Đánh giá kết quả cấy ghép Implant nha khoa hệ thống Bio-Horizons tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt trung ương năm 2011-2012
Luận văn Đánh giá kết quả cấy ghép Implant nha khoa hệ thống Bio-Horizons tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt trung ương năm 2011-2012.Răng không chỉ có chức năng ăn, nhai và thẩm mỹ mà còn tham gia vào việc phát âm. Mất răng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của con người. Vì vậy, việc phục hồi lại các chức năng của răng chính là mục tiêu của người thầy thuốc đồng thời cũng là mong muốn của mỗi cá nhân và của cộng đồng.
Trong phục hình răng giả thì phục hình cố định có nhiều ưu điểm so với phục hình tháo lắp, nó ổn định tốt hơn trong miệng bệnh nhân, có thẩm mỹ cao, khôi phục gần như hoàn toàn sức nhai và khả năng phát âm của bệnh nhân giúp thuận tiện trong sinh hoạt [3]. Trước đây phương pháp làm cầu răng được sử dụng rộng rãi trong phục hình cố định. Nhưng để đạt được kết quả thẩm mỹ thì phải loại bỏ một số lượng đáng kể cấu trúc răng. Điều này làm rút ngắn tuổi thọ của các răng trụ và có thể gây nên các biến chứng nội nha, nha chu và biến chứng về mặt cơ học. Tuổi thọ của cầu răng đến 10 năm là 87% và đến 15 năm là 69% [61].
MÃ TÀI LIỆU |
CAOHOC.00131 |
Giá : |
50.000đ |
Liên Hệ |
0915.558.890 |
Ngày nay với những ứng dụng mới của khoa học kỹ thuật, ngành răng hàm mặt đã có những bước tiến đột phá. Phục hình răng giả cố định tối ưu nhất là sử dụng phương pháp cấy ghép Implant nha khoa. Implant là một trụ nhỏ bằng titanium được xử lý bề mặt và cấy vào trong xương hàm, trên đó gắn chụp răng bằng sứ giống như răng thật. Cấy ghép Implant giúp phục hồi lại chức năng ăn nhai, có tính thẩm mỹ cao, tồn tại lâu dài, ngăn chặn sự tiêu xương hàm, ổn định khớp cắn, bảo vệ sự toàn vẹn của các răng còn lại, nhờ đó chất lượng cuộc sống của bệnh nhân cũng được cải thiện [11]. Năm 1965, Implant bằng titanium hình chân răng đầu tiên đã được giáo sư Brãnemark cấy ghép cho một bệnh nhân mất răng toàn bộ, những Implant này vẫn tồn tại và thực hiện chức năng sau hơn 40 năm [26]. Cùng với thời gian phương pháp cấy ghép Implant ngày càng được hoàn thiện nhờ các tiến bộ về nghiên cứu sản xuất vật liệu, dụng cụ trang thiết bị nha khoa hiện đại và các nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật mới. Chính vì những lý do trên, cấy ghép Implant đang là sự lựa chọn hàng đầu cho những người bị mất răng.
Hiện nay những phương pháp xử lý bề mặt và thiết kế hình dạng tiên tiến của Implant nha khoa đã rút ngắn thời gian tích hợp xương [44]. Nhưng để Implant thực hiện tốt chức năng và ổn định lâu dài thì vấn đề bảo vệ sự toàn vẹn và vững chắc cấu trúc xương vùng cổ Implant là yếu tố rất quan trọng. Việc bảo vệ xương ở vùng này phụ thuộc vào mức độ bám dính của mô mềm xung quanh với bề mặt của cổ Implant. Khi sự bám dính này càng chặt chẽ thì xương càng được bảo vệ một cách tốt nhất.
Tại Việt Nam có rất nhiều hệ thống Implant đã và đang được sử dụng như: Bio-Horizons; Nobel Biocare; MIS; Platon; Straumann…. Trong số những hệ thống Implant trên thì Bio-Horizons có cấu trúc Laser – Lok là một chuỗi các rãnh xoắn có kích cỡ tế bào được kết tạo theo trình tự siêu chính xác bằng tia laser trên cổ các Implant của hệ thống này giúp các tế bào xương
và mô mềm phát triển đan xen nhau tạo nên sự liên kết bền vững giữa Implant và cơ thể đồng thời tạo màng chắn sinh học ngăn ngừa tối đa viêm nhiễm tại vùng cấy ghép, đây là đặc tính độc đáo mà chưa một sản phẩm Implant nào hiện có [52]. Tuy nhiên đây mới chỉ là thông tin về kỹ thuật của nhà sản xuất đưa ra cùng với một số kết quả nghiên cứu đánh giá sự ưu việt của hệ thống Bio-Horizons đang được áp dụng ở một số nước như Mỹ và Châu Âu. Trong khi đó người Việt Nam có nhiều điểm khác biệt về cấu trúc giải phẫu, đặc thù bệnh tật răng miệng. Chính vì thế cần sự khảo sát một cách tỉ mỉ, hệ thống để có những căn cứ khoa học đáng tin cậy về việc áp dụng hệ thống Implant Bio¬Horizons trên người Việt Nam, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: Đánh giá kết quả cấy ghép Implant nha khoa hệ thống Bio-Horizons tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt trung ương năm 2011-2012 với 2 mục tiêu sau:
- Nhận xét đặc điểm lâm sàng, X-quang của bệnh nhân được cấy ghép Implant hệ thống Bio-Horizons.
