ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA HAI PHÁC ĐỒ TDF/3TC/LPV/R VÀ TDF/3TC/DTG TRÊN BỆNH NHÂN HIV/AIDS TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH QUẢNG NINH 2020-2022
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA HAI PHÁC ĐỒ TDF/3TC/LPV/R VÀ TDF/3TC/DTG TRÊN BỆNH NHÂN HIV/AIDS TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH QUẢNG NINH 2020-2022
Lương Xuân Kiên1, Trần Văn Giang2,, Nguyễn Quốc Phương2
Mục tiêu: đánh giá hiệu quả điều trị của 2 phác đồ TDF/3TC/LPV/r và TDF/3TC/DTG trên 238 bệnh nhân HIV/AIDS điều trị tại Bệnh viện đa khoa Quảng Ninh. Đối tượng & phương pháp: nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 238 bệnh nhân HIV/AIDS điều trị tại Bệnh viện đa khoa Quảng Ninh. Kết quả: Trước điều trị: số lượng trung bình tế bào CD4 của nhóm dùng phác đồ TDF/3TC/LPV/r và TDF/3TC/DTG lần lượt là 139,33 ± 48,33; 144,37 ± 39,72. Nhóm bệnh nhân được sử dụng phác đồ TDF/3TC/LPV/r; TDF/3TC/DTG có số lượng tế bào CD4 < 250 chiếm tỷ lệ lần lượt là 64,7%; 69,7%. Tải lượng trung bình vi rút HIV trước điều trị của nhóm dùng phác đồ TDF/3TC/LPV/r và TDF/3TC/DTG lần lượt là 54133,18 ± 21713,19; 54296,29 ± 22315,28 bản sao/ml. Tại thời điểm kết thúc nghiên cứu (18 tháng): hai nhóm sử dụng phác đồ TDF/3TC/LPV/r; TDF/3TC/DTG có tải lượng vi rút <1000 copies/ml lần lượt là 98,3%; 97,3%. Giá trị trung bình tải lượng vi rút của hai nhóm lần lượt là 711,38 ± 418,61; 841,41 ± 313,28. Bệnh nhân có số tế bào CD4 ≥ 250 tế bào ở cả 2 nhóm sử dụng phác đồ TDF/3TC/LPV/r; TDF/3TC/DTG chiếm tỷ lệ lần lượt là 83,8%; 77,0%. Số lượng tế bào CD4 trung bình của hai nhóm lần lượt là 260,41±61,13; 202,41±95,26 tế bào. 98,3% và 95,0% bệnh nhân còn sống tương ứng với 2 nhóm nghiên cứu sử dụng phác đồ TDF/3TC/LPV/r và TDF/3TC/DTG. Tỷ lệ tử vong của hai phác đồ lần lượt là 0,8%; 1,7%.
MÃ TÀI LIỆU
|
TCYDH.2022.02741 |
Giá :
|
20.000đ
|
Liên Hệ
|
0915.558.890
|
Việt Nam là một trong những quốc gia có dịch HIV/AIDS phát triển mạnh trong khu vực châu Á -Thái Bình Dương. Theo báo cáo của Cục phòng, chống HIV/AIDS Việt Nam (VAAC) tính đến cuối năm 2020, toàn quốc hiện có 227.154 trường hợp báo cáo hiện nhiễm HIV trong đó sốbệnh nhân chuyển sang giai đoạn AIDS là 85.194và có 86.716trường hợp người nhiễm HIV/AIDS tửvong. Sốngười nhiễm HIV phát hiện mới khoảng 12.000 -14.000 ca mỗi năm[1]. Việc được tiếp cận rộng rãi với thuốc ARV cho bệnh nhân có chỉđịnh điều trịđã góp phần hình thành một hướng đi mới trong chiến lược phòng ngừa và điều trịHIV/AIDS, đồng thời làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV và cải thiện chất lượng cuộc sống của những bệnh nhân AIDS. Điều này đã làm thay đổi quan niệm vềHIV/AIDS thành một bệnh mạn tính có thểquản lý được[2]. Tuy nhiên chẩn đoán muộn thất bại điều trịARV phác đồbậc 1 dẫn đến việc trì hoãn chuyển sang điều trịphác đồARV bậc 2 sẽgây nên tích lũy những đột biến kháng thuốc ảnh hưởng đến điều trị, tăng tỉlệlan truyền các chủng HIV kháng thuốc trong cộng đồng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
HIV/AIDS, hiệu quả điều trị, TDF/3TC/LPV/r, TDF/3TC/DTG
Tài liệu tham khảo
Trong nghiên cứu của Nguyễn Kim Thư, số lượng tế bào CD4 trung bình trước điều trị là 297,9 ± 173,71 tế bào/mm3, sau 6 tháng là 365,66 ± 177,245 tế bào/mm3 với mức ý nghĩa p < 0,05. Nghiên cứu của Johnston và cộng sự năm 2014 nghiên cứu trên 183 bệnh nhân số lượng CD4 tăng trung bình là 140 tế bào/mm3 ở tuần thứ 24 [6]. Việc hồi phục hệ thống miễn dịch càng nhanh sẽ giúp cho bệnh nhân giảm gánh nặng về các nhiễm trùng cơ hội. Bởi vậy việc phát hiện sớm và bắt đầu điều trị khi hệ miễn dịch của bệnh nhân chưa suy giảm nhiều góp phần nhiều vào giảm bớt gánh nặng bệnh tật và nguy cơ tử vong cho bệnh nhân.
Tỷ lệ bệnh nhân còn sống chiếm tỷ lệ lớn nhất trong hai phác đồ TDF/3TC/LPV/r; TDF/3TC/DTG với tỷ lệ lần lượt là 98,3%; 95,0% (Bảng 5). Như vậy việc điều trị ARV cũng như tuân thủ điều trị ARV, tải lượng vi rút giảm dưới ngưỡng phát hiện, CD4 tăng lên, hệ miễn dịch được cải thiện, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh HIV, hạn chế lây truyền bệnh, hạn chế các nhiễm trùng cơ hội.
Recent Comments