Đặc điểm lâm sàng, nồng độ T3, FT4, TSH, TgAb, TPOAb huyết tương ở bệnh nhân bướu nhân tuyến giáp tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
Luân văn Đặc điểm lâm sàng, nồng độ T3, FT4, TSH, TgAb, TPOAb huyết tương ở bệnh nhân bướu nhân tuyến giáp tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.Bệnh tuyến giáp là một trong các bệnh nội tiết rất thường gặp, đa dạng, và đáng quan tâm. Có nhiều cách phân loại bệnh tuyến giáp dựa vào các đặc điểm khác nhau. Nếu dựa vào hình thái, bướu tuyến giáp chia thành 3 thể: lan tỏa, nhân hoặc hỗn hợp. Trong đó bướu thể nhân là một bệnh thường gặp trong cộng đồng và lâm sàng. Theo tổ chức y tế thế giới công bố năm 1995 tỷ lệ BNTG chiếm 5% dân số toàn cầu [55]. Theo các tác giả, tỷ lệ bệnh cũng khác nhau theo khu vực địa lý: một nghiên cứu ở Framingham xác định tỷ lệ BNTG là 4,6% dân số [54]; ở Mỹ tỷ lệ BNTG chiếm khoảng 4 – 7% dân số người trưởng thành [57]. Ở Việt Nam, chưa có một thống kê tầm quốc gia, nhưng qua các thống kê khu vực tỷ lệ BNTG cũng không phải là thấp. Theo Đỗ Thanh Bình và cộng sự thấy tỷ lệ BNTG trên lâm sàng là 5,7%, trên siêu âm là 10,4% [7]. Theo Trần Minh Hậu, ở lứa tuổi học đường tại các xã vùng ven biển tỉnh Thái Bình bằng thăm khám lâm sàng, tỷ lệ bướu giáp nhân chiếm tới 3,85%, bướu hỗn hợp là 3,66% (tổng cộng là 7,51%) [17]. Nếu tính chung tỷ lệ BNTG gặp ở 20 – 83% trong số trường hợp bướu tuyến giáp nói chung tùy thuộc vào đối tượng và phương pháp quan sát. Trong số bướu nhân chỉ khoảng 3 – 7% sờ thấy khi khám, 20 – 70% trường hợp nhân tuyến giáp không sờ thấy khi khám mà chủ yếu xác định dựa vào siêu âm hoặc xạ hình tuyến giáp [24], [34].
MÃ TÀI LIỆU |
CAOHOC.2018.00096 |
Giá : |
50.000đ |
Liên Hệ |
0915.558.890 |
BNTG có nguyên nhân gây bệnh, cơ chế bệnh sinh và biểu hiện lâm sàng rất đa dạng. Về mặt chức năng, bướu nhân có thể cường chức năng, bình giáp hoặc suy chức năng, trong đó chủ yếu gặp chức năng bình thường, còn suy chức năng thì ít gặp hơn. Về mặt hình thái, BNTG có thể là u lành tính, viêm tuyến giáp, nang tuyến giáp, ung thư tuyến giáp. Để chẩn đoán bệnh cần dựa đồng thời vào triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm nồng độ T3, FT4, TSH, siêu âm và chọc hút tế bào nhân tuyến giáp. Kháng thể kháng tuyến giáp như TgAb, TPOAb có giá trị chẩn đoán nguyên nhân của BNTG nhất là các trường hợp viêm tuyến giáp, suy giáp do Hashimoto, ung thư tuyến giáp.
Bệnh nhân BNTG thường có biểu hiện lâm sàng thầm lặng, gây khó khăn trong chẩn đoán, dễ bị bỏ qua hoặc chẩn đoán nhầm. Điều đáng được quan tâm là có tới 5 – 15% BNTG là ác tính [44]. Tỷ lệ ung thư tuyến giáp khoảng 9/100.000 mỗi năm và tăng dần theo tuổi [45]. Tuy nhiên nếu được chẩn đoán và điều trị sớm thì chi phí điều trị giảm và tỷ lệ sống sót cao. Đồng thời khi bướu to ra có thể gây chèn ép tổ chức xung quanh gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và thẩm mỹ của người bệnh. Trên cơ sở các biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng sẽ giúp phát hiện sớm, chẩn đoán đúng và điều trị bệnh kịp thời. Từ đó cải thiện tiên lượng bệnh, cũng như làm giảm gánh nặng cho bệnh nhân, gia đình và xã hội. Vì vậy tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đặc điểm lâm sàng, nồng độ T3, FT4, TSH, TgAb, TPOAb huyết tương ở bệnh nhân bướu nhân tuyến giáp tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên” nhằm mục tiêu:
1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, nồng độ T3, FT4, TSH, TgAb, TPOAb huyết tương, hình ảnh siêu âm và tế bào học tuyến giáp ở bệnh nhân bướu nhân tuyến giáp điều trị tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.
