Nghiên cứu nồng độ IL-6, CRP ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối nguyên phát
Luận án tiến sĩ y học Nghiên cứu nồng độ IL-6, CRP ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối nguyên phát.Thoái hóa khớp gối nguyên phát là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đau khớp và suy giảm chức năng ở người lớn. Bệnh ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới và có tỷ lệ mắc ngày càng tăng do sự gia tăng tuổi thọ và tỷ lệ béo phì. Tuy không gây tử vong với tỷ lệ cao như các bệnh tim mạch, ung thư, bệnh thoái hóa khớp theo thời gian sẽ gây tổn thương, làm mất chức năng vận động khớp, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Thoái hoá khớp có thể gặp ở tất cả các khớp trong đó hay gặp nhất là thoái hóa khớp gối. Thoái hóa khớp gối nguyên phát thường gặp ở người trên 50 tuổi, với tỷ lệ mắc tăng nhanh chóng khi độ tuổi tăng lên. Ước tính khoảng 50% người trên 65 tuổi sẽ có dấu hiệu thoái hóa khớp trên XQ. Đặc biệt, bệnh hay gặp hơn ở phụ nữ với tỷ lệ mắc bệnh trung bình là 19,2%, trong khi ở nam giới là 13,4%. [1] Người béo phì có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn 2 đến 4 lần so với người có cân nặng bình thường. [2;3;4]
MÃ TÀI LIỆU
|
CAOHOC.2024.00038 |
Giá :
|
|
Liên Hệ
|
0927.007.596
|
Tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2018 thì tỷ lệ thoái hóa khớp gối nguyên phát trong tổng số bệnh nhân mắc bệnh cơ xương khớp là khoảng 46% (nam giới là 38,5% và ở nữ giới là 51,5%). Tỷ lệ thoái hóa khớp gối nguyên phát tăng cao khi độ tuổi của bệnh nhân càng cao. Tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương, một nghiên cứu trên 864 bệnh nhân cho thấy tỷ lệ thoái hóa khớp gối nguyên phát ở bệnh nhân là khoảng 34%, và tỷ lệ này tăng lên khoảng 80% ở bệnh nhân trên 65 tuổi. Như vậy, cần phải có nhiều nghiên cứu tập trung vào các liệu pháp điều trị có thể trì hoãn sự tiến triển của bệnh, chứ không chỉ kiểm soát triệu chứng hoặc phẫu thuật thay khớp. [5;6]
Nhiều giả thuyết về nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh của bệnh thoái hóa khớp được đưa ra. Đa số các tác giả đều cho rằng thoái hóa khớp là do sự quá tải vận động và lão hoá khớp. Rối loạn phân tử (chuyển hóa mô khớp bất thường) xảy ra nhiều năm trước khi có thay đổi về cấu trúc được nhìn thấy trong sụn khớp, màng hoạt dịch và các mô quanh khớp. [7;8]2 IL-6 (interleukin-6) huyết tương và CRP (C-reactive protein) huyết tương là hai chỉ số sinh hóa thường được sử dụng để đánh giá mức độ viêm trong cơ thể, đặc biệt là trong các bệnh lý liên quan đến khớp gối. Sự hiện diện của viêm màng hoạt dịch mức độ thấp đóng vai trò quan trọng trong sinh lý bệnh. Trong bệnh thoái hóa khớp gối nguyên phát, quá trình viêm có thể góp phần vào sự suy giảm chức năng của khớp gối. IL-6 là một cytokine tiền viêm, được sản xuất bởi các tế bào miễn dịch trong cơ thể. IL-6 ở người bệnh thoái hóa khớp gối được sản xuất tại màng hoạt dịch thông qua việc hoạt hóa tế bào sợi hoặc tương bào. IL-6 thúc đẩy sự biểu hiện của MMP-3, MMP-13 và ADAMTS, giảm quá trình tăng sinh và tăng stress oxy hóa gây mất protoglycan và phá hủy collagen làm tăng thoái hóa sụn
CRP là một protein được sản xuất bởi gan trong phản ứng viêm, có khả năng kết hợp với các phân tử khác trong hệ thống miễn dịch để hình thành các phản ứng bảo vệ cơ thể. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng mức độ IL-6, CRP huyết tương tăng cao ở các bệnh nhân thoái hóa khớp gối nguyên phát và có thể liên quan đến sự suy giảm chức năng của khớp gối. [9;10]
Mặc dù một số nghiên cứu chỉ ra nồng độ IL-6 và CRP huyết tương có độ nhạy và độ đặc hiệu không cao ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối nguyên phát, nhưng các chỉ số này cũng có thể sử dụng để gợi ý chẩn đoán và theo dõi hiệu quả điều trị. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu nồng độ IL-6, CRP ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối nguyên phát” với hai mục tiêu:
1. Đánh giá nồng độ IL-6, CRP huyết tương ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối nguyên phát.
