Đánh giá kết quả phẫu thuật kết hợp xương điều trị gãy kín thân 2 xương cẳng tay người trưởng thành bằng nẹp vít AO

Luận văn chuyên khoa II Đánh giá kết quả phẫu thuật kết hợp xương điều trị gãy kín thân 2 xương cẳng tay người trưởng thành bằng nẹp vít AO.Gãy thân hai xương cẳng tay là loại gãy xương thường gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như: tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt, thể thao… Đây là loại gãy xương được mọi người quan tâm đến nhiều vì nó làm ảnh hưởng đến lao động, chức năng của bàn tay nếu không được điều trị đúng và kịp thời. Gãy thân hai xương cẳng tay thường gặp ở trẻ em và người trưởng thành chiếm tỷ lệ khoảng 53,6% trong tổng số các loại gãy xương chi trên và khoảng 12- 30% trong tổng số các loại gãy xương nói chung [23]. Tỷ lệ gãy thân hai xương cẳng tay theo Aguen là 35% tổng số gãy xương nói chung và ở học viện Quân y 103 năm 1964 là 32% [30].

MÃ TÀI LIỆU

 CAOHOC.2022.00472

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Trong gãy thân hai xương cẳng tay do sự co kéo của các nhóm cơ đối lực và do tác động của màng liên cốt nên sự di lệch thường phức tạp, nắn chỉnh thường khó khăn. vì vậy yêu cầu điều trị loại gẫy phải thật cẩn thận và tích cực. Ngoài việc phục hồi về chiều dài, áp sát diện gãy, đảm bảo trục bình thường, thì phục hồi tốt trục xoay là cần thiết trong việc phục hồi tốt biên độ sấp ngửa sau này. Ngay cả một sự giảm nhẹ về lực và biên độ sấp ngửa cũng trở thành giảm cơ năng thực sự, nhất là trong những động tác chính xác của bàn tay. Việc phục hồi tốt quan hệ bình thường giữa xương quay và xương trụ là mấu chốt, trong điều trị gãy xương thân 2 xương cẳng tay.
Phương pháp điều trị bảo tồn bằng nắn chỉnh bó bột thường có nhiều hạn chế như: nắn chỉnh khó, cố định không vững hay di lệch thứ phát. Thời gian cố định dài (từ 2 đến 3 tháng) dễ teo cơ,cứng khớp. Đặc biệt ở người lớn, điều trị bảo tồn thường hay để lại di chứng can lệch, làm mất độ cong sinh lý của xương quay, làm hẹp màng liên cốt và làm thay đổi trục của xương dẫn đến hạn chế sấp ngửa cẳng tay [8], [14],[19].
Trước đây, ở nước ta gãy kín thân hai xương cẳng tay thường được điều trị bảo tồn nhưng kết quả kém 71- 92% [28], [56].2
Xuất phát từ thực tế trên nên hiện nay hầu hết các tác giả trên thế giới và trong nước đều chủ trương phẫu thuật kết hợp xương để điều trị gãy thân 2 xương cẳng tay ở người lớn nhằm mục đích nắn chỉnh hết các di lệch cố định vững chắc ổ gãy và cho phép bệnh nhân vận động sớm để phục hồi chức năng cẳng tay. Có nhiều phương pháp kết hợp xương trong điều trị gãy kín thân hai xương cẳng tay [25], [27]. Phương pháp kết hợp xương bằng đóng đinh nội tủy thường dùng đinh Rush hoặc đinh Kirschner. Phương pháp này bất động ổ gãy không vững, dễ di lệch xương, do vậy sau mổ phải làm nẹp bột vài tuần để cố định hỗ trợ. Phương pháp kết hợp xương bằng nẹp vít cố định được vững chắc người bệnh có thể tập vận động sớm, nhanh chóng phục hồi cơ năng. Bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên và Bệnh viện A Thái Nguyên đã triển khai kỹ thuật kết hợp xương bằng nẹp vít AO từ nhiều năm nhưng chưa từng có một công bố nào về kết quả. Nhằm nâng cao chất lượng điều trị của phương pháp kết hợp xương cẳng tay bằng nẹp vít chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Đánh giá kết quả phẫu thuật kết hợp xương điều trị gãy kín thân 2 xương cẳng tay người trưởng thành bằng nẹp vít AO
Mục tiêu nghiên cứu:
1. Đánh giá kết quả phẫu thuật kết hợp xƣơng bằng nẹp vít AO điều trị gãy kín thân 2 xƣơng cẳng tay ngƣời trƣởng thành tại Bệnh viện đa khoa Trung ƣơng Thái Nguyên và Bệnh viện A Thái Nguyên năm 2015.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hƣởng tới kết quả phẫu thuật kết hợp xƣơng bằng nẹp vít AO

