Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả sau 3 tháng phẫu thuật nội soi u nhú mũi xoang có sử dụng IGS

Luận văn thạc sĩ y học Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả sau 3 tháng phẫu thuật nội soi u nhú mũi xoang có sử dụng IGS.U nhú mũi xoang là loại u lành tính có nguồn gốc từ biểu mô, chiếm tỷ lệ 0,    5-4,7% các khối u vùng mũi xoang [1]. Mặc dù đã được mô tả từ giữa thế kỷ thứ 19 nhưng nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của u nhú mũi xoang đến nay còn chưa được hiểu biết rõ. Chẩn đoán xác định UNMX dựa vào lâm sàng và mô bệnh học, trong đó mô bệnh học có tính chất quyết định. Năm 2005,

MÃ TÀI LIỆU

 CAOHOC.2017.00267

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Tổ chức y tế thế giới phân UNMX thành 3 loại gồm: u nhú thường, u nhú đảo ngược và u nhú tế bào lớn ưa axit [1],[2]. Trong số này, u nhú đảo ngược thường gặp nhất và được quan tâm vì có xu hướng tái phát sau phẫu thuật, đôi khi xâm lấn, ăn mòn cấu trúc xung quanh và kết hợp với các bệnh lý ác tính. Phương pháp chủ yếu điều trị u nhú mũi xoang là phẫu thuật. Trước đây, phẫu thuật UNMX theo đường mổ ngoài kèm theo cắt một phần hoặc toàn bộ phần giữa xương hàm. Ngày nay, phẫu thuật nội soi mũi xoang với nhiều ưu điểm như: ít xâm lấn, ít gây đau, phù nề sau mổ, không để lại sẹo, rút ngắn thời gian nằm viện dần dần được lựa chọn để thay thế cho các phẫu thuật đường ngoài trước đây. Tuy vậy, phẫu thuật nội soi vẫn còn những hạn chế, khó khăn trong bộc lộ, kiểm soát những tổn thương lan rộng, có bất thường hay thay đổi mốc giải phẫu; phẫu trường quan sát không toàn diện chỉ từ đầu ống soi trở ra trước, hình ảnh hai chiều và không có chiều sâu, có thể xảy ra các biến chứng nguy hiểm (tổn thương ổ mắt, thần kinh) [3],[4].
Hệ thống hướng dẫn hình ảnh định vị (IGS/IGNS) bắt đầu được sử dụng trong PTNSMX tại Mỹ vào giữa những năm của thập niên 1990 và ngày càng được ứng dụng rộng rãi [5]. Việc sử dụng hệ thống hướng dẫn hình ảnh định vị đã góp phần khắc phục những mặt hạn chế của PTNSMX, giúp xác định và tránh làm tổn thương các cấu trúc giải phẫu quan trọng như xương giấy, ổ mắt, sàn sọ, thần kinh thị, động mạch cảnh trong từ đó làm cuộc mổ trở nên an toàn và triệt để hơn [3].
Trong thực tế nhiều bệnh nhân u nhú mũi xoang đã trải qua phẫu thuật mũi xoang trước đó hoặc có khối u phát triển lan rộng, chèn ép các cấu trúc của hốc mũi, ổ mắt, nền sọ. Giải phẫu vùng mũi xoang khi đó bị biến đổi so với bình thường, phẫu thuật gặp nhiều khó khăn, việc sử dụng hệ thống hướng dẫn hình ảnh để xác định các mốc giải phẫu trong mổ trở nên thực sự hữu ích.
Tuy đã được phổ biến rộng rãi trên thế giới nhưng hệ thống hướng dẫn hình ảnh định vị chỉ mới được triển khai trong lĩnh vực phẫu thuật nội soi mũi xoang tại Việt Nam những năm gần đây. Hiện cũng chưa có nghiên cứu nào đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi u nhú mũi xoang có sử dụng hệ thống hướng dẫn hình ảnh định vị (IGS/IGNS). Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài:
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả sau 3 tháng phẫu thuật nội soi u nhú mũi xoang có sử dụng IGS” với hai mục tiêu sau:
1.    Mô tả đặc điểm lâm sàng, MSCT và mô bệnh học của u nhú mũi xoang.
2.    Đánh giá kết quả sau 3 tháng phẫu thuật nội soi u nhú mũi xoang có sử dụng IGS tại bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương.

Tài liệu tham khảo Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả sau 3 tháng phẫu thuật nội soi u nhú mũi xoang có sử dụng IGS
4.    Trần Viết Luân (2013). Nghiên cứu phâu thuật nội soi ngách trán với hệ thống hướng dẫn hình ảnh định vị ba chiều, Luận án tiến sỹ y học, Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
18.    Lương Tuấn Thành (2004). Tìm hiểu đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học của 30 trường hợp u nhú mũi xoang tại Viện Tai Mũi Họng trung ương, Luận án thạc sĩ, Trường Đại học Y Hà Nội.
19.    Nguyễn Bá Khoa (2006). Phẫu thuật nội soi điều trị u nhú đảo ngược mũi xoang, Luận án chuyên khoa II, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
20.    Nghiêm Thị Thu Hà (2009). Bước đầu đánh giá kết quả điều trị u nhú mũi xoang bằng phẫu thuật nội soi tại bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, Luận án chuyên khoa II, Trường Đại học Y Hà Nội.
21.    Nguyễn Quang Trung (2012). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi và yếu tố nguy cơ HPV u nhú mũi xoang, Luận án tiến sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
22.    Hoàng Văn Nhạ (2014). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng,mô bệnh học, cắt lớp vi tính và đánh giá kết quả phẫu thuật u nhú mũi xoang tại bệnh viện tai mũi họng trung ương từ 05/2012 -05/2014, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú, Trường Đại học Y Hà Nội. 
23.    Võ Thanh Quang (2004). Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị viêm đa xoang mạn tính qua phau thuật nội soi chức năng mũi-xoang, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
26.    Nguyễn Tấn Phong (1998). Phau thuật nội soi chức năng xoang, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 5 -10.

 

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/