Đánh giá hiệu quả điều trị phục hồi khuyết hổng xương vùng hàm mặt bằng xương đồng loại đông khô khử khoáng
Luận án Đánh giá hiệu quả điều trị phục hồi khuyết hổng xương vùng hàm mặt bằng xương đồng loại đông khô khử khoáng.Khuyết hổng xương vùng hàm mặt là một tổn thương gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khuyết hổng nhỏ có thể tập trung ở một vị trí như u hạt chóp răng, nang chân răng hoặc dàn trải trên diện rộng làm tiêu ngót sống hàm, tiêu xương ổ răng. Khuyết hổng lớn có thể do u, nang xương hàm, di chứng chiến tranh, tai nạn giao thông. Những khuyết hổng xương này ảnh hưởng nhiều đến chức năng và tham mỹ.
MÃ TÀI LIỆU |
CAOHOC.00309 |
Giá : |
50.000đ |
Liên Hệ |
0915.558.890 |
Khuôn mặt là đặc điểm của riêng mỗi người, là nơi biểu lộ cảm xúc. Bệnh nhân biến dạng mặt do khuyết hổng xương hàm thường khủng hoảng tâm lý gây trở ngại trong giao tiếp, hoà nhập cộng đồng. Việc điều trị là rất cần thiết nhằm hồi phục chức năng, thẩm mỹ, giúp người bệnh tái hoà nhập cộng đồng dễ dàng hơn.
Mục tiêu của các phương pháp điều trị là tổ chức xương bị khuyết hổng sau khi loại bỏ các yếu tố bệnh lý sẽ được tái tạo lại nhằm khôi phục sự ổn định và bền vững của xương, về cả hai phương diện chức năng và thẩm mỹ [5], [6], [10]. Để thực hiện mục tiêu này, nhiều phương pháp đã được tiến hành như ghép xương tự thân, ghép xương đồng loại, ghép xương khác loại, ghép các vật liệu tổng hợp, ghép các chất kích thích tái tạo xương….
Ghép xương tự thân về lý thuyết là lý tưởng nhất nhưng đôi khi việc lấy xương tự thân khó thực hiện do bệnh nhân sợ đau, chảy máu và gây ra tổn khuyết lớn ở các xương khác, xương tự thân đôi khi cũng không đáp ứng được những yêu cầu thực tế đòi hỏi [5], [6].
Chất kích thích tái tạo xương là một vật liệu mới, khi được ghép sẽ thúc đẩy nhanh quá trình tái tạo và hình thành tổ chức xương mới. Phương pháp này hiệu quả trong những kỹ thuật mới như nâng cao sống hàm, nâng cao đáy xoang hàm trong phẫu thuật cấy ghép Implant [140], theo Merten H.A. (2001) hiệu quả tốt đạt 65,0% đối với những khuyết hổng xương lớn [108].
Trong lịch sử ngoại khoa, xương đồng loại đã được sử dụng ghép từ rất sớm, giai đoạn đầu xương được ghép dưới dạng tươi hoặc được bảo quản lạnh hoặc ngâm trong hóa chất [11], tuy nhiên kết quả hạn chế do nguy cơ thải loại cao vì vậy trong một thời gian xương đồng loại ít được sử dụng mặc dù nguồn cung cấp phong phú. Với sự phát triển của công nghệ, xương đồng loại sau khi sàng lọc được xử lý trong điều kiện chân không, nhiệt độ thấp và khử khoáng trở thành xương đồng loại đông khô khử khoáng đã đáp ứng được các tiêu chuẩn của một vật liệu ghép xương. Kể từ đó xương đồng loại đông khô khử khoáng đã thu hút sự quan tâm của các phẫu thuật viên với chỉ định rộng rãi, kết quả tốt, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao trong ghép xương. Ở Việt Nam xương đồng loại thường phải nhập ngoại với giá thành cao, quy trình ghép chưa được xác định. Tuy nhiên hiện nay, xương đồng loại đông khô khử khoáng đã được Trung tâm bảo quản, xử lý mô – Bộ môn Mô – Phôi, Trường Đại học Y Hà Nội sản xuất theo tiêu chuẩn của Hiệp hội Ngân hàng Mô Châu Á – Thái Bình Dương và Ngân hàng mô Hoa Kỳ [50], [21] với nhiều dạng và chi phí thấp.
Xuất phát từ nhu cầu trong điều trị phục hồi các khuyết hổng xương vùng hàm mặt chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài này với mục tiêu sau:
1. Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, Xquang của bệnh nhân khuyết hổng xương vùng hàm mặt.