MỤC  ỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN……………………………………………………………………………………………………………………….3
1.1. Đặc điểm giải phẫu sinh lý cẳng tay liên quan đến tổn thương và kỹ
thuật điều trị……………………………………………………………………………………………………………………………………………………..3
1.1.1. Đặc điểm giải phẫu ………………………………………………………………………………………………………………..3
1.1.2. Chức năng sinh lý cẳng tay…………………………………………………………………………………………. 11
1.2. Đặc điểm tổn thương giải phẫu bệnh lý trong gãy thân 2 xương cẳng tay…… 12
1.2.1. Nguyên nhân và cơ chế gãy………………………………………………………………………………………… 12
1.2.2. Đặc điểm giải phẫu bệnh ………………………………………………………………………………………………. 13
1.2.3. Phân loại gãy kín thân hai xương cẳng tay …………………………………………………….. 15
1.3. Chẩn đoán gẫy kín thân hai xương cẳng tay và biến chứng……………………….. 18
1.3.1. Triệu chứng lâm sàng………………………………………………………………………………………………………. 18
1.3.2. Cận lâm sàng…………………………………………………………………………………………………………………………… 19
1.3.3. Biến chứng của gẫy kín thân hai xương cẳng tay……………………………………… 19
1.4. Điều trị gẫy kín thân 2 xương cẳng tay. ……………………………………………………………………… 21
1.4.1. Nguyên tắc điều trị gẫy xương…………………………………………………………………………………. 21
1.4.2. Chỉ định phẫu thuật điều trị gẫy thân hai xương cẳng tay………………….. 23
1.4.3. Các phương pháp điều trị phẫu thuật kết hợp xương thân hai xương
cẳng tay………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 25
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật……………………………………………………….. 28
1.6. Tình hình điều trị gẫy kín thân hai xương cẳng tay trên thế giới và Việt Nam….30
1.6.1. Trên thế giới……………………………………………………………………………………………………………………………. 30
1.6.2. Ở Việt Nam ……………………………………………………………………………………………………………………………… 31
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………………. 33
2.1. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………………………………………………………………… 33
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân……………………………………………………………………………….. 33
2.1.2. Tiêu chẩn loại trừ………………………………………………………………………………………………………………… 332.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu…………………………………………………………………………………… 33
2.3. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………………………………………………………… 34
2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu……………………………………………………………………………………………………………. 34
2.4.1. Các thông tin chung…………………………………………………………………………………………………………… 34
2.4.2.Chỉ tiêu lâm sàng, cận lâm sàng, điều trị…………………………………………………………… 34
2.4.3. Chỉ tiêu đánh giá kết quả phẫu thuật……………………………………………………………………. 34
2.4.4. Chỉ tiêu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật……. 37
2.5. Phương pháp thu thập số liệu………………………………………………………………………………………………. 37
2.5.1 Kỹ thuật mổ kết hợp xương bằng nẹp vít : theo kỹ thuật của AO…. 38
2.5.2. Phục hồi chức năng……………………………………………………………………………………………………………. 40
2.5.3. Thời gian mổ lấy phương tiện kết hợp xương……………………………………………… 41
2.6. Vật liệu nghiên cứu……………………………………………………………………………………………………………………… 41
2.7. Phương pháp xử lý số liệu……………………………………………………………………………………………………… 41
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu y học ………………………………………………………………………………………. 41
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU…………………………………………………………………………………… 42
3.1. Đặc điểm dịch tễ lâm sàng…………………………………………………………………………………………………….. 42
3.2. Điều trị…………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 44
3.3. Kết quả phẫu thuật kết hợp xương bằng nẹp vít…………………………………………………… 46
3.3.1. Kết quả gần: Đánh giá khi bệnh nhân xuất viện…………………………………………. 46
3.3.2.Kết quả xa: Kết quả kiểm tra sau 6 tháng …………………………………………………………. 47
3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật……………………………………………………….. 50
Chƣơng 4: BÀN  UẬN………………………………………………………………………………………………………………………… 57
