ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ THIẾU MÁU THIẾU SẮT TRONG TKHS Ở SẢN PHỤ CÓ THIẾU MÁU TRƯỚC SANH TẠI BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ THIẾU MÁU THIẾU SẮT TRONG TKHS Ở SẢN PHỤ CÓ THIẾU MÁU TRƯỚC SANH TẠI BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG
Hoàng Ân Quách 1, Minh Tuấn Võ 1,
Đặt vấn đề: Thiếu máu thiếu sắt (TMTS) khi mang thai là yếu tố tiên lượng mạnh nhất của thiếu máu hậu sản, có thể ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của bà mẹ và trẻ. Bổ sung sắt bằng đường uống là một phương pháp đơn giản, hiệu quả để cải thiện tình trạng TMTS phụ nữ sau sinh. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ thành công trong điều trị TMTS trong thời kỳ hậu sản (TKHS) sau một tháng điều trị tại bệnh viện Hùng Vương từ tháng 01/2022 – 06/2022. Phương pháp: Nghiên cứu giả thực nghiệm dạng nghiên cứu trước – sau điều trị, tiến hành trên 88 sản phụ bị thiếu máu trước sinh không do các bệnh lý di truyền sinh tại bệnh viện Hùng Vương từ tháng 01 đến tháng 06 năm 2022 và được xác định có TMTS trong vòng 48g sau sinh. Kết quả: Tỷ lệ thành công trong điều trị TMTS trong TKHS sau một tháng điều trị là 88,6% (KTC 95%: 79,9 – 93,9). Các hình thái lâm sàng của TMTS trong TKHS ở các sản phụ có thiếu máu trước sinh tham gia nghiên cứu là: thiếu máu nhẹ chiếm tỷ lệ 21,6% (KTC 95%: 14,1 – 31,6); thiếu máu trung bình chiếm tỷ lệ 78,4% (KTC 95%: 68,4 – 85,9). Các yếu tố liên quan đến tỷ lệ thành công trong điều trị TMTS trong TKHS: tuổi mẹ, trình độ học vấn, tăng cân trong thai kỳ, truyền máu sau sinh, khoảng cách sinh, số lần sinh, chỉ số Hb sau sinh trong vòng 48 giờ, số ngày điều trị bổ sung sắt sau sinh. Kết luận: Việc bổ sung viên sắt uống có hiệu quả cao trong điều trị TMTS trong TKHS; nên thực hiện xét nghiệm Hemoglobin và định lượng Ferritin huyết thanh thường quy sau sinh cho các sản phụ có thiếu máu trước sinh nhằm bổ sung sắt điều trị kịp thời và phù hợp cho sản phụ.

MÃ TÀI LIỆU

 TCYDH.2022.03037

Giá :

20.000đ

Liên Hệ

0927.007.596

Khi cơ thể không có đủ lượng sắt để tạo ra huyết sắc tố, làm cho hồng cầu bị giảm cả về số lượng lẫn chất lượng dẫn đến tình trạng thiếu máu thiếu sắt. Những bà mẹ có lượng sắt dự trữ thấp vào thời điểm sinh và sau sinh có thể bị mệt mỏi, suy giảm hệ miễn dịch, thay đổi nhận thức và trầm cảm. Những thay đổi trong chức năng cảm xúc và nhận thức của người mẹ có thể ảnh hưởng đến tương tác của người mẹ với trẻ; tác động tiêu cực đến hành vi và sự phát triển của trẻ [7].Bổ sung sắt đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc tăng nồng độ hemoglobin và bổ sung sắt đã được khuyến nghị như một phương pháp tiếp cận sức khỏe cộng đồng để cải thiện kết quả sức khỏe của bà mẹ và trẻ sơ sinh ở các nhóm tuổi khác nhau [1]. Ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt cho phụ nữ nói chung, phụ nữ trong giai  đoạn  hậu  sản  nói riêng,  vẫn  còn  nhiều khoảng trống. Hiện tại việc bổ sung sắt để phòng ngừa và điều trị thiếu máu do thiếu sắt chủ yếu chỉ tập trung lúc mang thai, còn việc phát hiện và điều trị thiếu máu do thiếu sắt trong TKHS còn bỏ  ngõ hoặc  chưa được đánh giá điều trị đúng, dẫn đến việc bổ sung sắt với liều không phù hợp, không cải thiện được tình trạng TMTS sau sinh.Mặc dù phác đồ điều trị TMTS đã có nhưng thường các bác sĩ chưa xem trọng vấn đề này nên không cho y lệnh điều trị và bệnh nhân cũng không tuân thủ tốt việc điều trị thiếu máu. Thực sự, đối với các sản phụ đã có thiếu máu trước sinh, sau khi trải qua cuộc chuyển dạ sinh với lượng máu mất đáng kể, thì liệu tình trạng TMTS của  các  sản  phụ  này  sẽ  tiến  triển  trầm  trọng thêm như thế nào? Việc bổ sung sắt phù  hợptheo mức độ thiếu máu ở hậu sản giúp sản phụ cải thiện tình trạng thiếu máu sau sinh như thế nào? Các câu hỏi này vẫn chưa có lời đáp. Tại bệnh viện Hùng Vương chưa có nghiên cứu nào về  vấn  đề  này  nên  chúng  tôi  muốn  tiến  hành nghiên  cứu  “Đánh  giá  hiệu  quảđiều  trị  TMTS trong TKHS ở sản phụ có thiếu máu trước sanh tại bệnh viện Hùng Vương”, với câu hỏi nghiên cứu: Tỷ lệ thành công trong điều trị thiếu máu do thiếu sắt trong TKHS sau một tháng điều trị là bao nhiêu?Mục tiêu nghiên cứu1. Xác định  tỷ lệ thành công trong điều  trịTMTS  trong  TKHS  sau  một  tháng  điều  trịtại bệnh viện Hùng Vương.2. Xác định  các  yếu  tố liên quan đến  tỷ lệ thành công của phương pháp

Chi tiết bài viết
Từ khóa
Thiếu máu thiếu sắt, Hậu sản, Hemoglobin, Ferritin

Tài liệu tham khảo
1. Bộ Y Tế. Thiếu máu và thai nghén. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh sản phụ khoa. 2015:54-55. 
2. Đặng Thị Hà. Tầm soát thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ tại thành phố Hồ Chí Minh. Luận án tiến sĩ y học. Đại học Y Dược TPHCM. 2000:35-85. 
3. Trần Văn Vũ, Võ Minh Tuấn. Tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh. 2019;23(2):56-61. 
4. Tăng Thường Bản, Nguyễn Duy Tài. Đánh giá hiệu quả điều trị thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ tại bệnh viện Hùng Vương TP. Hồ Chí Minh. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh. 2015;19(1):79-86. 

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/