2. Xác định quy trình phẫu thuật ghép xương đồng loại đông khô khử khoáng cho các khuyết hổng xương vùng hàm mặt..
3. Đánh giá và so sánh kết quả phục hồi mô xương hàm của phương pháp phẫu thuật ghép xương đồng loại đông khô khử khoáng với phương pháp ghép chất kích thích tái tạo xương.
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Các chữ viết tắt và ký hiệu
Mục lục
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ và hình vẽ
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 6
1.1. CẤU TRÚC MÔ HỌC HỆ THỐNG XƯƠNG 6
1.1.1. Đại thể 3
1.1.2. Vi thể 3
1.2. NHỮNG THAY ĐỔI CHỨC NĂNG KHI CÓ KHUYẾT HỔNG
XƯƠNG GÂY BIẾN DẠNG VÙNG HÀM MẶT 7
1.2.1. Chức năng hô hấp 7
1.2.2. Chức năng tiêu hoá 8
1.2.3. Chức năng phát âm 8
1.2.4. Các chức năng khác 8
1.3. BỆNH LÝ GÂY KHUYẾT HỔNG XƯƠNG VÙNG HÀM MẶT 9
1.3.1. Khuyết xương vùng hàm mặt do bệnh lý bẩm sinh 9
1.3.2. Khuyết xương ở tổ chức xương lành 9
1.3.3. Khuyết xương ở tổ chức xương có bệnh lý 10
1.3.4. Những bệnh lý gây khuyết hổng phức hợp phần mềm – xương 15
1.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ VẬT LIỆU PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ
THIẾU HỔNG XƯƠNG VÙNG HÀM MẶT 16
1.4.1. Các phương pháp điều trị phẫu thuật 17
1.4.2. Vật liệu sử dụng trong cấy ghép xương 20
1.5. XƯƠNG ĐỒNG LOẠI ĐÔNG KHÔ KHỬ KHOÁNG 26
1.5.1. Định nghĩa xương đồng loại đông khô khử khoáng 26
1.5.2. Quy trình chọn lọc và xử lý xương đồng loại 27
1.5.3. Diễn biến mô học quá trình ghép xương đồng loại đông khô khử khoáng. …28
1.5.4. Miễn dịch của ghép xương đồng loại 32
1.6. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CỦA XƯƠNG ĐỒNG LOẠI ĐÔNG KHÔ
KHỬ KHOÁNG 30
1.6.1. Ứng dụng trong ngoại khoa 30
1.6.2. Ứng dụng trong Răng Hàm Mặt 35
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 42
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân khuyết xương vùng hàm mặt 42
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 42
2.1.3. Bệnh nhân được chia thành hai nhóm 40
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 40
2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu 40
2.2.3. Dụng cụ và vật liệu nghiên cứu 40
2.3. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 45
2.3.1. Bước 1: nghiên cứu sinh trực tiếp thăm khám lâm sàng 45
2.3.2. Bước 2: xét nghiệm cận lâm sàng 46
2.3.3. Bước 3: thực hiện điều trị tiền phẫu thuật 47
2.3.4. Bước 4: thực hiện phẫu thuật 48
2.3.5. Bước 5: điều trị sau phẫu thuật 52
2.3.6. Theo dõi, kiểm tra sau phẫu thuật 52
2.3.7. Đánh giá các biến số nghiên cứu 54
2.3.8. Đánh giá các biến số lâm sàng 55
2.3.9. Đánh giá chung về kết quả điều trị 57
2.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 58
2.5. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU 58
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 60
3.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH NHÂN 60
3.1.1. Đặc điểm về tuổi của bệnh nhân 60
3.1.2. Đặc điểm về giới của bệnh nhân 61
3.1.3. Thời gian phát hiện bệnh 61
3.1.4. Lý do vào viện 62