4.1. Đánh giá kết quả điều trị…………………………………………………………………………………………………………. 57
4.1.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân……………………………………………………………………………….. 57
4.1.2. Kết quả điều trị……………………………………………………………………………………………………………………… 60
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật……………………………………………………….. 69
KẾT  UẬN……………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 73
KIẾN NGHỊ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 74
TÀI  IỆU THAM KHẢO …………………………………………………………………………………………………………………. 75DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Tiêu chuẩn đánh giá vết mổ (khám lâm sàng) ……………………………………………… 34
Bảng 2.2. Đánh giá nắn chỉnh xương (trên philm Xquang sau mổ) …………………….. 35
Bảng 2.3. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả phẫu thuật sớm trong NC………………………… 35
Bảng 2.4. Tiêu chuẩn đánh giá phục hồi chức năng các khớp theo Anderson …………….. 36
Bảng 2.5. Đánh giá tình trạng liền xương dựa vào hình ảnh X.quang theo
Nguyễn Đức Phúc……………………………………………………………………………………………………………….. 36
Bảng 2.6. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả xa theo tiêu chuẩn Anderson……………………….. 36
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi và theo giới tính ……………………………… 42
Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo nguyên nhân và cơ chế gãy xương. ………….. 43
Bảng 3.3. Vị trí đặt nẹp……………………………………………………………………………………………………………………………. 45
Bảng 3.4. Thời gian tập vận động……………………………………………………………………………………………………. 45
Bảng 3.5. Tình trạng vết mổ ………………………………………………………………………………………………………………… 46
Bảng 3.6. Kết quả nắn chỉnh ổ gãy dựa vào kết quả Xquang……………………………………. 46
Bảng 3.7. Số ngày hậu phẫu…………………………………………………………………………………………………………………. 47
Bảng 3.8. Kết quả chung ngay sau phẫu thuật theo tiêu chuẩn NC ……………………… 47
Bảng 3.9. Kết quả liền xương sau khám lại (6 tháng)……………………………………………………… 47
Bảng 3.10. Mức độ đau tại ổ gãy sau khám lại …………………………………………………………………….. 48
Bảng 3.11. Mức độ phục hồi gấp duỗi khuỷu tay……………………………………………………………….. 48
Bảng 3.12. Mức độ phục hồi gấp duỗi cổ tay……………………………………………………………………….. 49
Bảng 3.13. Mức độ phục hồi sấp ngửa cẳng tay………………………………………………………………….. 49
Bảng 3.14. Kết quả phẫu thuật chung dựa theo tiêu chuẩn Anderson………………… 50
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của tuổi bệnh nhân với kết quả phẫu thuật gần theo
tiêu chuẩn NC……………………………………………………………………………………………………………………… 50Bảng 3.16. Ảnh hưởng của nguyên nhân chấn thương với kết quả gần theo
tiêu chuẩn NC……………………………………………………………………………………………………………………… 51
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của vị trí gãy với kết quả gần theo tiêu chuẩn của NC……..51
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của loại ổ gẫy với kết quả gần theo tiêu chuẩn NC….. 52
Bảng 3.19. Ảnh hưởng của thời gian chỉ định phẫu thuật với kết quả gần theo
tiêu chuẩn NC……………………………………………………………………………………………………………………… 52
Bảng 3.20. Ảnh hưởng của tuổi bệnh nhân với kết quả phẫu thuật chung……… 53
Bảng 3.21. Ảnh hưởng của giới tính bệnh nhân với kết quả phẫu thuật chung…….53
Bảng 3.22. Ảnh hưởng của vị trí gãy và kết quả phẫu thuật chung ……………………… 54
Bảng 3.23. Ảnh hưởng của loại gãy với kết quả phẫu thuật chung………………………. 54
Bảng 3.24. Ảnh hưởng của đường vào xương quay và kết quả phẫu thuật chung…….55
Bảng 3.25. Ảnh hưởng của thời gian từ khi bị gẫy xương đến lúc được phẫu
thuật và kết quả phẫu thuật chung………………………………………………………………………. 55
Bảng 3.26. Ảnh hưởng của tình trạng vết mổ và kết quả phẫu thuật chung….. 56
Bảng 3.27 . Ảnh hưởng của thời gian tập vận động và kết quả phẫu thuật chung…….5

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/