Nhận xét tình hình thực hiện lý liệu pháp hô hấp ở bệnh nhân chấn thương, vết thương ngực tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức
Khóa luận tốt nghiệp đại học Nhận xét tình hình thực hiện lý liệu pháp hô hấp ở bệnh nhân chấn thương, vết thương ngực tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức.Chấn thương ngực (CTN) là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp, chiếm 10-15% số mổ cấp cứu tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức. CTN là một tổn thương rất nghiêm trọng do chấn thương gây ảnh hưởng trực tiếp đến hô hấp và tuần hoàn nên có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng, nên đây là loại cấp cứu được ưu tiên số một trong chẩn đoán, vận chuyển và xử trí [1]. Trong số những bệnh nhân tử vong do chấn thương thì chấn thương ngực chiếm 25% [2].
Tổn thương thường gặp nhất trong chấn thương lồng ngực là hội chứng tràn máu – tràn khí khoang màng phổi (KMP). Hội chứng này sẽ làm mất áp lực âm của màng phổi và xẹp phổi. Ngoài phương pháp điều trị ngoại khoa cơ bản là dẫn lưu màng phổi, cần phải làm tốt công tác lý liệu pháp hô hấp (LLPHH) để đẩy hết dịch, khí trong khoang màng phổi ra ngoài giúp giãn nở phổi tốt. Trong điều trị sau phẫu thuật lồng ngực, LLPHH chiếm 30-50% thành công của chăm sóc sau mổ [3]. LLPHH giúp nhanh chóng đẩy đờm dãi, máu trong các phế quản ra ngoài. Từ đó làm thông thoáng đường thở và tăng thông khí giúp phổi nở tốt hơn. Như vậy, LLPHH là một liệu pháp điều trị rất quan trọng trong chăm sóc bệnh nhân chấn thương ngực có dẫn lưu màng phổi.
MÃ TÀI LIỆU
|
CAOHOC.2022.00470 |
Giá :
|
50.000đ
|
Liên Hệ
|
0915.558.890
|
LLPHH đã và đang được áp dụng rộng rãi ở các trung tâm phẫu thuật ở nước ngoài cũng như trong nước, trong công tác chăm sóc bệnh nhân sau mổ nói chung và sau mổ chấn thương ngực nói riêng. Để thực hiện LLPHH đạt hiệu quả cao thì ngoài sự hướng dẫn, hỗ trợ của nhân viên y tế và gia đình, bản thân người bệnh có vai trò quan trọng nhất vì bản thân người bệnh là người thực hiện biện pháp điều trị này.
Trên thực tế, việc áp dụng và thực hiện thật tốt theo đúng quy trình của LLPHH vẫn chưa được chú ý đúng đắn, vì LLPHH gồm rất nhiều công đoạn khác nhau tương ứng với từng giai đoạn sau mổ và tình trạng của người bệnh, đòi hỏi sự hợp tác và cố gắng cao của bệnh nhân, cũng như sự kiên trì của thầy thuốc trong một khoảng thời gian dài. Trong một số trường hợp, liệu pháp điều trị này còn bị bỏ qua hoặc chưa được thực hiện tốt. Để hiểu rõ hơn về việc thực hiện lý liệu pháp hô hấp, đồng thời để phục vụ cho việc học tập và thực hành chăm sóc bệnh nhân sau mổ chấn thương ngực, chúng tôi đã tiến hành đề tài: “Nhận xét tình hình thực hiện lý liệu pháp hô hấp ở bệnh nhân chấn thương, vết thương ngực tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức” với hai mục tiêu sau:
1.Mô tả tình hình thực hiện lý liệu pháp hô hấp ở bệnh nhân chấn thương, vết thương ngực tại khoa phẫu thuật Tim mạch – Lồng ngực bệnh viện hữu nghị Việt Đức.
