Nghiên cứu hình thái thân chân răng hàm lớn thứ nhất, thứ hai trên Cone Beam CT

Luận văn Nghiên cứu hình thái thân chân răng hàm lớn thứ nhất, thứ hai trên Cone Beam CT.Mất răng ảnh hưởng lớn tới chức năng ăn nhai, chức năng nói, nuốt, thẩm mỹ, giao tiếp….Mất răng không chỉ mất chức năng của răng mất mà còn ảnh hưởng tới chức năng của các răng còn lại của bộ răng và của toàn bộ hệ thống nhai. Theo các nghiên cứu của các tác giả trong nước thì tỷ lệ mất răng và nhu cầu điều trị ở nước ta còn cao: theo Nguyễn Sinh Hồng (1990) [9] tỷ lệ mất răng của lứa tuổi 35-44 là 47,33% và nhu cầu điều trị là 26,33%, theo Nguyễn Văn Bài (1994) [1] tỷ lệ mất răng ở miền Bắc lứa tuổi 35-44 là 27,27% nhu cầu điều trị là 90,43%, theo Nguyễn Mạnh Minh (2008) [8] tỷ lệ mất răng ở Hà Nội là 35,33% và nhu cầu phục hình là 33,4% trong đó nhu cầu điều trị phục hình bằng cầu răng là 86,88%.

MÃ TÀI LIỆU

CAOHOC.00130

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Biết rõ được cấu trúc răng như độ dày men ngà giúp nha sỹ quyết định được nên mài ở vị trí nào là bao nhiêu để đảm bảo yêu cầu không ảnh hưởng đến tủy răng và đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm mô răng tối đa [6], [62],[65]. Hình thái răng như số lượng chân răng, độ cong của chân răng, tiết diện chân răng, chiều dài chân răng trong xương ổ răng… giúp ta quyết định xem răng đó có mang móc hay làm răng trụ được không [5], [66],[67].

Chính vì thế từ những năm 1970 trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về hình thái và cấu trúc của răng như Shillingburg (1973) [52] đo chiều dày men, ngà răng bằng cách cắt răng để đo, và các nghiên cứu tiết diện chân răng chức năng, số lượng chân răng, đo kích thước răng… Nhưng đây là nhưng nghiên cứu xâm lấn do thực hiện trên răng đã được nhổ khỏi cung hàm và phải cắt bỏ răng nên khó tìm ra mối liên quan giữa các răng trên cùng một hàm. Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, phim CT scanner ra đời , các tác giả trên thế giới đã tiến hành đo kích thước răng người trên phim CT [45], [16] cho kết quả tương đối chính xác với sai số so với đo trên răng thật là rất thấp, nhưng nhược điểm của phim CT Scan là giá thành cao và lượng tia X nhiều. Mười năm trở lại đây cùng với sự ra đời của phim Cone beam CT đã được ứng dụng rộng rãi trong X quang răng với ưu điểm giá thành hạ, lượng tia X cho bệnh nhân thấp, hình ảnh rõ nét và quan sát theo 3 mặt phẳng cắt, có thể dựng lại hình ảnh 3D trên phần mềm với độ chính xác cao [12] .Trên thế giới có nhiều nhà nghiên cứu đã ứng dụng phim vào nghiên cứu răng hàm mặt như đo các kích thước của răng [39],[48] đo kích thước ống tủy [33]…

Để góp phần tìm hiểu thông số của người Việt Nam, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu hình thái thân chân răng hàm lớn thứ nhất, thứ hai trên Cone Beam CT” với mục tiêu sau:

1.  Mô tả số lượng chân răng, độ chụm xòe chân răng, độ cong của chân răng hàm lớn thứ nhất, thứ hai trên phim Cone beam CT.

2. Mô tả tỷ lệ thân chân/răng chức năng và độ dày men ngà thân răng của các răng trên.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 16

