Đánh giá hiệu quả của Laser quang đông trong điều trị bệnh Hắc võng mạc trung tâm thanh dịch

Luận án Đánh giá hiệu quả của Laser quang đông trong điều trị bệnh Hắc võng mạc trung tâm thanh dịch,Bệnh Hắc võng mạc trung tâm thanh dịch (HVMTTTD) là một trong những bệnh thường gặp hàng đầu trong các tổn thương nguyên phát của võng mạc trung tâm, mặc dù thường không gây tổn hại trầm trọng chức năng thị giác nhưng bệnh lại làm giảm thị lực đáng kể, diễn tiến dai dẳng, mặt khác tính chất tái phát thường xuyên của bệnh càng làm cho việc điều trị và tiên lượng bệnh gặp nhiều khó khăn.

MÃ TÀI LIỆU

LA.2007.00827

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Bệnh thường gặp ở lứa tuổi lao động, sự tổn hại chức năng thị giác làm ảnh hưởng nhiều đến năng suất làm việc và đời sống cá nhân, gia đình cũng như sự đóng góp đối với xã hội.
Những hiểu biết về nguyên nhân, yếu tố nguy cơ, cơ chế bệnh sinh và điều trị của bệnh lý này hiện vẫn đang còn là vấn đề tranh cãi trong các nhà nhãn khoa Việt Nam cũng như Thế Giới.
Trong những năm gần đây, với sự ra đời của những kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như chụp mạch huỳnh quang, siêu âm v.v.. và gần đây nhất là kỹ thuật chụp cắt lớp võng mạc (optical coherent tomography – OCT) đã thực sự là một cuộc cách mạng trong chẩn đoán bệnh lý võng mạc nói chung và bệnh HVMTTTD nói riêng và đồng thời cũng hỗ trợ đắc lực cho việc điều trị.
Việc điều trị bệnh HVMTTTD cho đến hiện nay vẫn còn là một thách thức. Nhiều phương pháp điều trị như dùng các thuốc an thần, thuốc chống lao, corticoide, không-steroide, ức chế giao cảm, v.v… đã được nhiều nhà nhãn khoa trên thế giới thử nghiệm và theo dõi với nhiều thời gian khác nhau, mặc dù có mang lại một số kết quả nhất định, nhưng hiệu quả cuối cùng vẫn chưa được chứng minh một cách chắc chắn. Ở Việt Nam nhiều nhà nhãn khoa cũng đã nghiên cứu thử nghiệm nhiều phương pháp điều trị như của Cù Nhẫn
Nại, Hoàng Thị Hạnh v.v… nhưng cũng không đạt được kết quả điều trị bệnh như mong muốn.
Cùng với sự phát triển của vật lý học, ứng dụng Laser vào y khoa cũng mở ra chân trời mới cho khả năng điều trị can thiệp vào các bệnh lý mắt và võng mạc.
Đối với bệnh HVMTTTD, nhiều nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy Laser quang đông rút ngắn được thời gian bệnh và hồi phục trong vòng hai cho đến bốn tuần, làm giảm tần suất tái phát, giảm khả năng chuyển sang mãn tính và do đó cải thiện được thị lực lâu dài. Tuy vậy cũng có một số nghiên cứu khác lại không cho thấy hiệu quả lâu dài như trên. Chính vì vậy mà người ta đặt câu hỏi liệu có thực sự cần thiết can thiệp Laser vào một bệnh lý lành tính và tự giới hạn như bệnh lý này hay không?
Cũng cùng lý do đó và nhằm trả lời cho câu hỏi trên, chúng tôi đã áp dụng Laser Visulas 532nm vào điều trị cho một số bệnh HVMTTTD tại bệnh viện mắt TP. Hồ Chí Minh và bước đầu thu được một số nhận xét khả quan về kết quả điều trị. Do vậy chúng tôi quyết định tiến hành công trình nghiên cứu mang tên “Đánh giá hiệu quả của Laser quang đông trong điều trị bệnh Hắc võng mạc trung tâm thanh dịch” bắt đầu từ năm 2002 nhằm mục tiêu:
1. So sánh kết quả của 2 phương pháp điều trị: Laser quang đông và nội khoa.
2. Phân tích kỹ thuật và kinh nghiệm của phương pháp điều trị Laser quang đông để đề xuất chỉ định và chống chỉ định của phương pháp này cho bệnh lý hắc võng mạc trung tâm thanh dịch.
MỤC LỤC
Trang
Đặt vấn đề 1
Mục tiêu 2
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Giải phẫu học vùng hoàng điểm 3
1.2. Bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch 6
1.2.1. Đặc điểm lịch sử dịch tễ và dân số học 6
1.2.2. Cơ chế bệnh sinh 8
1.2.3. Triệu chứng lâm sàng 11
1.2.4. Các dạng không đặc hiệu 20
1.2.5. Diễn biến và tiên lượng 20
1.2.6 Những khuynh hướng điều trị hiện nay 22
1.3. Ứng dụng Laser trong nhãn khoa 23
1.3.1. Ứng dụng Laser quang đông đới với bệnh lý võng mạc 26
1.3.2. Biến chứng của Laser quang đông 28
1.3.3. Laser quang đông trong điều trị bệnh HVMTTTD 29
1.3.4. Các nghiên cứu về điều trị Laser quang đông trong bệnh HVMTTTD 30
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
2.1. Đối tượng nghiên cứu 32
2.1.1.  Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân nghiên cứu 3 2
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 32
2.2. Phương pháp nghiên cứu 33
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 33
2.2.2. Cỡ mẫu 33
2.2.3. Phương pháp chọn mẫu 35
2.2.4. Phương tiện nghiên cứu 37
2.2.5. Quy trình nghiên cứu 39
2.2.6. Phân tích và xử lý số liệu 45
2.2.7. Đạo đức trong nghiên cứu 45
Chương 3: KẾT QUẢ 46
3.1. Đặc điểm dịch tễ của đối tượng nghiên cứu 46
3.2. Tình trạng bệnh nhân trước khi điều trị 48
3.2.1. Thị lực 48
3.2.2. Ám điểm 50
3.2.3. Rối loạn sắc giác 50
3.2.4. Tổn thương bong TDVM 51
3.2.5 Tổn thương rò trên CMHQ 51
3.3. Kết quả điều trị theo thời gian 52
3.3.1. Thị lực 52
3.3.2. Ám điểm 54
3.3.3. Rối loạn sắc giác 55
3.3.4. Tổn thương bong TDVM 56
3.4. Tương quan giữa hiệu quả và phương pháp điều trị 57
3.4.1. Thị lực 57
3.4.2. Ám điểm 60
3.4.3. Rối loạn sắc giác 61
3.4.4. Bong TDVM 63
3.5. Kết quả điều trị theo tiêu chuẩn đánh giá 64
3.5.1. Kết quả theo 4 tiêu chuẩn đánh giá 64
3.5.2. Kết quả theo 3 tiêu chuẩn đánh giá 65
3.6. Biến chứng điều trị 65
3.7. Tái phát 66
3.8. Kỹ thuật điều trị Laser quang đông 68
Chương 4: BÀN LUẬN 69
4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 69
4.1.1. Đặc điểm dịch tễ học 69
4.1.2. Đặc điểm lâm sàng 72
4.1.3. Về phương pháp và đối tượng nghiên cứu 7 5
4.2. Đánh giá kết quả của điều trị Laser quang đông 78
4.2.1. Phân tích kết quả điều trị giữa 2 nhóm 78
4.2.2. Kết quả điều trị theo tiêu chuẩn đánh giá 81
4.2.3. Biến chứng sau điều trị 82
4.2.4. Tái phát sau điều trị 83
4.3. Kỹ thuật và kinh nghiệm điều trị Laser quang đông 84
4.3.1 Thông số kỹ thuật 84
4.3.2 Kinh nghiệm điều trị 85
KẾT LUẬN 91
ĐỀ XUẤT 94
ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
□ Phiếu thu thập theo dõi số liệu nghiên cứu
□ Danh sách bệnh nhân nghiên cứu
□ Một số hình ảnh trước và sau điều trị Laser quang đông

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/