Đánh giá hiệu quả phương pháp điện châm kết hợp sóng ngắn điều trị thoái hóa khớp gối tại Bệnh viện C Đà Nẵng
Luận văn thạc sĩ y học Đánh giá hiệu quả phương pháp điện châm kết hợp sóng ngắn điều trị thoái hóa khớp gối tại Bệnh viện C Đà Nẵng.Thoái hoá khớp gối (THKG) là bệnh thoái hóa loạn dưỡng khớp gối, gây đau và biến dạng khớp. Tổn thương cơ bản là sự thoái hóa sụn, gắn liền với những thay đổi sinh học, cơ học, giải phẫu và bệnh lý của phần khoang khớp (bao gồm: xương dưới sụn, màng hoạt dịch…) [1], [2].
Theo các số liệu thống kê cho thấy: THKG ảnh hưởng tới 250 triệu người trên toàn thế giới, khoảng 45% dân số từ 65 tuổi trở lên bị THKG [3], [4]. Ở Việt Nam, THKG đứng hàng thứ 3 và chiếm 12,57% trong tổng số các bệnh lý khớp có thoái hóa [2].
MÃ TÀI LIỆU
|
SDH.0190 |
Giá :
|
|
Liên Hệ
|
0927.007.596
|
Bệnh không gây nguy hiểm về tính mạng nhưng ảnh hưởng tới chức năng vận động, làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân (BN), là gánh nặng về kinh tế của cá nhân, gia đình và xã hội. Nhằm mục đích hạn chế những ảnh hưởng nghiêm trọng của THKG tới cộng đồng xã hội, y học đã có rất nhiều nghiên cứu trong chẩn đoán và điều trị bệnh. Các phương pháp điều trị của y học hiện đại như: Các nhóm thuốc giảm đau kháng viêm, thực phẩm chức năng dinh dưỡng sụn khớp, bổ sung chất nhầy cho khớp, huyết tương giàu tiểu cầu, liệu pháp tế bào gốc, điều trị ngoại khoa và các liệu pháp của với vật lý trị liệu như: siêu âm điều trị, sóng ngắn, sóng xung kích, hồng ngoại, đắp nến… đã được chứng minh có tác dụng giảm đau và làm chậm quá trình thoái hóa [1], [5], [6].
Trong y học cổ truyền, THKG thuộc phạm vi “Chứng tý” và chứng “Hạc tất phong”. Bệnh sinh ra do công năng tạng phủ hư suy, tà khí phong hàn thấp thừa cơ xâm nhập gây bế tắc kinh lạc [7], [8]. Các phương pháp điều trị của y học cổ truyền cũng có những kết quả nhất định trong điều trị THKG. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh: thuốc y học cổ truyền, châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, khí công dưỡng sinh,…có tác dụng rất tốt trong giảm đau và ngăn chặn bệnh tiến triển đồng thời an toàn và dễ áp dụng.
Theo chủ trương của Đảng và nhà nước về thực hiện kết hợp điều trị giữa y học hiện đại và y học cổ truyền và thực tế lâm sàng tại Bệnh viện C cho thấy điều trị THKG bằng điện châm kết hợp sóng ngắn có tác dụng trên BN THKG. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả phương pháp điều trị này. Vì vậy, để kết hợp và tận dụng các ưu thế của y học hiện đại và y học cổ truyền, cung cấp thêm cho các nhà lâm sàng một phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối mới, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả phương pháp điện châm kết hợp sóng ngắn điều trị thoái hóa khớp gối tại Bệnh viện C Đà Nẵng” với hai mục tiêu sau:
1. Đánh giá tác dụng của phương pháp điện châm kết hợp sóng ngắn điều trị thoái hóa khớp gối nguyên phát tại bệnh viện C Đà Nẵng.
2. Theo dõi tác dụng không mong muốn của phương pháp điều trị
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………….. 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU …………………………………………………… 3
1.1. Thoái hóa khớp gối theo Y học hiện đại ………………………………………… 3
1.1.1. Định nghĩa …………………………………………………………………………………..3
1.1.2. Nguyên nhân, yếu tố nguy cơ và cơ chế bệnh sinh thoái hóa khớp gối3
1.1.3. Lâm sàng và cận lâm sàng thoái hóa khớp gối ………………………………..5
1.1.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối……………………………………….7
1.1.5. Điều trị thoái hóa khớp gối ……………………………………………………………8
1.1.6. Dự phòng thoái hóa khớp gối ………………………………………………………10
1.2. Thoái hóa khớp gối theo Y học cổ truyền…………………………………….. 10
1.2.1. Bệnh danh………………………………………………………………………………….10
1.2.2. Bệnh nguyên và bệnh cơ……………………………………………………………..10
1.2.3. Thể lâm sàng và phép điều trị………………………………………………………12
1.3. Phương pháp điều trị sử dụng trong nghiên cứu………………………….. 14
1.3.1. Điện châm………………………………………………………………………………….14
1.3.2. Sóng ngắn ………………………………………………………………………………….18
1.4. Một số nghiên cứu về thoái hóa khớp gối trên thế giới và Việt Nam 19
1.4.1. Trên thế giới ………………………………………………………………………………19
1.4.2. Ở Việt Nam ……………………………………………………………………………….20
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………. 22
2.1. Chất liệu nghiên cứu …………………………………………………………………… 22
2.1.1. Điện châm………………………………………………………………………………….22
2.1.2. Sóng ngắn ………………………………………………………………………………….24
2.1.3. Phương tiện nghiên cứu ………………………………………………………………25
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu………………………………………………… 26
2.3. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………………….. 27
2.3.1. Tiêu chuẩn lựa chọn……………………………………………………………………27
2.3.2. Tiêu chuẩn loại trừ ……………………………………………………………………..28