2. Phân tích mối liên quan giữa thể bướu nhân tuyến giáp với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………….. 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ………………………………………………………………. 11
1.1. Sơ lược giải phẫu, sinh lý tuyến giáp trạng liên quan đến nội dung nghiên cứu……………………………………………………………………………… 11
1.1.1. Giải phẫu ………………………………………………………………………………….. 11
1.1.2. Sinh lý ……………………………………………………………………………………… 12
1.2. Phương pháp khám, thăm dò hình thái, chức năng tuyến giáp………. 14
1.2.1. Khám lâm sàng tuyến giáp ………………………………………………………….. 14
1.2.2. Các phương pháp thăm dò hình thái, chức năng tuyến giáp …………….. 15
1.3. Bướu nhân tuyến giáp …………………………………………………………… 24
1.3.1. Đặc điểm dịch tễ học ………………………………………………………………….. 24
1.3.2. Lâm sàng bướu nhân tuyến giáp ………………………………………………….. 25
1.3.3. Cận lâm sàng bướu nhân tuyến giáp …………………………………………….. 26
1.3.4. Tiến triển của bướu nhân tuyến giáp…………………………………………….. 29
1.3.5. Điều trị bướu nhân tuyến giáp …………………………………………………….. 31
1.4. Một số nghiên cứu về bướu nhân tuyến giáp …………………………….. 33
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……… 35
2.1. Đối tượng nghiên cứu …………………………………………………………… 35
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng ……………………………………………………. 35
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng………………………………………………………. 35
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu …………………………………………………… 35
2.3. Phương pháp nghiên cứu và các bước tiến hành ………………………… 36
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu …………….. 36
2.3.2. Tính cỡ mẫu cần thiết…………………………………………………………………. 36
2.3.3. Chỉ tiêu nghiên cứu ……………………………………………………………………. 36
2.3.4. Công cụ thu thập số liệu……………………………………………………………… 37
2.3.5. Phương pháp thu thập số liệu ………………………………………………………. 37
2.3.6. Các tiêu chuẩn chẩn đoán, phân loại sử dụng trong nghiên cứu ………. 42
2.4. Xử lý số liệu và đạo đức y học trong nghiên cứu ……………………….. 49
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………………………………. 53
3.1. Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bướu nhân tuyến giáp 53
3.1.1. Đặc điểm lâm sàng …………………………………………………………………….. 53
3.1.2. Đặc điểm bướu tuyến giáp trên siêu âm………………………………………… 59
3.1.3. Đặc điểm bệnh nhân dựa vào một số xét nghiệm máu ……………………. 62
3.1.4. Kết quả tế bào học bướu nhân tuyến giáp ……………………………………… 64
3.2. Mối liên quan giữa thể bướu nhân với một số đặc điểm lâm sàng, cận
lâm sàng ………………………………………………………………………………… 65
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN………………………………………………………………….. 72
4.1. Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bướu nhân tuyến giáp 72
4.1.1. Đặc điểm lâm sàng …………………………………………………………………….. 72
4.1.2. Đặc điểm hình ảnh siêu âm …………………………………………………………. 75
4.1.3. Đặc điểm xét nghiệm sinh hóa máu ……………………………………………… 77
4.1.4. Đặc điểm xét nghiệm tế bào học ………………………………………………….. 78
4.2. Mối liên quan giữa thể bướu nhân tuyến giáp với một số đặc điểm
lâm sàng, cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu …………………………. 79
4.2.1. Mối liên quan giữa thể bướu nhân tuyến giáp với một số đặc điểm lâm
sàng…………………………………………………………………………………………………… 79
4.2.2. Mối liên quan giữa thể bướu nhân tuyến giáp với một số đặc điểm cận
lâm sàng…………………………………………………………………………………………….. 79
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………. 84
KIẾN NGHỊ ……………………………………………………………………………………… 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Chỉ số điểm siêu âm theo Koike, Gharib…………………………………. 17
Bảng 1.2. Giá trị bình thường của T3, FT4 huyết tương ………………………….. 19
Bảng 2.1. Phân độ bướu giáp to theo Tổ chức y tế thế giới………………………. 42
Bảng 2.2. Bảng phân giai đoạn ung thư tuyến giáp theo TNM (Mỹ) …………. 47
Bảng 2.3. Phân độ tăng huyết áp theo ESC – ESH 2013 ………………………….. 48