2. Khảo sát mối liên quan giữa nồng độ IL-6, CRP huyết tương với các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối nguyên phát
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………………….1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU…………………………………………………………3
1.1. Đại cương bệnh thoái hóa khớp gối……………………………………………….. 3
1.1.1. Khái niệm……………………………………………………………………………… 3
1.1.2. Cơ chế bệnh sinh……………………………………………………………………. 4
1.1.3. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng……………………………………….. 10
1.1.4. Chẩn đoán thoái hoá khớp …………………………………………………….. 13
1.1.5. Điều trị thoái hóa khớp gối ……………………………………………………. 14
1.2. Vai trò của IL-6, CRP trong thoái hóa khớp gối ……………………………. 16
1.2.1. Interleukin 6 (il-6) huyết tương ……………………………………………… 16
1.2.2. Protein C phản ứng (crp) huyết tương …………………………………….. 23
1.2.3. Vai trò trong cơ thể………………………………………………………………. 26
1.2.4. IL-6, CRP huyết tương ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối nguyên phát…. 26
1.3. Nghiên cứu nồng độ IL-6, CRP ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối
nguyên phát trên thế giới và việt nam…………………………………………… 31
1.3.1. Nghiên cứu trên thế giới ……………………………………………………….. 31
1.3.2. Nghiên cứu tại Việt Nam về thoái hóa khớp gối và cytokine viêm… 35
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………37
2.1. Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………………… 37
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu …………………………………………………………… 37
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu…………………………………………………………….. 38
2.1.3. Thời gian nghiên cứu……………………………………………………………. 38
2.2. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………………. 38
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ……………………………………………………………… 38
2.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu …………………………………………… 38
2.2.3. Các biến số nghiên cứu…………………………………………………………. 392.2.4. Kỹ thuật thu thập thông tin: Mỗi đối tượng nghiên cứu có một
bệnh án bao gồm các phần hỏi bệnh, thăm khám lâm sàng, xét
nghiệm, chụp XQ khớp gối, siêu âm khớp gối…………………………. 41
2.3. Sơ đồ nghiên cứu ………………………………………………………………………. 53
2.4. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu………………………………………………… 54
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………………………………………………….55
3.1. Đặc điểm chung của các đối tượng nghiên cứu……………………………… 55
3.2. Đặc điểm nồng độ CRP, IL-6 huyết tương của nhóm bệnh nhân thoái
hóa khớp gối nguyên phát…………………………………………………………… 57
3.3. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của 149 bệnh nhân thoái hóa khớp
gối nguyên phát…………………………………………………………………………. 64
3.4. Mối liên quan giữa đặc điểm nồng độ CRP, IL-6 huyết tương với đặc
điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối
nguyên phát ………………………………………………………………………………. 76
Chương 4. BÀN LUẬN …………………………………………………………………………….92
4.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của nhóm bệnh nhân thoái hóa
khớp gối nguyên phát…………………………………………………………………. 92
4.1.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân thoái hóa khớp gối
nguyên phát…………………………………………………………………………. 92
4.1.2. Triệu chứng lâm sàng của nhóm bệnh nhân thoái hóa khớp gối
nguyên phát…………………………………………………………………………. 94
4.1.3. Chỉ số VAS, WOMAC, Lequesne trung bình của bệnh nhân thoái
