Nghiên cứu biến chứng phù hoàng điểm dạng nang sau phẫu thuật tán nhuyễn thể thủy tinh

Luận án Nghiên cứu biến chứng phù hoàng điểm dạng nang sau phẫu thuật tán nhuyễn thể thủy tinh.Bệnh đục thể thủy tinh là nguyên nhân hàng đầu gây mù hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Theo điều tra 1- 4 – 1999 của Viện mắt Trung ương, trên cả nước có khoảng 703315 người bị mù do đục thể thủy tinh cần được mổ [4].

Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới có khoảng 16 triệu người bị mù do đục thể thủy tinh [143]. Cho đến nay, phẫu thuật là cách duy nhất để điều trị bệnh [3]. Tuy nhiên, phẫu thuật lấy thể thủy tinh cũng gây nhiều biến chứng như bong võng mạc, viêm màng bồ đào, thoát dịch kính ra tiền phòng, xuất huyết tiền phòng… trong đó phù hoàng điểm dạng nang (CME) là một trong những biến chứng hay gặp nhất gây giảm thị lực sau mổ lấy thể thủy tinh [3].

MÃ TÀI LIỆU

CAOHOC.00340

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Phù hoàng điểm dạng nang sau phẫu thuật lấy thể thủy tinh được Irvine mô tả đầu tiên năm 1953 trên bệnh nhân sau mổ lấy thể thủy tinh trong bao. Năm 1966 Gass mô tả CME xảy ra trên mắt không có thể thủy tinh với biểu hiện phù võng

mạc có những khoang dạng nang trên chụp mạch huỳnh quang ở vùng hoàng điểm và nhuộm màu đầu dây thần kinh thị giác. Do đó, CME sau phẫu thuật lấy thể thủy tinh được gọi là hội chứng Irvine – Gass [62]. CME thường xuất hiện sau phẫu thuật từ 4 đến 8 tuần, khả năng tự khỏi sau 4 đến 6 tháng chiếm 2/3 số bệnh nhân, khoảng 2% trở thành CME mạn tính gây giảm thị lực vĩnh viễn [62]. Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, phẫu thuật lấy thể thủy tinh cũng có nhiều tiến bộ đã làm giảm tỷ lệ CME rõ rệt. Trong những năm 1960 – 1970, với kỹ thuật lấy thể thủy tinh trong bao, CME chiếm tỷ lệ 50% – 70%. Đến những năm 1980 – 1990 kỹ thuật lấy thể thủy tinh ngoài bao đã thay thế kỹ thuật lấy thể thủy tinh trong bao làm cho tỷ lệ CME chỉ còn 30% do còn bao sau ngăn dịch kính không thoát ra tiền phòng [57].

Gần đây, một tiến bộ vượt bậc của kỹ thuật mổ đục thể thủy tinh, phẫu thuật tán nhuyễn thể thủy tinh bằng siêu âm đã ra đời và dần thay thế các kỹ thuật lấy thể thủy tinh khác ở nhiều nước trên thế giới [28]. Thực chất của kỹ thuật là lấy thể thủy tinh ngoài bao nhưng phần nhân thể thủy tinh được tán nhuyễn bằng siêu âm và đưa ra ngoài qua một đường mổ nhỏ, nhờ đó đã giảm chấn thương trong phẫu thuật, vết mổ nhanh liền, giảm độ loạn thị, hạn chế biến chứng, rút ngắn thời gian hậu phẫu đem lại thị lực cao cho bệnh nhân [28]. Tuy vậy, CME vẫn chiếm tỷ lệ 19% theo Ursell P.G và cộng sự [151], 10% theo Mentes J và Erokgan T [98] và là biến chứng quan trọng gây giảm thị lực sau phẫu thuật tán nhuyễn thể thủy tinh.

Trải qua hơn 50 năm, các nhà nhãn khoa trên thế giới đã đầu tư nhiều thời gian công sức để nghiên cứu biến chứng CME sau phẫu thuật lấy thể thủy tinh nhưng vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần làm rõ thêm như tỷ lệ mắc, cơ chế bệnh sinh, điều trị… của biến chứng này. Những công trình nghiên cứu của các tác giả đều cho rằng cơ chế bệnh sinh của CME là do chấn thương trong phẫu thuật, viêm, co kéo dịch kính, ánh sáng [40]. Trong đó nhiều nguyên nhân có liên quan đến những biến chứng của phẫu thuật tán nhuyễn thể thủy tinh. Điều trị với thuốc chống viêm, xử trí biến chứng sau phẫu thuật tán nhuyễn thể thủy tinh đã đem lại kết quả khả quan [40]. Chính vì vậy, biết được đặc điểm lâm sàng, điều trị và những yếu tố liên quan đến CME sau phẫu thuật tán nhuyễn thể thủy tinh là đòi hỏi cấp thiết để giảm tỷ lệ CME, đem lại thị lực cao cho bệnh nhân.

Ở Việt Nam, phẫu thuật tán nhuyễn TTT được thực hiện trong những năm gần đây ở Bệnh viện Mắt Trung ương, Bệnh viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Mắt Hà Nội và một số thành phố lớn. Trong thời gian áp dụng kỹ thuật này ở Bệnh viện Mắt Hà Nội từ năm 1998 đến nay, chúng tôi đã mổ được trên 60.000 mắt đục TTT và đã gặp một số bệnh nhân có biến chứng CME nhưng đến nay chưa có nghiên cứu nào về biến chứng CME sau phẫu thuật tán nhuyễn TTT tại Việt Nam. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu biến chứng phù hoàng điểm dạng nang sau phẫu thuật tán nhuyễn thể thủy tinh ” với ba mục tiêu:

1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của CME sau phẫu thuật tán nhuyễn thể thủy tinh.

2. Đánh giá kết quả điều trị CME sau phẫu thuật tán nhuyễn thể thủy tinh.

3. Phân tích các yếu tố liên quan đến sự xuất hiện và kết quả điều trị của CME sau phẫu thuật tán nhuyễn thể thủy tinh.

 

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/