Bảng 2.4. Giá trị bình thường công thức máu theo labo Trung tâm huyết học truyền máu – Bệnh viện trung ương Thái Nguyên…………………… 48
Bảng 2.5. Giá trị bình thường sinh hóa máu theo labo khoa sinh hóa – Bệnh viện trung ương Thái Nguyên ………………………………………………. 49
Bảng 3.1. Tỷ lệ bệnh nhân theo nhóm tuổi …………………………………………….. 53
Bảng 3.2. So sánh tỷ lệ bệnh nhân theo nhóm tuổi giữa nam và nữ …………… 54
Bảng 3.3.Tỷ lệ một số bệnh mạn tính kèm theo đã xác định …………………….. 54
Bảng 3.4. Triệu chứng lâm sàng liên quan đến bướu tuyến giáp ………………. 55
Bảng 3.5. So sánh tỷ lệ vị trí bướu giữa đơn nhân và đa nhân trên lâm sàng. 56
Bảng 3.6. So sánh tỷ lệ bướu giáp dựa vào đường kính giữa đơn và đa nhân 58
Bảng 3.7. Tỷ lệ bệnh nhân dựa vào một số đặc điểm của bướu khi khám ….. 58
Bảng 3.8. Kích thước nhân giáp đo trên siêu âm …………………………………….. 60
Bảng 3.9. So sánh đặc điểm ranh giới bướu giữa các thể loại …………………… 61
Bảng 3.10. Tỷ lệ bệnh nhân dựa vào mức nồng độ TSH ………………………….. 62
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa TSH với đặc điểm bướu ………………………….. 63
Bảng 3.12. Tỷ lệ bệnh nhân dựa vào mức độ hormon tuyến giáp ……………… 63
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa TgAb, TPOAb với viêm TG Hashimoto và
ung thư tuyến giáp ……………………………………………………………… 65
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa thể bướu nhân với tuổi ……………………………. 65
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa thể bướu nhân với giới ……………………………. 66
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa thể bướu nhân với độ lớn của TG …………….. 66
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa thể bướu nhân với số lượng bướu trên SÂ…. 67
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa thể bướu nhân với hình thái tổn thương bướu… 67
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa thể bướu nhân với tính chất giảm âm bướu
trên SÂ …………………………………………………………………………………….. 68
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa thể bướu nhân với ranh giới trên SÂ ………… 68
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa thể bướu nhân với tính chất vôi hóa trên SÂ 69
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa thể bướu nhân với T3 ……………………………… 69
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa thể bướu nhân với FT4……………………………. 70
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa thể bướu nhân với TSH …………………………… 70
Bảng 3.25. Mối liên quan giữa thể bướu nhân với TgAb …………………………. 71
Bảng 3.26. Mối liên quan giữa thể bướu nhân với TPOAb ………………………. 71
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ bệnh nhân theo giới ………………………………………………….. 53
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ phát hiện đặc điểm bướu khi khám lâm sàng……………….. 55
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ bệnh nhân dựa vào vị trí của bướu trên lâm sàng …………. 56
Biểu đồ 3.4. Phân bố bệnh nhân dựa vào độ lớn của bướu trên lâm sàng theo tiêu chuẩn của WHO …………………………………………………………………………… 57
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ bệnh nhân dựa vào đường kính bướu nhân ước lượng trên
lâm sàng…………………………………………………………………………………………….. 57
Biểu đồ 3.6. Đặc điểm bướu giáp trên siêu âm ……………………………………….. 59
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ bệnh nhân theo hình thái bướu trên siêu âm ………………… 59
Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ bệnh nhân dựa vào đường kính bướu trên siêu âm ……….. 60
Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ bướu dựa vào đặc điểm ranh giới……………………………….. 61
Biểu đồ 3.10. Tỷ lệ bướu dựa vào tính chất vôi hóa trên siêu …………………… 62
Biểu đồ 3.11. Tỷ lệ bệnh nhân dựa vào kết quả tế bào học ………………………. 64
Biểu đồ 3.12. Tỷ lệ bệnh nhân dựa vào bản chất của bướu ………………………. 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đạt Anh (2013), Các xét nghiệm thường quy áp dụng trong thực hành lâm sàng, Nhà xuất bản y học.