hóa khớp gối nguyên phát……………………………………………………… 96
4.1.4. Một số chỉ số cận lâm sàng ở bệnh nhân thoái hoá khớp gối
nguyên phát…………………………………………………………………………. 97
4.2. Liên quan giữa nồng độ IL-6, CRP huyết tương với giai đoạn bệnh
và một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân thoái hóa
khớp gối nguyên phát……………………………………………………………….. 1004.2.1. Sự thay đổi IL-6 và CRP huyết tương ở bệnh nhân thoái hóa
khớp gối nguyên phát………………………………………………………….. 100
4.2.2. Mối liên quan giữa nồng độ IL-6, CRP huyết tương với một số
đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng nhóm bệnh nhân thoái hóa khớp
gối nguyên phát ………………………………………………………………….. 107
4.2.3. Bằng chứng vai trò bệnh sinh của IL-6 và liệu pháp điều trị thoái
hóa khớp gối dựa vào IL-6 trong tương lai…………………………….. 118
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………………… 123
KHUYẾN NGHỊ …………………………………………………………………………………… 125
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN TỚI LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối của Hội thấp khớp
học Mỹ……………………………………………………………………………………14
Bảng 3.1. Đặc điểm về tuổi của các đối tượng nghiên cứu ………………………55
Bảng 3.2. Phân bố giới tính của các đối tượng nghiên cứu ………………………56
Bảng 3.3. Phân bố BMI của các đối tượng nghiên cứu…………………………….56
Bảng 3.4. So sánh nồng độ CRP, IL-6 huyết tương của nhóm bệnh nhân
thoái hóa khớp gối nguyên phát (nhóm bệnh) và nhóm chứng …57
Bảng 3.5. Độ nhạy và độ đặc hiệu của nồng độ IL-6 huyết tương trong
chẩn đoán bệnh nhân thoái hóa khớp gối nguyên phát……………..58
Bảng 3.6. Phân bố bệnh nhân theo nồng độ IL-6 huyết tương ở 149 bệnh
nhân thoái hóa khớp gối nguyên phát………………………………………59
Bảng 3.7. So sánh nồng độ CRP theo nồng độ IL-6 huyết tương ở 149
bệnh nhân thoái hóa khớp gối nguyên phát ……………………………..60
Bảng 3.8. Phân bố bệnh nhân theo nồng độ IL-6 và giới tính ở 149 bệnh
nhân thoái hóa khớp gối nguyên phát………………………………………61
Bảng 3.9. Nồng độ IL-6 huyết tương theo nhóm tuổi ở 149 bệnh nhân
thoái hóa khớp gối nguyên phát ………………………………………………62
Bảng 3.10. Nồng độ IL-6 huyết tương theo phân loại BMI ở 149 bệnh
nhân thoái hóa khớp gối nguyên phát………………………………………63
Bảng 3.11. Đặc điểm về tuổi, giới của nhóm bệnh nhân thoái hóa khớp gối
nguyên phát…………………………………………………………………………….64
Bảng 3.12. Vị trí khớp tổn thương ở nhóm bệnh nhân thoái hóa khớp gối
nguyên phát…………………………………………………………………………….66
Bảng 3.13. Phân loại VAS ở nhóm bệnh nhân thoái hóa khớp gối nguyên
phát (248 khớp gối của 149 bệnh nhân) …………………………………..68Bảng 3.14. Phân loại WOMAC ở nhóm bệnh nhân thoái hóa khớp gối
nguyên phát…………………………………………………………………………….69
Bảng 3.15. Hình ảnh XQ khớp gối ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối
nguyên phát…………………………………………………………………… 70
Bảng 3.16. Tổn thương trên siêu âm khớp gối ở bệnh nhân thoái hóa khớp
gối nguyên phát ………………………………………………………………………72
Bảng 3.17. Đặc điểm bề dày sụn trên siêu âm khớp gối ở bệnh nhân thoái
hóa khớp gối nguyên phát……………………………………………………….73
Bảng 3.18. Đặc điểm mật độ xương ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối
nguyên phát…………………………………………………………………………….74
Bảng 3.19. Một số chỉ số xét nghiệm máu ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối
nguyên phát…………………………………………………………………………….75
