Đánh giá kết quả điều trị Viêm kết giác mạc mùa xuân bằng cyclosporine

Luận văn Đánh giá kết quả điều trị Viêm kết giác mạc mùa xuân bằng cyclosporine.Viêm kết – giác mạc mùa xuân (VKGMMX) là một bệnh mắt dị ứng theo mùa tiến triển mạn tính. Các triệu chứng điển hình là ngứa, chảy nước mắt, tăng sản nhú hình đa giác trên kết mạc mi và tăng sản gelatin vùng rìa giác mạc. Bệnh gặp chủ yếu ở trẻ em trong độ tuổi từ 5 cho đến dưới 20, ít khi gặp ở lứa tuổi nhỏ hơn 5 hoặc lớn hơn 25, tần suất cao nhất là 8 đến 12 tuổi, trẻ em nam gặp nhiều hơn nữ. Bệnh tiến triển theo mùa hoặc kéo dài quanh năm nhưng thường nặng lên vào mùa xuân hè, đặc biệt khi có nhiều phấn hoa, gió, bụi, ánh nắng mặt trời [31] và thường gặp ở xứ nóng, khô [20].

MÃ TÀI LIỆU

CAOHOC.00195

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Điều trị VKGMMX là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự phối hợp của người bệnh cũng như việc theo dõi chặt chẽ của thày thuốc, đặc biệt khi phải sử dụng corticosteroids. Có nhiều phương pháp điều trị, đôi khi phải phối hợp các phương pháp để đạt được kết quả mong muốn. Phương pháp điều trị nội khoa bao gồm sử dụng các thuốc chống dị ứng, corticosteroids, giải mẫn cảm, liệu pháp áp tia bê-ta. Biến chứng giác mạc trong các trường hợp không điều trị hay giảm và mất thị lực vĩnh viễn do điều trị bằng corticosteroids kéo dài là một thách thức trong việc kiểm soát căn bệnh này [37]. Phương pháp phẫu thuật là cắt bỏ nhú khổng lồ và áp lạnh đông lên kết mạc nhìn chung hiệu quả không cao.

Mặc dù bệnh thường kéo dài 4 – 10 năm, thoái lui ở tuổi dậy thì và tự khỏi dần sau đó nhưng các dấu hiệu và triệu chứng có khi rất nặng, khó kiểm soát và cũng có thể tồn tại ở một số người trưởng thành với triệu chứng nặng và tiến triển xấu [3], [10]. Nếu không được điều trị và theo dõi sát sao, bệnh có thể dẫn đến giảm thị lực vĩnh viễn thậm chí gây mù, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống hay trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Vì vậy các nghiên cứu về phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn cho căn bệnh có nguy cơ gây mù này vẫn đang được tiến hành [20].

Với những trường hợp VKGMMX nặng và dai dẳng, đáp ứng kém với các phương pháp điều trị trên, người ta sử dụng thuốc ức chế miễn dịch như cyclosporine dưới dạng nhũ tương hoặc dầu tra mắt [3], [9], [10]. Cyclosporine được sử dụng đầu tiên năm 1983 trong phẫu thuật ghép tạng để dự phòng loại bỏ mảnh ghép và dự phòng bệnh do mảnh ghép gây ra cho người nhận. Sau đó cyclosporine được sử dụng theo đường toàn thân điều trị một số bệnh như: vẩy nến, viêm da dị ứng, hội chứng thận hư, viêm khớp dạng thấp và các bệnh tại mắt như: viêm màng bồ đào nội sinh, loại thải ghép giác mạc nhưng còn nhiều tác dụng phụ lên gan, thận, huyết áp… [30], [33].

Cyclosporine dùng tại chỗ được bào chế ở dạng nhũ tương hay dung dịch với nồng độ 0,05% – 2%. Cyclosporine tra mắt có tác dụng chống viêm và chống sự chết theo chương trình của các tế bào tuyến lệ và biểu mô kết mạc, có tác dụng tiền apoptosis lên các lympho bào thâm nhiễm tuyến lệ, giúp thải loại chúng và giảm phản ứng viêm [7], [42]. Phân tích máu chứng minh rằng ngay ở nồng độ lớn nhất của cyclosporine được sử dụng tại chỗ cũng chỉ tạo ra sự hấp thụ toàn thân tối thiểu. Do vậy sử dụng cyclosporine tại chỗ khó có khả năng gây ảnh hưởng toàn thân. Trên thế giới đã có một số nghiên cứu về hiệu quả của cyclosporine trong điều trị bệnh VKGMMX và bước đầu khẳng định hiệu quả của thuốc cũng như không có tác dụng phụ nào được ghi nhận [12], [17], [23], [33], [41].

Với những tác dụng không mong muốn của thuốc tra mắt corticosteroids đã được ghi nhận, thuốc tra mắt cyclosporine dường như sẽ trở thành sự lựa chọn đầu tiên trong điều trị bệnh VKGMMX nói riêng và các bệnh mắt dị ứng kéo dài nói chung [13].