- Đánh giá kết quả cấy ghép Implant hệ thống Bio-Horizons.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 12
1.1. Sơ lược về giải phẫu xương hàm 12
1.1.1. Giải phẫu xương hàm trên: 12
1.1.2. Giải phẫu xương hàm dưới 14
1.2. Các phương pháp phục hình thay thế răng đã mất 17
1.2.1. Hàm giả tháo lắp 17
1.2.2. Cầu răng 18
1.2.3. Implant nha khoa 19
1.3. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh 35
1.3.1. Phim panorama 35
1.3.2. CT cone beam (CTCB) 36
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37
2.1. Đối tượng nghiên cứu 37
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 37
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 37
2.2. Phương pháp nghiên cứu 39
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 39
2.2.2. Mẫu nghiên cứu 39
2.2.3. Kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin 39
2.2.4. Nội dung nghiên cứu 39
2.2.5. Các chỉ số nghiên cứu 39
2.2.6. Các kỹ thuật, phương tiện và vật liệu sử dụng trong nghiên cứu44
2.2.7. Qui trình nghiên cứu 46
2.2.8. Xử lý số liệu 50
2.2.9. Đạo đức nghiên cứu 51
CHƯƠNG 3. KÉT QUẢ NGHIÊN CỨU 52
3.1. Đặc điểm lâm sàng, Xquang của bệnh nhân được cấy ghép Implant hệ thống Bio-Horizons 52
3.1.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân 52
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng, Xquang của bệnh nhân được cấy ghép Implant 53
3.2. Kết quả cấy ghép Implant hệ thống Bio-Horizons 60
3.2.1. Đánh giá mức độ đau của bệnh nhân sau phẫu thuật 60
3.2.2. Đánh giá mức độ viêm nhiễm của bệnh nhân sau phẫu thuật…. 61
3.2.3. Đánh giá mức độ vững chắc của Implant 61
3.2.5. Đánh giá cảm giác sau khi lắp răng giả trên Implant 63
3.2.6. Đánh giá khả năng khôi phục sức nhai và thẩm mỹ sau khi lắp
răng giả trên Implant 63
3.2.7. Đánh giá mức độ chảy máu khe lợi sau phục hình 64
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 67
4.1. Đặc điểm lâm sàng, X. Quang của bệnh nhân được cấy ghép Implant hệ thống Bio-Horizons 67
4.1.1. Đặc điểm chung 67
4.1.2. Đặc điểm lâm sàng, X. Quang 68
4.2. Bàn luận về kết quả cấy ghép Implant 73
4.2.1. Mức độ đau 73
4.2.2. Mức độ ổn định sơ khởi của Implant sau phẫu thuật 74
4.2.3. Mức độ vững chắc của Implant sau phẫu thuật 75
4.2.4. Đánh giá hình ảnh X quang trước phục hình 75
4.2.5. Đánh giá cảm giác khó chịu sau khi lắp răng giả trên Implant ..75
4.2.6. Khả năng khôi phục sức nhai và thẩm mỹ sau khi lắp răng giả
trên Implant 76
4.2.7. Đánh giá mức độ chảy máu khe lợi sau phục hình 3 tháng, 6
tháng 76
4.2.8. Tỷ lệ thành công của Implant Bio-Horizons vv
KÉT LUẬN 79
- Đặc điểm lâm sàng và X quang của bệnh nhân được cấy ghép Implant
nha khoa 79
- Kết quả cấy ghép Implant hệ thống Bio-Horizons 79
KIÉN NGHỊ 8ĩ
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCMỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 12
1.1. Sơ lược về giải phẫu xương hàm 12
1.1.1. Giải phẫu xương hàm trên: 12
1.1.2. Giải phẫu xương hàm dưới 14
1.2. Các phương pháp phục hình thay thế răng đã mất 17
1.2.1. Hàm giả tháo lắp 17
1.2.2. Cầu răng 18
1.2.3. Implant nha khoa 19
1.3. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh 35
1.3.1. Phim panorama 35
1.3.2. CT cone beam (CTCB) 36
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37
2.1. Đối tượng nghiên cứu 37
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 37
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 37
2.2. Phương pháp nghiên cứu 39
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 39
2.2.2. Mẫu nghiên cứu 39
2.2.3. Kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin 39
2.2.4. Nội dung nghiên cứu 39
2.2.5. Các chỉ số nghiên cứu 39
2.2.6. Các kỹ thuật, phương tiện và vật liệu sử dụng trong nghiên cứu44
2.2.7. Qui trình nghiên cứu 46
