Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh lang ben bằng uống itraconazole liều xung

Luận văn thạc sĩ y học Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh lang ben bằng uống itraconazole liều xung.Lang ben là một bệnh nhiễm nấm nông trên da thường gặp. Bệnh được biểu hiện bằng những đám da màu trắng, hồng hoặc nâu, bong vảy mỏng, mịn, tập trung chủ yếu ở vùng lưng, ngực. Lang ben gặp ở mọi lứa tuổi nhưng cao nhất là tuổi thanh thiếu niên đến trung niên do ở giai đoạn này, tuyến bã tăng cường hoạt động. Bệnh giảm dần ở lứa tuổi 50-60 khi tuyến bã giảm hoạt động [1].

MÃ TÀI LIỆU

 CAOHOC.2017.00062

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Bệnh lang ben do một loại nấm men có tên là Malassezia furfur gây nên. Loại nấm này có thể thấy trên da bình thường và được biết tới với tên khác là Pityrosporum ovale hoặc Pityrosporum orbiculare. Malassezia furfur là nấm ưa mỡ, có hai hình thái, thường cư trú trong lớp sừng của da và nang lông. Ngoài gây bệnh lang ben, Malassezia furfur còn có thể gây viêm nang lông, viêm da dầu [1],[2].
Điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển là khí hậu nóng, ẩm. Vì vậy, bệnh lang ben thường phổ biến ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, vào mùa hè và mùa thu. Một số yếu tố khác như trẻ suy yếu, người bị bệnh lao, bệnh tiểu đường, bệnh Cushing, suy giảm miễn dịch, điều trị kháng sinh lâu ngày, người có rối loạn thần kinh giao cảm làm tăng tiết mồ hôi, người có những thay đổi về thành phần hoá học của mồ hôi… cũng là những điều kiện thuận lợi để nấm Pityrosporum phát triển [1],[2]
Bệnh lang ben không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe nhưng chúng thường gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, nhất là vào mùa hè, khi ra mồ hôi nhiều. Một số trường hợp bệnh dai dẳng, hay tái phát và có những vết loang lổ trên da có thể ảnh hưởng tới thẩm mỹ và tâm lý của người bệnh.
Điều trị lang ben không khó song tỷ lệ tái phát tương đối cao sau khi dừng điều trị vì vậy ngoài việc điều trị bằng thuốc còn phải hướng dẫn cho bệnh nhân các biện pháp phòng ngừa tái phát.
Trước đây điều trị lang ben chủ yếu bằng bôi các dung dịch ASA, BSI phối hợp với mỡ salicylic 5% cho kết quả tương đối tốt nhưng gây bỏng rát và phải bôi nhiều thuốc. Hiện nay, có nhiều loại thuốc bôi cho kết quả khả quan hơn như các dẫn chất của azole, allylamine (ketoconazole cream, terbinafine solution, clotrimazole solution…). Tuy nhiên, dùng thuốc bôi có khi bỏ sót thương tổn, đặc biệt khi thương tổn lan lên đầu dẫn đến việc điều trị không triệt để. Mặt khác, nếu bôi thuốc trên diện rộng sẽ tạo cảm giác khó chịu cho bệnh nhân. Trên thế giới có nhiều nghiên cứu điều trị lang ben bằng thuốc chống nấm toàn thân cho kết quả tương đối cao, có thể điều trị khỏi cả những trường hợp bệnh lan toả. Các loại thuốc được dùng phổ biến là ketoconazole, itraconazole, fluconazole….. Rausch điều trị lang ben bằng uống ketoconazole 400mg liều duy nhất cho kết quả khỏi là 100% [3]; Faergermann (với fluconazole) cho kết quả khỏi là 70,8% [4]; Hickman (với itraconazole 200mg/ngày trong 7 ngày) cho kết quả khỏi là 80% [5]. Ở Việt nam, Nguyễn Thị Tuyết Mai điều trị lang ben bằng ketoconazole 200mg/ngày trong 7 ngày cho kết quả khỏi là 90,32% [6]; Triệu Tấn Phong điều trị lang ben bằng fluconazole 400mg liều duy nhất cho kết quả khỏi 84,4% [7].
Itraconazole là một loại thuốc kháng nấm phổ rộng nhóm azole có hiệu quả cao trong điều trị nấm bề mặt và hệ thống, ít độc, hiện đang là loại thuốc được lựa chọn hàng đầu trong điều trị nấm da và nấm hệ thống. Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có tác giả nào đánh giá hiệu quả điều trị lang ben bằng uống itraconazole. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh lang ben bằng uống itraconazole liều xung” với các mục tiêu:
1. Khảo sát tình hình, đặc điểm lâm sàng bệnh lang ben tại Bệnh viện Da liễu Trung ương từ 1/9/2014 đến 31/8/2015.
2. So sánh hiệu quả điều trị bệnh lang ben bằng uống itraconazole liều xung 400mg/1 lần/tháng x 2 tháng với uống itraconazole 200mg/ngày x 7 ngày.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh lang ben bằng uống itraconazole liều xung