2. Nguyễn Quốc Anh và Ngô Quý Châu (2011), “Bướu nhân tuyến giáp”,
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa, NXB Y học.
3. Trần Xuân Bách (2006), Nghiên cứu chẩn đoán và bước đầu đánh giá kết quả phẫu thuật u lành tuyến giáp, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú, Đại học Y Hà Nội.
4. Nguyễn Quang Bảy (2012), Nội tiết nâng cao, Khoa Nội Tiết- Bệnh
Viện Bạch Mai, tr.44 – 54.
5. Đỗ Thanh Bình và cộng sự (2004), “Đánh giá tình hình bướu giáp nhân ở người trên 40 tuổi tại phường Hải Thành bằng siêu âm”, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học, hội nghị khoa học toàn quốc chuyên nghành Nội Tiết và chuyển hóa, tr. 222 – 232.
6. Đỗ Thanh Bình và các cộng sự (2005), “Tỷ lệ, đặc điểm lâm sàng và siêu âm bướu giáp nhân ở người trên 40 tuổi”, Y học thực hành. 507 –
508, tr. 1037 – 1043.
7. Đỗ Thanh Bình, Nguyễn Thị Tố Nga và Nguyễn Đình Yến (2008), “Khảo sát bướu giáp nhân ở người trên 40 tuổi bằng siêu âm tại thành phố Đồng Hới”, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học, hội nghị đái tháo đường, nội tiết và rối loạn chuyển hóa miền Trung lần thứ VI. 616 –
617, tr. 452 – 460.
8. Tạ Văn Bình (1999), Đặc điểm bướu giáp nhân đánh giá bằng siêu âm và điều trị một vài loại bướu giáp nhân bình giáp, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại Học Y Hà Nội.
9. Ngô Quý Châu và cộng sự (2013), Bướu nhân tuyến giáp, Tập 2, Nhà xuất bản y học, tr.294 – 301
10. Lê Hồng Cúc (2002), “Phát hiện sớm ung thư tuyến giáp bằng siêu âm kết hợp với chọc hút tế bào bằng kim nhỏ”, Tài liệu toàn văn hội nghị chẩn đoán hình ảnh và y học hạt nhân TP Hồ Chí Minh.
11. Nguyễn Khánh Dư (2012), Bệnh của tuyến giáp, NXB tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.
12. Lê Công Định (2011), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và hình ảnh siêu âm của ung thư tuyến giáp gặp tại khoa Tai Mũi Họng bệnh viện Bạch Mai”, Tạp chí y học Việt Nam. 1(398), tr. 59 – 62.
13. Phạm Thị Minh Đức (2011), Sinh lý học, NXB Y học, Hà Nội, tr. 308 – 315.
14. Trần Minh Đức (2006), “Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của
131 bệnh nhân ung thư tuyến giáp”, Y học thực hành. 2, tr. 89 – 91.
15. Hứa Thị Ngọc Hà (2003), “Đối chiếu siêu âm, tế bào học, giải phẫu bệnh các nhân giáp”, Tạp chí Y học Tp. Hồ Chí Minh. 7(3), tr. 58 – 61.
16. Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Nguyễn Thị Nhạn (2014), “Nghiên cứu hình thái, chức năng và tế bào học của tuyến giáp ở bệnh nhân có bướu giáp nhân đến khám tại bệnh viện đa khoa bưu điện thành phố Hồ Chí Minh”, Kỉ yếu toàn văn các đề tài khoa học hội nghị nội tiết – đái tháo đường – rối loạn chuyển hóa Miền trung mở rộng lần IX. 12, tr. 319 – 325.
17. Trần Minh Hậu (1997), “Tình hình bệnh bướu cổ ở học sinh tuổi học đường tại Thái Bình”, Y học thực hành. 7(337), tr. 15 – 17.
18. Lâm Văn Hoàng và Nguyễn Thy Khê (2005), “Đối chiếu lâm sàng, tế bào học và giải phẫu bệnh trên bệnh nhân bướu giáp nhân”, Y học thực hành. 507 – 508, tr. 1044 – 1052.