2.2.8. Xử lý số liệu 50
2.2.9. Đạo đức nghiên cứu 51
CHƯƠNG 3. KÉT QUẢ NGHIÊN CỨU 52
3.1. Đặc điểm lâm sàng, Xquang của bệnh nhân được cấy ghép Implant hệ thống Bio-Horizons 52
3.1.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân 52
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng, Xquang của bệnh nhân được cấy ghép Implant 53
3.2. Kết quả cấy ghép Implant hệ thống Bio-Horizons 60
3.2.1. Đánh giá mức độ đau của bệnh nhân sau phẫu thuật 60
3.2.2. Đánh giá mức độ viêm nhiễm của bệnh nhân sau phẫu thuật…. 61
3.2.3. Đánh giá mức độ vững chắc của Implant 61
3.2.5. Đánh giá cảm giác sau khi lắp răng giả trên Implant 63
3.2.6. Đánh giá khả năng khôi phục sức nhai và thẩm mỹ sau khi lắp
răng giả trên Implant 63
3.2.7. Đánh giá mức độ chảy máu khe lợi sau phục hình 64
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 67
4.1. Đặc điểm lâm sàng, X. Quang của bệnh nhân được cấy ghép Implant hệ thống Bio-Horizons 67
4.1.1. Đặc điểm chung 67
4.1.2. Đặc điểm lâm sàng, X. Quang 68
4.2. Bàn luận về kết quả cấy ghép Implant 73
4.2.1. Mức độ đau 73
4.2.2. Mức độ ổn định sơ khởi của Implant sau phẫu thuật 74
4.2.3. Mức độ vững chắc của Implant sau phẫu thuật 75
4.2.4. Đánh giá hình ảnh X quang trước phục hình 75
4.2.5. Đánh giá cảm giác khó chịu sau khi lắp răng giả trên Implant ..75
4.2.6. Khả năng khôi phục sức nhai và thẩm mỹ sau khi lắp răng giả
trên Implant 76
4.2.7. Đánh giá mức độ chảy máu khe lợi sau phục hình 3 tháng, 6
tháng 76
4.2.8. Tỷ lệ thành công của Implant Bio-Horizons vv
KÉT LUẬN 79
- Đặc điểm lâm sàng và X quang của bệnh nhân được cấy ghép Implant nha khoa 79
- Kết quả cấy ghép Implant hệ thống Bio-Horizons 79
KIÉN NGHỊ 8ĩ
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Phạm Thanh Hà (2006), “Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật Implant nha khoa để làm phục hình răng cố định”, Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Răng Hàm Mặt.
2. Phạm Thanh Hà (2012), “Điều trị mất răng hàm lớn bằng phục hình Implant”, Luận án tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.
3. Trần Thiện Lộc (1998), “Giới thiệu môn phục hình răng và Đại cương phục hình răng cố định”, Bài giảng Phục hình răng cố định, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, tr. 1-2.
4. Lương Văn Tô My (2011), “Những ứng dụng lâm sàng chẩn đoán hình ảnh của cone-beam vùng răng hàm mặt”, Bản tin Răng Hàm Mặt Hội Răng Hàm Mặt TP. Hồ Chí Minh, tr. 14 – 17.
5. Frank H. Nette (2012), “Chương I. Giải phẫu đầu mặt cổ”, Giải phẫu người, Nhà xuất bản Y học, tr. 15-30.
6. Takamatsu W., Uraguchi S., Kashiwahara T., Yano I., Umetshu S., Neibuca K., Iwai H., Koizumi A. (1998), Kiểm chứng ứng dụng lâm sàng Implant Platon, Đại học nha khoa Tokyo Nhật Bản, tr.241. (tài liệu dịch từ tiếng Nhật).
7. Tạ Anh Tuấn và cs (2007), “Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật Implant để nâng cao hiệu quả phục hình nha khoa”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Bộ Quốc phòng.
8. Trần Văn Trường (2002), “Chẩn đoán hình ảnh thông dụng trong RHM”, Giáo trình chẩn đoán hình ảnh thông dụng trong răng hàm mặt, Nhà xuất bản Y học, Tr.8-9.
9. Trần Văn Trường và cs (2002), Điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 62-63.10. Trần Văn Trường, Phạm Thanh Hà (2008), “Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật Implant nha khoa để thay thế răng đã mất và làm trụ hàm giả”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Bộ Y tế.
11. Đàm Văn Việt (2009), “Bước đầu đánh giá cấy ghép Implant nha khoa trong phục hình răng cố định bằng hệ thống platon tại Viện RHM quốc gia năm 2006-2008”, Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Răng Hàm Mặt
Recent Comments