1.1. Sơ lược cấu trúc của răng 16

1.1.1. Các phần của răng 16

1.1.2. Cấu tạo của răng 17

1.2. Mô tả nhóm răng hàm lớn thứ nhất và thứ hai 18

1.3. Ứng dụng của hình thái thân và chân răng trong phục hình 19

1.3.1. Ứng dụng của hình thái chân răng 19

1.3.2. Ứng dụng của độ dày men và ngà răng 24

1.4. Kỹ thuật chụp phim Cone beam CT 24

1.4.1. Khái niệm về chụp CBCT 24

1.4.2. So sánh nguyên lý hoạt động 27

1.4.3. Ứng dụng của phim CTCB 27

1.4.4. Máy chụp CT cone beam Sirona GALILEOS  31

1.5. Các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về hình thái răng, chiều dày

men ngà  32

1.5.1. Các nghiên cứu về hình thái răng 32

1.5.2. Các nghiên cứu về chiều dày men ngà răng 33

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37

2.1. Đối tượng nghiên cứu 37

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu: 37

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ: 37

2.2. Phương pháp nghiên cứu 37

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 37

2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 37

2.2.3. Kỹ thuật chọn mẫu nghiên cứu: 38

2.2.4. Các bước tiến hành: 38

2.2.5. Kỹ thuật chụp phim CBCT 38

2.2.6. Nội dung nghiên cứu 39

2.2.7 Công cụ nghiên cứu 39

2.2.8 Phương pháp đo 39

2.2.9. Phương pháp xử lý số liệu 47

2.2.10. Dự kiến sai số và cách khống chế sai số 47

2.2.11. Đạo đức trong nghiên cứu 48

2.2.12. Thời gian nghiên cứu 48

Chương 3: KẾT QUẢ 49

3.1.  Hình thái chân răng, độ chụm chân răng, độ cong của chân răng của răng hàm lớn thứ nhất, thứ hai 49

3.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 49

3.1.2. Số lượng chân răng 50

3.1.3. Hình thái chân răng chụm hay xòe 53

3.1.4. Độ cong chân răng 55

3.2. Tỷ lệ thân chân răng lâm sàng và độ dày men ngà thân răng 66

3.2.1. Tỷ lệ thân- chân răng lâm sàng 66

3.2.2. Độ dày men ngà thân răng 69

Chương 4: BÀN LUẬN 77

4.1.  Hình thái chân răng, độ chụm chân răng, độ cong của chân răng của răng hàm lớn thứ nhất, thứ hai 77

4.1.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 77

4.1.2. Số lượng chân răng 77

4.1.3. Hình thái chân răng chụm hay xòe 80

4.1.4. Độ cong chân răng 80

4.2. Tỷ lệ thân chân răng lâm sàng và độ dày men ngà thân răng 83

4.2.1. Tỷ lệ thân- chân răng lâm sàng 83

4.2.2. Độ dày men ngà răng 6, 7 84

KẾT LUẬN 90

KIẾN NGHỊ 92

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT:
1. Nguyễn Văn Bài (1994), Góp phần đánh giá tình trạng mất răng và nhu cầu điều trị phục hình ở một số tỉnh phía Bắc. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II. Truờng Đại học Y Hà Nội.
2. Trương Mạnh Dũng (1988), Nhận xét chiều dày tổ chức cứng của thân răng hàm lớn thứ nhất hàm trên và mối liên quan của nó và kích thước ngoài ở người Việt Nam từ 30-40 tuổi. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội
trú. Trường Đại học Y Hà Nội.
3. Hoàng Tử Hùng (2003), Mô tả bộ răng vĩnh viễn, Giải Phẫu răng, Nhà xuất bản Y học, tr. 77- 165.
4. Mai Đình Hưng (1997), Bài giảng giải phẫu răng, Bộ Môn Răng Hàm mặt trường ĐHY Hà Nội.
5. Trần Thiên Lộc, Nguyễn Thị Bích Thủy, Nguyễn Thị Kim Dung (2006), Khám bệnh nhân phục hình tháo lắp bán phần, Phục hình tháo lắp bán phần, Nhà xuất bản Y học, tr. 15-23.
6. Trần Thiên Lộc, Phạm Lê Khương, và cs (2000), Cầu răng, Phục hình cố định, Nhà xuất bản Y học, tr. 170.
7. Nguyễn Thanh Mai (2005), Răng và bộ răng, Giáo trình răng hàm mặt. Nhà xuất bản Y học, tr. 8- 19.
8. Nguyễn Mạnh Minh (2008) Thực trạng mất răng của người lớn ở Hà Nội và nhu cầu điều trị phục hình, Tạp trí y học thực hành số 2.
9. Nguyễn Sinh Hồng (1990) Điều tra cơ bản sức khỏe răng miệng ở Việt Nam. Kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học 1975-1993, Viện Răng Hàm Mặt thành phố Hồ Chí Minh, tr. 13-16.
10. Phạm Văn Việt (1988), Nhận xét chiều dày tổ chức cứng của thân răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới và mối liên quan của nó và kích thước ngoài ở người Việt Nam từ 30-40 tuổi, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú, Trường Đại học Y Hà Nội

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/