Bảng 3.20. Đặc điểm của nồng độ CRP huyết tương ở bệnh nhân thoái hóa
khớp gối nguyên phát theo giai đoạn K/L………………………………..76
Bảng 3.21. Đặc điểm của nồng độ IL-6 huyết tương ở bệnh nhân thoái hóa
khớp gối nguyên phát theo giai đoạn K/L………………………………..76
Bảng 3.22. Liên quan giữa của nồng độ IL-6 huyết tương ở bệnh nhân
thoái hóa khớp gối nguyên phát với giai đoạn K/L ………………….77
Bảng 3.23. Liên quan giữa một số triệu chứng lâm sàng với nồng độ IL-6
huyết tương ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối nguyên phát……….79
Bảng 3.24. Liên quan giữa chỉ số VAS, Lequesne, WOMAC với nồng độ
IL-6 huyết tương ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối nguyên phát…. 80
Bảng 3.25. Phân tích hồi quy tuyến tính giữa chỉ số VAS, WOMAC với
nồng độ IL-6 huyết tương ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối
nguyên phát …………………………………………………………………………….81
Bảng 3.26. Liên quan giữa chỉ số XQ khớp gối với nồng độ IL-6 ở bệnh
nhân thoái hóa khớp gối nguyên phát………………………………………..81Bảng 3.27. Liên quan giữa tổn thương XQ với nồng độ IL-6 huyết tương ở
bệnh nhân thoái hóa khớp gối nguyên phát ……………………………..82
Bảng 3.28. Liên quan giữa mức độ dịch khớp với nồng độ IL-6 huyết
tương ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối nguyên phát…………………..84
Bảng 3.29. Liên quan giữa một số tổn thương trên siêu âm với nồng độ IL-6
huyết tương ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối nguyên phát ………….85
Bảng 3.30. Độ dày của sụn, màng hoạt dịch trên siêu âm với tình trạng tăng
IL-6 huyết tương ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối nguyên phát…..87
Bảng 3.31. Liên quan giữa BMD với nồng độ IL-6 huyết tương ở bệnh
nhân thoái hóa khớp gối nguyên phát………………………………………88
Bảng 3.32. Liên quan giữa một số chỉ số xét nghiệm máu với nồng độ IL-6
huyết tương ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối nguyên phát ………….89
Bảng 3.33. Phân tích hồi quy logistic đa biến yếu tố tiên lượng gồm tuổi,
giới, BMI và tình trạng tăng IL-6 huyết tương…………………………90
Bảng 3.34. Phân tích hồi quy logistic đa biến yếu tố tiên lượng gồm một số chỉ
số đánh giá tình trạng bệnh và tình trạng tăng IL-6 huyết tương……..90
Bảng 3.35. Phân tích hồi quy logistic đa biến gồm một số chỉ số trên siêu
âm khớp với tình trạng tăng IL-6 huyết tương …………………………91DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Đường cong ROC của nồng độ IL-6 huyết tương ……………….. 58
Biểu đồ 3.2. Mối tương quan nồng độ CRP và IL-6 huyết tương của
nhóm bệnh………………………………………………………………… 60
Biểu đồ 3.3. Dự báo khả năng tăng IL-6 của một số yếu tố nguy cơ………… 63
Biểu đồ 3.4. Thời gian mắc bệnh của nhóm bệnh nhân thoái hóa khớp gối
nguyên phát……………………………………………………………………. 65
Biểu đồ 3.5. Tiền sử mắc bệnh nội khoa ở nhóm bệnh nhân thoái hóa khớp
gối nguyên phát………………………………………………………………. 66
Biểu đồ 3.6. Triệu chứng lâm sàng ở nhóm bệnh nhân thoái hóa khớp gối
nguyên phát……………………………………………………………………. 67
Biểu đồ 3.7. Phân loại Lequesne ở nhóm bệnh nhân thoái hóa khớp gối
nguyên phát……………………………………………………………………. 68
Biểu đồ 3.8. Phân loại theo Kellgren và Lawrence ở bệnh nhân thoái hóa
khớp gối nguyên phát ……………………………………………………… 71
Biểu đồ 3.9. Tương quan nồng độ CRP và IL-6 huyết tương theo giai
đoạn K/L ………………………………………………………………….. 7
Recent Comments