1. Trần Hậu Khang (2014), Bệnh học da liễu, Vol. 1, Nhà Xuất Bản Y Học 289.
2. Lê Kinh Duệ, Đặng Vũ Hỷ, Nguyễn Văn Điền, Nguyễn Thị Đào (1993), Bệnh Da liễu, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
6. Nguyễn Thị Tuyết Mai (1998), Tình hình bệnh Lang ben và đánh giá tác dụng điều trị bằng uống Ketoconazole tại Viện Da liễu, Luận văn thạc sỹ, Đại học Y Hà Nội.
7. Triệu Tấn Phong (2009), Nghiên cứu tình hình, đặc điểm lâm sàng và hiệu quả điều trị bệnh lang ben bằng Fluconazole, Luận văn Bác sỹ chuyên khoa II, Đại học Y Hà Nội.
8. Nguyễn Quang Trung (1995), Sổ tay tra cứu bệnh Ngoài da, Hoa liễu, AIDS, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
25. Nguyễn Từ Đệ (1997), Đặc điểm lâm sàng, khả năng đệm của da ở bệnh nhân lang ben của xà phòng sastid, Luận văn thạc sỹ, Học Viện Quân y.
26. Trương Mộc Lợi, Nguyễn Xuân Hiền, Bùi Khánh Duy (1991), Bệnh Da và Hoa liễu, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
49. Trần Lan Anh (1996), Tình hình bệnh da ở một số xóm, huyện Thanh Trì-Hà Nội, Nội san Da liễu, 2.
50. Phạm Văn Hiển (1995), Đặc điểm bệnh da tại khu công nghiệp Thượng đình- Hà Nội, Nội san Da liễu, 1.
55. Bùi Văn Đức, Hoàng Văn Minh, Phan Anh Tuấn và cộng sự, (2004), Nghiên cứu điều trị lang ben bằng Itraconazole 400mg liều duy nhất, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
56. Elmets CA (1994), Management of common superficial fungal infections in pationts with AIDS, J Am Acad Dermatol, 31:60-3.
57. Lasagni A Terragni L, Oriani A, (1991), Pityriasis versicolor of the face, 34:345-7.
58. Powell DA Marcon MJ (1992), Human infection due to Malassezia, App Clin Microbiol Rev, 5, 101-19.
59. Lê Kinh Duệ (1995), Bài giảng bệnh trứng cá cho chuyên khoa Da liễu, Nội san Da liễu, 52-57.
60. Fredrikson T Faergemann J (1997), Tinea versicolor with regard to seborrheic dermatitis, an epidemiological investigation, Arch Dermatol, 966-8.
61. Howard SY (1973), Pityrosporum folliculitis, Arch Dermatol, 108.
62. Partap R, Chakrabarti A, Kumar B, (2004), Single dose Fluconazole versus Itraconazole in Pityriasis versicolor, Dermatology, 55-9.
63. Kose O, Riza Gur A, Kurumlu Z, (2002), Coparison of a sigle 400mg dose versus a 7-day 200mg daily dose of Itraconazole in the treatment of tinea versicolor, J DErmatolog Treat, 77-9.
64. Ali ME Wahab MA, Rahman MH, et al (2010), Single dose (400 mg) versus 7 days (200 mg) daily dose itraconazole in the treatment of tinea versicolor: a randomized clinical trial, Mymensingh Med J, 72-6.
65. Faergemann J FT(1997), Tinea versicolor with regard to seborrheic dermatitis, an epidemiological investigation, Arch Dermatol, 966-8.
66. American Academy of dermatology (1995), Proposed guidelines of care for supeficial mycotic infections of the skin: pityriasis (tinea) versicolor, Dermatol World, 36-8.
67. Singal A Bhogal, Baruah Mc, (2001), Comparative efficacy of ketoconazole and fluconazole in treatment of pityriasis versicolor, J Dermatol, 10, 535-9.
68. Savin RC (1984), Systemic ketoconazole in tinea versicolor: a double-blind evaluvation and 1-year follow-up, J Am Acad Dermatol, 10:824-30.
69. Ramos-Caro FA Goodless DR, Flowers FP, (1991), Ketoconazole in the treatment of pityriasis versicolor: international review of clinical trials, DIPC Ann Pharmacother, 25:395-8.
70. Fransisco A Ramos Caro Dean Rgoodless, Franklin Plowerrs, (1991), Ketoconazole in treatment of pityriasis versicolor, DICP the Annalsof Pharmaco therapy, 25, 395.
71. Savin R (1996), Diagnosis and treatment of tinea versicolor, J Fam Pract, 43, 127-32.
MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Đại cương về bệnh lang ben 3
1.1.1. Khái niệm 3
1.1.2. Căn nguyên gây bệnh 5
1.1.3. Biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng 7
1.2. Điều trị và phòng bệnh 12
1.2.1. Điều trị tại chỗ 12
1.2.2. Điều trị toàn thân 14
1.3. Điều trị lang ben bằng itraconazole 15
1.4. Một số kết quả nghiên cứu điều trị bệnh lang ben bằng dẫn chất azole đường toàn thân 17
1.4.1. Các nghiên cứu trên thế giới 17
