.9. Vi khuẩn trong nước tiểu, máu và ổ áp xe 67
4.10. Phân loại áp xe 68
4.11. Số lượng ổ áp xe 71
4.12. Kích thước áp xe 72
4.13. Đậm độ Hounsfield 73
4.14. Khí trong ổ áp xe 74
4.15. Mức độ lan rộng 75
4.16. Dấu hiệu khác 77
4.17. Tương quan giữa lâm sàng và hình ảnh 78
4.18. Phương pháp điều trị 79
4.18.1. Điều trị áp xe thận 79
4.18.2. Điều trị áp xe quanh thận và áp xe hỗn hợp 81
KẾT LUẬN 83
KIẾN NGHỊ 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Yếu tố kỹ thuật 28
Bảng 2.2. Nhóm biến số nền 30
Bảng 2.3. Nhóm biến lâm sàng, sinh hóa 30
Bảng 2.4. Nhóm biến đặc điểm hình ảnh 32
Bảng 3.1. Thời gian nằm viện 38
Bảng 3.2. Yếu tố thuận lợi 39
Bảng 3.3. Triệu chứng và dấu hiệu lâm sàng 39
Bảng 3.4. Đặc điểm bạch cầu máu 40
Bảng 3.5. Độ lọc cầu thận ước đoán 41
Bảng 3.6. Đặc điểm bạch cầu nước tiểu 41
Bảng 3.7. Nitrite trong nước tiểu 42
Bảng 3.8. Cấy nước tiểu 43
Bảng 3.9. Cấy mủ 44
Bảng 3.10. Phân loại áp xe 45
Bảng 3.11. Phân loại áp xe theo kích thước 46
Bảng 3.12. Mức độ lan rộng 50
Bảng 3.13. Tương quan giữa kích thước áp xe và mức độ lan rộng 50
Bảng 3.14. Cơ quan, cấu trúc bị xâm lấn 51
Bảng 3.15. Các dấu hiệu đi kèm 52
Bảng 3.16. Đái tháo đường và các đặc điểm hình ảnh 53
Bảng 3.17. Bạch cầu máu và các đặc điểm hình ảnh 54
Bảng 3.18. Độ lọc cầu thận và các đặc điểm hình ảnh 55
Bảng 3.19. Tương quan giữa lâm sàng, sinh hóa và các đặc điểm hình ảnh .. 56
Bảng 3.20. Tỉ lệ áp xe thận có can thiệp ngoại khoa 57
Bảng 3.21. Kích thước ổ áp xe thận theo phương thức điều trị 57Bảng 3.22. Tỉ lệ áp xe quanh thận và áp xe hỗn hợp có can thiệp ngoại khoa
hay chỉ điều trị nội khoa 58
Bảng 3.23. Kích thước ổ áp xe quanh thận và áp xe hỗn hợp theo phương thức điều trị 58
Bảng 4.1. Tuổi trung bình của các nghiên cứu 60
Bảng 4.2. Tỉ lệ về giới của các nghiên cứu 61
Bảng 4.3. Sự phân bố bên tổn thương của các nghiên cứu 62
Bảng 4.4. Tỉ lệ BN có yếu tố thuận lợi kèm theo 63
Bảng 4.5. Tỉ lệ triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân áp xe thận và áp xe quanh
thận 64
Bảng 4.6. Bạch cầu máu trong các nghiên cứu 65
Bảng 4.7. Tỉ lệ cấy máu, cấy nước tiểu và cấy mủ 67
Bảng 4.8. Phân loại áp xe trong các nghiên cứu 69
Bảng 4.9. Kích thước áp xe trong các nghiên cứu 73
Bảng 4.10. Phương pháp điều trị áp xe thận 79
Bảng 4.11. Tỉ lệ lựa chọn điều trị nội khoa theo kích thước áp xe thận 80
Bảng 4.12. Phương pháp điều trị áp xe quanh thận và áp xe hỗn hợp 81
Recent Comments