ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI CỦA TÂN MẠCH TRÊN OCTA SAU TIÊM NỘI NHÃN BEVACIZUMAB ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA HOÀNG ĐIỂM TUỔI GIÀ
ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI CỦA TÂN MẠCH TRÊN OCTA SAU TIÊM NỘI NHÃN BEVACIZUMAB ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA HOÀNG ĐIỂM TUỔI GIÀ
Đỗ Thị Huyền1,, Mai Quốc Tùng
Mục tiêu: Đánh giá sự thay đổi của tân mạch trên OCTA sau tiêm Bevacizumab điều trị thoái hóa hoàng điểm tuổi già. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 28 mắt của 27 bệnh nhân thoái hóa hoàng điểm tuổi già thể tân mạch có chỉ định tiêm nội nhãn Bevacizumab sau 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, từ tháng 10/2021 đến hết tháng 8/2022 tại Khoa Mắt – Bệnh viện Lão Khoa Trung Ương. Kết quả: 28 mắt bị bệnh của 27 bệnh nhân gồm 3 loại tân mạch: Loại 1, loại 2 và loại 3, trong đó tân mạch hắc mạc (CNV) loại 1 chiếm tỉ lệ cao nhất 75%, loại 2 chiếm 21,4 % và loại 3 chiếm 3,6%. Về mặt định tính, hình dạng tân mạch có sự thay đổi rõ rệt sau 3 tháng tiêm Bevacizumab, từ những tân mạch có hình dạng rõ rệt như dang có mạch gốc trung tâm (medusa), quạt san hô (seafan) đến sự giảm dần và biến mất của hệ thống mao mạch xung quanh và mạch phân nhánh nhỏ tuy nhiên mạch gốc trung tâm ít bị biến đổi. Về mặt định lượng,diện tích tân mạch trung bình đo được là 1,54±0.89 mm2, sau liều nạp diện tích giảm 39,6% xuống 0,93 ±0,7mm2. Mật độ mạch máu, mật độ tưới máu vùng trung tâm thấp hơn vùng quanh trung tâm và tổng hợp, sau 3 tháng nhìn chung các thông số này đều giảm tuy nhiên sự giảm này không có ý nghĩa thống kê. Kết luận: OCTA cung cấp hình ảnh chi tiết về các đặc điểm định tính, định lượng của CNV, với độ tin cậy và an toàn cao cho phép chúng ta khảo sát lặp lại nhiều lần trong suốt quá trình theo dõi điều trị. Dưới tác dụng của Bevacizumab sau liều nạp thấy tân mạch có những thay đổi đáng kể về cả hình dạng và kích thước trên OCTA.
MÃ TÀI LIỆU
|
TCYDH.2022.02856 |
Giá :
|
20.000đ
|
Liên Hệ
|
0915.558.890
|
Thoái hóa hoàng điểm tuổi già (Age-related macular degeneration) là nguyên nhân gây mù không hồi phục hàng đầu với người trên 50 tuổi ởcác nước phát triển, và thứba toàn cầu. Bệnh có 2 thểchính: thểkhô và thểxuất tiết (hay còn gọi là thểtân mạch). Tân mạch hắc mạc(CNV) là tổn thương tăng sinh xơ mạch từmao mạchhắc mạc qua tổn thương của màng Bruch đi vào khoang dưới võng mạc, đây là thểgây mù chủyếu trong thoái hóa hoàng điểm tuổi già. Nhờphát hiện ra vai trò của yếu tốtăng sinh tếbào nội mạc A(VEGF) trong quá trình hình thành tân mạch, gần đây phương pháptiêm nội nhãn bằng thuốc anti-VEGF được chứng minh là an toàn và hiệu quảtrong điều trịthoái hóa hàng điểm tuổi già thểtân mạch. Trong đó, Bevacizumab (Avastin) là thuốc kháng VEGF cho kết quảđiều trịkhảquan và an toàn, được sửdụng rộng rãi nhất docó hiệu quảcao và giá cảhợp lí, đặc biệt phù hợp ởcác nước đang phát triển như Việt Nam.1Phát hiện CNV sớm và điều trị anti-VEGF kịp thời trước khi mất thị lực sẽ mang lạikết quả tốt hơn. Để phát hiện tân mạch hắc mạc (CNV) thì chụp mạch huỳnh quang fluorescein (FA) và chụp indocyanin green (ICG) là các khám nghiệm cận lâm sàng kinh điển. Tuy nhiên các khám nghiệm này bộc lộ một số nhược điểm, cũng như nguy cơ tai biến trong khi tiêm thuốc đường tĩnh mạch. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, David Huang và Yalilần đầu mô tả kỹ thuật chụp mạch OCT(OCT-A: OpticalCoherence Tomography Angiograph) là bước tiến quan trọng trong việc chẩn đoán sớm các bệnh lí mạch máu võng mạc và hắc mạc, đồng thời được chứng minh là công cụ có giá trị chẩn đoán và theo dõi kết quả điều trị CNV trong thoái hóa hoàng điểm tuổi già.2Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về đánh giá tân mạch trong thoái hóa hoàng điểm tuổi già sau tiêm anti-VEGF nội nhãn trên OCTA. Tuy nhiên, đến nay tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào được tiến hành. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mục tiêu: Đánh giá sự thay đổi của tân mạch trên OCTA sau tiêm nội nhãn điều trị thoái hóa hoàng điểm tuổigià
Recent Comments