1.4.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam 19
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 20
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 20
2.1.2. Vật liệu nghiên cứu 21
2.2. Phương pháp nghiên cứu 22
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 22
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 22
2.2.3. Cách phân bệnh nhân vào hai nhóm điều trị 23
2.2.4. Cách bước tiến hành nghiên cứu 23
2.2.5. Cách đánh giá hiệu quả điều trị 24
2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 25
2.4. Xử lý, phân tích số liệu 25
2.5. Đạo đức trong nghiên cứu 25
2.6. Hạn chế của nghiên cứu 26
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28
3.1. Tình hình, đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan 28
3.1.1. Tình hình bệnh lang ben tại khoa khám bệnh Bệnh viện Da liễu Trung ương 28
3.1.2. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, yếu tố liên quan 33
3.2. Kết quả điều trị lang ben bằng itraconazole 38
3.2.1. So sánh đặc điểm đối tượng của hai nhóm 38
3.2.2. Kết quả điều trị lang ben bằng itraconazole sau 4 tuần 41
3.2.3. Kết quả điều trị lang ben bằng itraconazole sau 8 tuần 46
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 51
4.1. Nghiên cứu tình hình, đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan 51
4.1.1. Tình hình bệnh lang ben tại Khoa Khám bệnh Bệnh viện Da liễu Trung ương 51
4.1.2. Đặc điểm lâm sàng và yếu tố liên quan 56
4.2. Hiệu quả điều trị lang ben bằng itraconazole 61
4.2.1. Kết quả điều trị lang ben bằng itraconazole 61
4.2.2. Hiệu quả điều trị lang ben bằng itraconazole uống 400mg/1 lần/tháng x 2 tháng 62
4.2.3. Hiệu quả điều trị lang ben bằng itraconazole 200mg/ngày x 7 ngày. 62
4.2.4. So sánh hiệu quả điều trị sau 4 tuần của itraconazole 400mg/1 lần/ tháng x 2 tháng và itraconazole 200mg/ngày trong 7 ngày liên tiếp 63
4.2.5. So sánh hiệu quả điều trị sau 8 tuần của itraconazole 400mg/1 lần/ tháng x 2 tháng và itraconazole 200mg/ngày trong 7 ngày liên tiếp 64
4.2.6. Tính an toàn và tác dụng phụ của thuốc 66
KẾT LUẬN 68
KIẾN NGHỊ 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Tình hình bệnh lang ben 28
Bảng 3.2. Phân bố theo giới 29
Bảng 3.3. Phân bố theo nghề nghiệp 30
Bảng 3.4. Phân bố theo mùa 32
Bảng 3.5. Các triệu chứng lâm sàng 33
Bảng 3.6. Màu sắc dát 33
Bảng 3.7. Vị trí tổn thương 34
Bảng 3.8. Tính chất của tổn thương 35
Bảng 3.9. Phân bố theo tuổi 35
Bảng 3.10. Thời gian mắc bệnh 36
Bảng 3.11. Các bệnh phối hợp 37
Bảng 3.12. Phân bố bệnh nhân theo tuổi 38
Bảng 3.13. Phân bố theo giới 39
Bảng 3.14. Phân bố theo theo mức độ bệnh 39
Bảng 3.15. Xét nghiệm GOT, GPT, ure, creatinin trước điều trị 40
Bảng 3.16. Kết quả điều trị trên lâm sàng của 2 nhóm sau 4 tuần 41
Bảng 3.17. Kết quả xét nghiệm soi tươi của 2 nhóm sau 4 tuần 42
Bảng 3.18. Kết quả xét nghiệm soi tươi của 2 nhóm sau 4 tuần theo giới 43
Bảng 3.19. Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng của thuốc sau 4 tuần 44
Bảng 3.20. Một số chỉ số xét nghiệm sinh hóa sau 4 tuần điều trị 45
Bảng 3.21. Kết quả điều trị trên lâm sàng của 2 nhóm sau 8 tuần 46
Bảng 3.22. Kết quả xét nghiệm soi tươi của 2 nhóm sau 8 tuần 47
Bảng 3.23. Kết quả xét nghiệm soi tươi của 2 nhóm sau 8 tuần theo giới 48
Bảng 3.24. Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng của thuốc sau 8 tuần 49
Bảng 3.25. Một số chỉ số xét nghiệm sinh hóa sau 8 tuần điều trị 50

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Phân bố theo giới 29
Biểu đồ 3.2. Phân bố theo nghề nghiệp 30
Biểu đồ 3.3. Phân bố bệnh nhân đến khám theo tháng 31
Biểu đồ 3.4. Phân bố theo mùa 32
Biểu đồ 3.5. Vị trí tổn thương 34
Biểu đồ 3.6. Phân bố theo tuổi 36
Biểu đồ 3.7. Các bệnh phối hợp 37
Biểu đồ 3.8. Yếu tố gia đình 38

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Các dát hồng và nâu trong lang ben 9
Hình 1.2. Soi đèn Wood lang ben có màu vàng sáng hoặc màu huỳnh quang 10
Hình 1.3. Mỳ spaghetti và thịt viên 11

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/