Hiện nay tại Việt Nam mới có công bố nghiên cứu của Bệnh viện Mắt thành phố Hồ Chí Minh về đánh giá hiệu quả của thuốc Restasis (cyclosporine 0,05%) trong điều trị bệnh VKGMMX trên 18 bệnh nhân.

Tại Bệnh viện Mắt Trung ương, thuốc cyclosporine (Sandimmun1% – được pha chế tại khoa Dược) bước đầu có kết quả khả quan trong điều trị căn bệnh này.

Để đánh giá hiệu quả, tác dụng của thuốc tra mắt cyclosporine (Sandimmun 1%), chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá kết quả điều trị Viêm kết giác mạc mùa xuân bằng cyclosporine” nhằm 2 mục tiêu:

1. Đánh giá hiệu quả của cyclosporine (Sandimmun 1%) trong điều trị bệnh viêm kết — giác mạc mùa xuân.

2. Nhận xét một số yếu tố ảnh hưởng tới kết quả điều trị.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1: TỔNG QUAN 3

1.1. Đại cương về giải phẫu, sinh lý, mô học của kết mạc 3

1.1.1. Đặc điểm giải phẫu của kết mạc 3

1.1.2. Đặc điểm mô học của kết mạc 3

1.1.3. Vai trò của kết mạc trong quá trình viêm dị ứng 4

1.2. Những yếu tố quan trọng trong quá trình dị ứng 4

9 Ị

1

^ TV y _ -1- • Ạ  1 .*> >    »Ạ  1 ^ J   • r > _ Ạ rn

.3. Đặc điêm lâm sàng viêm kết giác mạc mùa xuân 7

1.3.1. Dịch tễ 7

1.3.2. Cơ chế bệnh sinh 8

1.3.3. Triệu chứng chủ quan 10

1.3.4. Tổn thương thực thể 11

1.3.5. Các hình thái lâm sàng 12

1.3.6. Tiến triển 17

1.4. Các xét nghiệm cận lâm sàng 17

1.4.1. Tế bào học kết mạc 17

1.4.2. Thử nghiệm Xanh Toluidin 18

1.4.3. Các xét nghiệm máu và huyết thanh 18

1.5. Điều trị viêm kết giác mạc mùa xuân 19

1.5.1. Loại trừ dị nguyên và kiểm soát môi trường 19

1.5.2. Điều trị bằng thuốc 20

1.5.3. Giải mẫn cảm 26

1.5.4. Liệu pháp beta 26

1.5.5. Phẫu thuật 26

1.5.6. Điều trị bổ xung 27

1.6. Cyclosporine và ứng dụng trong điều trị VKGMMX 27

1.6.1. Công thức hóa học 28

1.6.2. Cơ chế tác dụng 28

1.6.3. Dược động học 29

1.6.4. Các dạng trình bày 30

1.6.5. Chỉ định, chống chỉ định 30

1.6.6. Tác dụng không mong muốn 31

1.6.7. Ứng dụng của cyclosporin tra mắt trong điều trị VKGMMX … 32

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  34

2.1. Đối tượng nghiên cứu  34

2.1.1. Bệnh nhân nghiên cứu  34

2.1.2. Thuốc nghiên cứu 34

2.2. Phương pháp nghiên cứu 35

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu  35

2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu  35

2.2.3. Phương tiện nghiên cứu 35

2.2.4. Cách thức nghiên cứu  35

2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu  42

2.2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 42

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 43

3.1. Đặc điểm bệnh nhân  43

3.1.1. Đặc điểm chung 43

3.1.2. Đặc điểm lâm sàng 47

3.2. Kết quả điều trị 52

3.2.1. Kết quả chung 52

3.2.2. Kết quả điều trị theo thời gian theo dõi 56

3.2.3. Tác dụng phụ 60

3.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả điều trị 61

3.3.1. Tuổi 61

3.3.2. Địa dư 62

3.3.3. Thời gian bệnh 63

3.3.4. Tiền sử dị ứng toàn thân 64

3.3.5. Mức độ nặng của bệnh trước điều trị 65

Chương 4: BÀN LUẬN 66

4.1. Đặc điểm bệnh nhân 66

4.1.1. Đặc điểm chung 66

4.1.2. Đặc điểm lâm sàng 69

4.1.3. Đặc điểm cận lâm sàng 71

4.2. Kết quả điều trị 71

4.2.1. Kết quả chung 71

4.2.2. Kết quả cụ thể của các triệu chứng và dấu hiệu 72

4.2.3. Thị lực 76

4.2.4. Tác dụng phụ của thuốc 76

4.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả điều trị 77

4.3.1. Tuổi 77

4.3.2. Địa dư  77

4.3.3. Thời gian bệnh 77

4.3.4. Tiền sử dị ứng toàn thân 78

4.3.5. Mức độ bệnh trước điều trị 78

4.3.6. Các yếu tố khác 78

KẾT LUẬN 80

KIẾN NGHỊ 81

TÀI LIỆU THAM KHẢO

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/