3.1.5. Nguyên nhân gây ra tổn thương khuyết hổng xương 60
3.1.6. Vị trí tổn thương 64
3.1.7. Đặc điểm lâm sàng vùng tổn thương 65
3.1.8. Hình ảnh Xquang trước phẫu thuật 67
3.1.9. Kích thước tổn thương trước phẫu thuật 67
3.1.10. Điều trị tủy răng trước phẫu thuật của bệnh nhân 68
3.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA NHÓM 1 68
3.2.1. Diễn biến vết mổ ở nhóm 1 68
3.2.2. Mối liên quan giữa nhổ răng, đốt nền xương, băng vết mổ niêm mạc với
tình trạng vết mổ ở nhóm 1 69
3.2.3. Tổng hợp kết quả phẫu thuật ở nhóm 1 70
3.2.4. Kết quả phẫu thuật bệnh nhân răng ngầm, khuyết xương ổ răng, u, nang ở
nhóm 1 71
3.2.5. Mật độ xương ở bệnh nhân u, nang được ghép XĐLĐKKK đơn thuần
(nhóm A) và được ghép XĐLĐKKK kết hợp với kháng sinh (nhóm B) 72
3.2.6. Mật độ xương ở bệnh nhân có bội nhiễm được ghép XĐLĐKKK đơn thuần (nhóm A) và nhóm được ghép XĐLĐKKK kết hợp với kháng sinh (nhóm B) 70
3.3. QUY TRÌNH GHÉP XĐLĐKKK 76
3.4. SO SÁNH KẾT QUẢ PHẪU THUẬT Ở NHÓM 1 VÀ NHÓM 2 76
3.4.1. Tình trạng vết mổ một tuần sau phẫu thuật ở nhóm 1 và nhóm 2 76
3.4.2. Tình trạng vết mổ sau phẫu thuật một tháng ở nhóm 1 và nhóm 2 77
3.4.3. Kết quả phẫu thuật bệnh nhân lấy răng ngầm ở nhóm 1 và nhóm 2 78
3.4.4. Kết quả phẫu thuật bệnh nhân khuyết xương ổ răng ở nhóm 1 và nhóm 2 82
3.4.5. Kết quả phẫu thuật của nhóm bệnh nhân u, nang xương hàm ở nhóm 1 và
nhóm 2 81
3.4.6. Tổng hợp sự thay đổi kích thước khuyết hổng xương ở nhóm 1 và nhóm 2 88
3.4.7. Mật độ xương ghép sau phẫu thuật 12 tháng ở nhóm 1 và nhóm 2 91
Chương 4: BÀN LUẬN 92
4.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH NHÂN 92
4.1.1. Sự phân bố về tuổi và giới của bệnh nhân 92
4.1.2. Thời gian phát hiện bệnh của bệnh nhân 90
4.1.3. Lý do vào viện của bệnh nhân 90
4.1.4. Nguyên nhân gây khuyết hổng xương 91
4.1.5. Vị trí tổn thương xương 91
4.1.6. Đặc điểm lâm sàng 92
4.1.7. Hình ảnh Xquang trước phẫu thuật 96
4.1.8. Kích thước tổn thương trước phẫu thuật 96
4.1.9. Điều trị tủy răng trước phẫu thuật 97
4.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ Ở NHÓM 1 97
4.2.1. Diễn biến vết mổ ở nhóm 1 97
4.2.2. Liên quan một số can thiệp với kết quả phẫu thuật ở nhóm 1 97
4.2.3. Tổng hợp kết quả phẫu thuật ở nhóm 1 99
4.2.4. Kết quả phẫu thuật một số khuyết hổng xương ở nhóm 1 100
4.2.5. Vai trò của kháng sinh trộn cùng XĐLĐKKK khi ghép 101
4.2.6. Xác định quy trình phẫu thuật ghép XĐLĐKKK 101
4.3. SO SÁNH KẾT QUẢ PHẪU THUẬT Ở NHÓM 1 VÀ NHÓM 2 109
4.3.1. Diễn biến tình trạng vết mổ sau phẫu thuật ở nhóm 1 và nhóm 2 109
4.3.2. Kết quả điều trị khuyết hổng xương sau khi lấy răng ngầm ở nhóm 1 và
nhóm 2 109
4.3.3. Kết quả điều trị khuyết xương ổ răng ở nhóm 1 và nhóm 2 111
4.3.4. Kết quả phẫu thuật của nhóm bệnh nhân u, nang xương hàm ở nhóm 1 và
nhóm 2 112
4.3.5. Tổng hợp kết quả điều trị ở nhóm 1 và nhóm 2 115
KẾT LUẬN 119
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Nguyễn Đình Phúc, Mai Đình Hưng. (2010) “Bước đầu đánh giá kết quả phẫu thuật ghép xương ổ răng”. Tạp chí Y học thực hành, Bộ Y tế, số 7(727), tr.23-26.