2.3.3. Cỡ mẫu nghiên cứu …………………………………………………………………….28
2.4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………….. 282.4.1. Thiết kế nghiên cứu…………………………………………………………………….28
2.4.2. Trình tự tiến hành……………………………………………………………………….29
2.4.3. Chỉ tiêu nghiên cứu …………………………………………………………………….29
2.4.4. Phương pháp lượng giá kết quả……………………………………………………30
2.5. Phương pháp xử lý số liệu …………………………………………………………… 35
2.6. Đạo đức nghiên cứu ……………………………………………………………………. 35
Chương 3. KẾT QUẢ………………………………………………………………………… 38
3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu …………………………………………………… 38
3.1.1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu …………………………………………38
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng đối tượng nghiên cứu……………………………………..41
3.1.3. Đặc điểm cận lâm sàng đối tượng nghiên cứu ……………………………….44
3.2. Kết quả điều trị…………………………………………………………………………… 45
3.2.1. Kết quả điều trị theo chỉ số VAS………………………………………………….45
3.2.2. Kết quả điều trị theo chỉ số Lequesne……………………………………………47
3.2.3. Kết quả điều trị theo tầm vận động gấp khớp gối …………………………..49
3.2.4. Kết quả điều trị chung…………………………………………………………………51
3.3. Tác dụng không mong muốn của điện châm kết hợp sóng ngắn …… 52
3.3.1. Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng…………………………………..52
3.3.2. Tác dụng không mong muốn trên cận lâm sàng …………………………….53
Chương 4. BÀN LUẬN ……………………………………………………………………… 55
4.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu …………………………………………………… 55
4.1.1. Đặc điểm chung………………………………………………………………………….55
4.1.2. Đặc điểm lâm sàng đối tượng nghiên cứu……………………………………..58
4.1.3. Đặc điểm cận lâm sàng đối tượng nghiên cứu ……………………………….61
4.2. Về kết quả điều trị………………………………………………………………………. 62
4.2.1. Tác dụng giảm đau theo thang điểm VAS …………………………………….62
4.2.2. Tác dụng cải thiện chức năng vận động khớp gối theo thang điểm
Lequesne…………………………………………………………………………………………64
4.2.3. Tác dụng cải thiện tầm vận động gấp khớp gối ……………………………..65
4.2.4. Hiệu quả điều trị chung……………………………………………………………….66
4.3. Về tác dụng không mong muốn của điện châm kết hợp sóng ngắn.. 68
4.3.1. Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng…………………………………..684.3.2. Tác dụng không mong muốn trên cận lâm sàng …………………………….68
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………. 69
KHUYẾN NGHỊ……………………………………………………………………………….. 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Phác đồ huyệt điện châm thoái hóa khớp gối…………………………………….22
Bảng 2.2. Đánh giá mức độ đau khớp gối theo VAS…………………………………………32
Bảng 2.3. Mức độ tổn thương chức năng vận động khớp gối theo Lequesne ……….32
Bảng 2.4. Chức năng vận động khớp gối theo thang điểm Lequesne ………………….33
Bảng 2.5. Đánh giá mức độ hạn chế vận động gấp khớp gối ……………………………..34
Bảng 2.6. Đánh giá kết quả điều trị…………………………………………………………………35
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi……………………………………………………………38
Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo giới tính …………………………………………………….39
Bảng 3.3. Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh ……………………………………..39
Bảng 3.4. Phân bố bệnh nhân theo BMI ………………………………………………………….40
Bảng 3.5. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp ……………………………………………….40
Bảng 3.6. Phân bố bệnh nhân theo vị trí tổn thương khớp gối ……………………………41
Bảng 3.7. Triệu chứng lâm sàng khớp gối trước điều trị ……………………………………41
Bảng 3.8. Mức độ đau khớp gối theo VAS trước điều trị…………………………………..42
Bảng 3.9. Mức độ tổn thương chức năng khớp gối theo Lequesne trước điều trị………43
Bảng 3.10. Tầm vận động gấp khớp gối trước điều trị ………………………………………43
Bảng 3.11. Giai đoạn thoái hóa khớp gối trên X- quang trước điều trị ………………..44
Bảng 3.12. Chỉ số VAS trung bình tại các thời điểm nghiên cứu………………………..45
Bảng 3.13. Chỉ số Lequesne trung bình tại các thời điểm nghiên cứu …………………47
Bảng 3.14. Tầm vận động gấp khớp gối trung bình tại các thời điểm………………….49
Bảng 3.15. Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng của điện châm kết hợp sóng
ngắn ……………………………………………………………………………………………………………52
Bảng 3.16. Chỉ số huyết học trước và sau điều trị …………………………………………….53
Bảng 3.17. Chỉ số sinh hóa máu trước và sau điều trị ……………………………………….54DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 1.1. X – quang thoái hóa khớp gối theo Kellgren & Lawrence……………………..6
Hình 2.1. Máy điện châm………………………………………………………………………………26
Hình 2.2. Máy sóng ngắn tại Bệnh viện C Đà Nẵng………………………………………….26
Hình 2.3. Thước đánh giá điểm đau theo VAS…………………………………………………31
Hình 2.4. Đo độ gấp duỗi khớp gối Wavren A.Katr (1997) ……………………………….34
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ nghiên cứu ………………………………………………………………………….3
Recent Comments