19. Hội tim mạch học Việt Nam (2015), “Cập nhật khuyến cáo: chẩn đoán – điều trị – tăng huyết áp 2015”, Hội nghị tim mạch toàn quốc, tr. 7.
20. Nguyễn Thị Hoa Hồng (2012), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, siêu âm, tế bào học và kết quả mô bệnh học của bướu nhân tuyến giáp, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại Học Y Hà Nội.
21. Trịnh Thị Thu Hồng và Vương Thừa Đức (2010), “Giá trị siêu âm trong dự đoán ung thư bướu giáp nhân”, Tạp chí y học TP Hồ Chí Minh. 14, tr. 55-59.
22. Lê Quang Hưng (2015), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả ứng dụng dao ligaure trong phẫu thuật u tuyến giáp lành tính tại bệnh viện đại học y Hà Nội, Luận văn thạc sĩ y học, Trường đại học y Hà Nội.
23. Nguyễn Trần Lâm, Nguyễn khoa Diệu Vân và Nguyễn Quang Bảy (2005), “Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bướu nhân tuyến giáp”, Y học thực hành. 507 – 508, tr. 1031 – 1036.
24. Trần Ngọc Lương, Mai Văn Sâm và Nguyễn Tiến Lãng (2005), “Nhận xét về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị phẫu thuật của 249 trường hợp ung thư tuyến giáp tại Bệnh viện nội tiết Trung Ương”, Y học thực hành, tr. 1022 – 1030.
25. Vũ Bích Nga (2012), “Đặc điểm bướu nhân tuyến giáp qua chọc hút tế bào bằng kim nhỏ dưới hướng dẫn siêu âm”, Tạp chí y học thực hành.
26. Vũ Văn Nguyên (2012), “Đối chiếu lâm sàng với hình ảnh siêu âm xác định bướu nhân tuyến giáp tại phòng khám nội tiết bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương”, Y học thực hành. 929 – 930, tr. 233 – 237.
27. Nguyễn Xuân Phong (2011), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và một số xét nghiệm trong ung thư biểu mô tuyến giáp, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại Học Y Hà Nội.
28. Nguyễn Phụng (2013), Nghiên cứu nồng độ T3 – T4 – TSH trong máu, độ tập trung I131 và xạ hình tuyến giáp ở bệnh nhân basedow, Luận văn thạc sỹ y học, Đại học y khoa Huế.
29. Trần Văn Sơn, Trần Thị Tuyết Mai và Lý Kiều Chinh (2014), “Đánh giá kết quả điều trị ngoại khoa bệnh bướu giáp nhân ở người cao tuổi tại bệnh viện Thống Nhất từ năm 2008 đến năm 2013”, Y học thành phố Hồ Chí Minh. 18(3), tr. 103 – 107.
30. Nguyễn Thanh Thảo và Nguyễn Hải Thủy (2014), “Khảo sát đặc điểm cận lâm sàng và bệnh nguyên của suy giáp tiên phát”, Kỉ yếu toàn văn các đề tài khoa học hội nghị nội tiết – đái tháo đường – rối loạn chuyển hóa Miền trung mở rộng lần IX. 12, tr. 349 – 357.
31. Nguyễn Hữu Thịnh (2012), Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh siêu âm đàn hồi mô ở bệnh nhân u tuyến giáp, Luận văn thạc sỹ y học, Trường đại học y dược Huế.
32. Trần Đức Thọ (2002), “Bệnh học tuyến giáp”, Bài giảng bệnh học Nội
Khoa tập 2, NXB Y học, tr. 201 – 222.
33. Phạm Minh Thông (2011), Siêu âm tổng quát, NXB Đại Học Huế, tr. 453 – 490.
34. Nguyễn Khoa Diệu Vân, Phạm Thu Hà và Đặng Bích Ngọc (2015), “Vai trò của siêu âm và chọc hút kim nhỏ dưới hướng dẫn siêu âm trong chẩn đoán ung thư tuyến giáp”, Tạp chí nghiên cứu y học. 97(5), tr. 115 – 122.
35. Nguyễn Vượng (2000), “Chẩn đoán một số bệnh tuyến giáp qua chọc hút tổn thương bằng kim nhỏ”, Giải phẫu bệnh học, NXB Y học, tr.
572 – 576.
36. Nguyễn Thị Xuyên (2015), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội tiết – chuyển hóa, NXB y học, Hà Nội
Recent Comments