2. Nguyễn Đình Phúc, Mai Đình Hưng. (2010) “Bước đầu đánh giá kết quả phương pháp ghép xương đồng loại khử khoáng điều trị khuyết xương vùng hàm mặt”. Tạp chí Y học thực hành, Bộ Y tế, số 7(727), tr.75-78.131
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. Lâm Ngọc Ấn, Lương Tấn Khánh, Huỳnh Đại Hải và cộng sự (1993), “U men xương hàm tại miền nam Việt nam – Phương pháp điều trị (1976 – 1993)”, Kỷ yếu công trình khoa học – 1993, 1, tr. 210 -219.
2. Bộ môn Răng Hàm Mặt – Trường Đại học Y Hà Nội (1979), Răng Hàm Mặt, Tập 1, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
3. Bộ môn Răng Hàm Mặt – Trường Đại học Y Hà Nội (1979), Răng Hàm Mặt, Tập 2, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
4. Bộ môn Răng Hàm Mặt – Trường Đại học Y Hà Nội (2001), Bài giảng Răng Hàm Mặt, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
5. Phạm Dương Châu (1999), “Đánh giá bước đầu sử dụng xương đồng loại trong phẫu thuật hàm mặt”, Tạp chí Y học Việt Nam, 10-11, tr. 64-6.
6. Nguyễn Chín và Đỗ Đình Hùng (1998), “Sử dụng xương tổng hợp cho việc duy trì gờ xương ổ răng”, Thông tin mới Răng Hàm Mặt, 1, tr. 59-61.
7. Trần Bắc Hải (1993), “Tình hình nghiên cứu và sử dụng mô ghép trên thế giới và trong nước”, Tạp chí y học Việt Nam, 4, tr. 234-236.
8. Trần Giao Hoà và Đỗ Thu Hằng (2002), “Bước đầu đánh giá kết quả lâm sàng về việc sử dụng chế phẩm san hô Việt Nam để điều trị tổn thương trong xương”, Cập nhật Nha Khoa 2002, tr. 131-138.
9. Bùi Hữu Lâm và Lâm Ngọc Ấn (1985), “Tình hình ung bướu tại viện Răng Hàm Mặt (1975 – 1985)”, Kỷ yếu công trình khoa học – 1985, 2, tr. 205 – 209.
10. Lê Đức Lánh (1997), “Nhận xét về sự lành thương trong sử dụng mô ghép đồng loại cho 30 bệnh nhân bị thiếu hổng mô xương hàm”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, tr. 67-72.132
11. Nguyễn Quang Long (1986), “Xương ghép và ghép xương”, Tập san Ngoại Khoa, 19, tr. 21-23.
12. Ngô Tứ Minh (2003), Ghép xương đồng loại đông khô thực nghiệm và ứng dụng lâm sàng, Luận án tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
13. Vũ Đình Minh (1999), “Ghép xương hàm trong điều trị u men xương hàm dưới”, Tạp chí Y học Việt Nam, 10, tr. 100-103.
14. Phạm Quang Ngọc (1995), “Xây dựng tiêu chuẩn với mô xương ghép đồng loại”, Tạp chí Ngoại khoa, 25 (3), tr. 14 – 21.
15. Đào Ngọc Phong (2006), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong Y học và Sức Khỏe cộng đồng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 115-131.
16. Nguyễn Đình Phúc (1997), Bệnh học lâm sàng và điều trị u nguyên bào tạo men, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
17. Vũ Dương Quý và Phạm Mạnh Hùng (2006), “Miễn dịch ghép”, trong Miễn dịch học, chủ biên Nguyễn Ngọc Lanh và Văn Đình Hoa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 277-290.
18. Lê Văn Sơn (2009), “Ghép xương ổ răng trong tạo hình khe hở cung hàm”, Tạp chí Y học Việt Nam, 360(1), tr. 21-24.
19. Nguyễn Đức Thắng (2004), Nghiên cứu điều trị phẫu thuật viêm quanh răng bằng ghép bột xương đồng loại đông khô khử khoáng, Luận án tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
20. Nguyễn Văn Thủ và Nguyễn Dương Hồng (1963), “Ghép xương”, Nội
san Răng Hàm Mặt, 1, tr. 1 – 3.21. Lê Thế Trung và Phạm Quang Ngọc (1993), Nghiên cứu bảo quản mô có nguồn gốc từ người và động vật được tiệt trùng bằng tia gamma để điều trị trong ngoại khoa, Đề tài nghiên cứu cấp nhà nước (KC09-04).133
22. Trần Văn Trường (2001), U lành tính vùng mặt, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
23. Trần Văn Trường (2002), U ác tính vùng Miệng – Hàm Mặt, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội
Recent Comments