2.Tìm hiểu một số yếu tố liên quan và những hạn chế trong việc thực hành lý liệu pháp hô hấp ở bệnh nhân chấn thương, vết thương ngực tại khoa phẫu thuật Tim mạch – Lồng ngực bệnh viện hữu nghị Việt Đức.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Một số đặc điểm giải phẫu và sinh lý của lồng ngực. 3
1.1.1. Đặc điểm giải phẫu. 3
1.1.2. Đặc điểm sinh lý 4
1.2. Một số tổn thương giải phẫu bệnh lý trong chấn thương ngực. 5
1.2.1. Thành ngực 5
1.2.2. Khoang màng phổi 5
1.2.3. Phổi. 6
1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp. 7
1.3.1. Đau 7
1.3.2. Các tổn thương kèm theo. 7
1.3.3. Yếu tố ngoại cảnh. 8
1.4. Một số phương pháp điều trị phục hồi chức năng hô hấp. 8
1.4.1. Dẫn lưu khoang màng phổi 8
1.4.2. Phục hồi chức năng hô hấp bằng Yoga . 9
1.5. Lý liệu pháp hô hấp 10
1.5.1. Đại cương 10
1.5.2. Chỉ định 10
1.5.3. Chống chỉ định 11
1.5.4. Một số kỹ thuật trong thực hiện LLPHH 11
1.5.5. Đánh giá kết quả. 16
1.6. Một số nghiên cứu về LLPHH trên thế giới. 16
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
2.1. Phương pháp nghiên cứu. 18
2.1.1. Phương pháp nghiên cứu. 18
2.1.2. Cỡ mẫu nghiên cứu. 18
2.2. Đối tượng nghiên cứu 18
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn. 18
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ. 18
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu. 18
2.3.1. Thời gian nghiên cứu 18
2.3.2. Địa điểm nghiên cứu 19
2.4. Thực hiện nghiên cứu 19
2.5. Các biến số, chỉ số nghiên cứu. 20
2.6. Kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu 25
2.6.1. Công cụ thu thập số liệu 25
2.6.2. Kỹ thuật thu thập 25
2.7. Quản lý và xử lý số liệu 26
2.8. Sai số và cách khống chế 26
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu 26
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ 27
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng. 27
3.1.1. Tuổi. 27
3.1.2. Giới. 27
3.1.3. Nơi ở. 28
3.1.4. Nghề nghiệp. 28
3.1.5. Loại chấn thương. 29
3.1.6. Thời gian nằm viện. 29
3.1.7. Học vấn. 29
3.2. Tình hình thực hiện LLPHH ở bệnh nhân chấn thương ngực. 30
3.2.1. Hướng dẫn thực hiện lý liệu pháp hô hấp 30
3.2.2. Phân bố bệnh nhân theo từng kỹ thuật lý liệu pháp hô hấp 30
3.2.3. Phân bố bệnh nhân theo số kỹ thuật thực hiện. 31
3.2.4. Thực hiện các kỹ thuật lý liệu pháp hô hấp. 31
3.2.5. Mức độ tập luyện 32
3.3. Một số yếu tố liên quan đến việc thực hiện các kỹ thuật LLPHH. 32
3.3.1. Tổn thương kèm theo 32
3.3.2. Mô tả tình trạng đau 33
3.3.3. Kiến thức về lý liệu pháp hô hấp 34
3.3.4.Thái độ của bệnh nhân 36
3.4. Tình trạng bệnh nhân sau rút dẫn lưu và khi ra viện 37
3.4.1.Tình trạng bệnh nhân sau rút dẫn lưu. 37
3.4.2. Tình trạng lúc ra viện. 37
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 38
4.1. Tình hình thực hiện LLPHH ở bệnh nhân. 38
4.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu. 38
4.1.2. Tình hình thực hiện LLPHH ở bệnh nhân chấn thương ngực 40
4.2. Một số các yếu tố liên quan và những hạn chế trong việc thực hiện lý liệu pháp hô hấp ở bệnh nhân 41
4.2.1. Tổn thương kèm theo 41
4.2.2. Tình trạng đau 42
4.2.3. Kiến thức về lý liệu pháp hô hấp ở bệnh nhân 44
4.2.4. Thái độ của bệnh nhân 45
4.3. Tình trạng bệnh nhân sau rút dẫn lưu và khi ra viện 46
KẾT LUẬN 47
KIẾN NGHỊ 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các biến số/chỉ số trong nghiên cứu. 20
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi 27
Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo nơi ở 28
Bảng 3.3. Phân bố bệnh nhân theo loại chấn thương. 29
Bảng 3.4. Thời gian nằm viện. 29
Bảng 3.5. Tỷ lệ bệnh nhân được hướng dẫn về lý liệu pháp hô hấp 30
Bảng 3.6. Phân bố bệnh nhân theo số kỹ thuật thực hiện. 31
Bảng 3.7. Phân bố bệnh nhân thực hiện đúng các kỹ thuật. 31
Bảng 3.8. Mức độ tập luyện 32
Bảng 3.9. Tỷ lệ bệnh nhân hiểu biết về các kỹ thuật lý liệu pháp hô hấp 34
Bảng 3.10. Tỷ lệ bệnh nhân biết biến chứng sau mổ. 35
Bảng 3.11. Mức độ hài lòng của bệnh nhân về việc hướng dẫn thực hiện LLPHH của nhân viên y tế 36
Bảng 3.12. Mức độ chấp nhận thực hiện các kỹ thuật lý liệu pháp hô hấp 37
Bảng 3.13. Tình trạng bệnh nhân sau rút dẫn lưu 37
Bảng 3.14. Tình trạng bệnh nhân lúc ra viện 37
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới 27
Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp 28
Biểu đồ 3.3. Phân bố bệnh nhân theo trình độ học vấn 29
Biểu đồ 3.4. Phân bố bệnh nhân theo các kỹ thuật lý liệu pháp hô hấp 30
Biểu đồ 3.5. Phân bố bệnh nhân theo tổn thương kèm theo. 32
Biểu đồ 3.6. Mức độ đau đau trung bình theo ngày 33
Biểu đồ 3.7.Phân bố khoảng cách đau theo thời gian 33
Biểu đồ 3.8. Phân bố bệnh nhân theo các yếu tố gây đau tăng lên. 34
Biểu đồ 3.9. Phân bố bệnh nhân theo sự hiểu biết về tác dụng của LLPHH 35
Biểu đồ 3.10. Mức độ lo lắng của bệnh nhân sau mổ 36
Recent Comments