Đánh giá hiệu quả phương pháp an thần theo nồng độ đích TCI bằng propofol kết hợp gây tê bằng lidocaine 2% trong phẫu thuật lấy nẹp vít xương vùng hàm mặt

Đánh giá hiệu quả phương pháp an thần theo nồng độ đích TCI bằng propofol kết hợp gây tê bằng lidocaine 2% trong phẫu thuật lấy nẹp vít xương vùng hàm mặt
Nguyễn Quang Bình, Vũ Doãn Tú, Phạm Quốc Khánh
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Phẫu thuật lấy nẹp vít xương hàm mặt là phẫu thuật loại trung bình và nhỏ thường được can thiệp dưới gây mê. Gần đây, các tác giả trên thế giới đã và đang sử dụng TCI propofol cho các phẫu thuật tương tự với nhiều ưu điểm, tuy nhiên tại Việt Nam phương pháp này chưa được áp dụng. Nghiên cứu RCT của chúng tôi đã thực hiện so sánh trên 60 bệnh nhân tháo nẹp xương hàm được gây mê thường quy hoặc TCI propofol kết hợp gây tê tại chỗ bằng lidocain 2%. Kết quả cho thấy hiệu quả mê của hai phương pháp là tương đồng với các chỉ số mức độ mê, mức độ đau và độ hợp tác của bệnh nhân. Ngoài ra, thời gian an thần/gây mê và phẫu thuật của nhóm TCI (54,80 ± 8,21 phút) ngắn hơn có ý nghĩa (p < 0,05) so với nhóm gây mê toàn thân (63,33 ± 21,15 phút).

MÃ TÀI LIỆU

TCYDH.2022.01324

Giá :

20.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Phẫu thuật lấy nẹp vít xương hàm là phẫu thuật thường gặp ở khoa Chấn thương- Chỉnh hình của Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà  Nội. Từ  trước  đến  nay,  phương  pháp  vô cảm cho phẫu thuật là sử dụng gây mê nội khí quản với ưu điểm là bệnh nhân nằm yên, phẫu thuật thuận lợi; tuy nhiên nhược điểm là có thể tai biến hô hấp – tuần hoàn, bệnh nhân lâu tỉnh, tồn dư giãn cơ kéo dài, theo dõi lâu sau mổ và xuất khoa muộn đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc săn sóc người bệnh và chi phí phẫu thuật.1,2Gây  mê  theo  phương  pháp  TCI  bắt  đầu sử dụng vào năm 1980.3 TCI là một hệ thống truyền thuốc có sự hỗ trợ của máy vi tính, cho phép  người  gây  mê  lựa  chọn  nhu  cầu,  kiểm soát liên tục nồng độ đích của thuốc trong huyết tương cho phù hợp với đáp ứng của từng người bệnh và từ đó cho phép kiểm soát độ mê bằng điều chỉnh nồng độ đích của thuốc trong máu.4,5Propofol là thuốc mê tác dụng nhanh và thông dụng để khởi mê, duy trì mê, an thần và đặc biệt khi kết hợp cùng với TCI đã được nhiều tác giả đề cập và đánh giá cao.6Tại Việt Nam, TCI bắt đầu được biết đến và sử dụng từ năm 2007. Gần đây, chúng tôi rất quan tâm tới phương pháp này với ưu điểm khắc phục được các vấn đề của gây mê nội khí quản và phù hợp với các phẫu thuật loại vừa nói trên. Tuy nhiên, việc sử dụng phương pháp TCI propofol an thần theo nồng độ đích trong phẫu thuật răng hàm mặt là vấn đề còn rất mới và chưa có tác giả nào đề cập đến. Chính vì lẽ đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm mục tiêu: đánh giá hiệu quả của phương pháp an thần theo nồng độ đích TCI bằng propofol kết hợp gây tê bằng lidocaine 2% trong phẫu thuật lấy nẹp vít xương vùng hàm mặt.

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/