ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG Ở BỆNH NHÂN BỆNH THẬN MẠN

LUẬN ÁN ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG Ở BỆNH NHÂN BỆNH THẬN MẠN.Suy dinh dưỡng (SDD) được xác định là một trong những vấn đề quan trọng ở bệnh nhân bệnh thận mạn (BTM) vì một mặt nó làm gia tăng sự tiến triển của bệnh lý thận (làm giảm độ lọc cầu thận và lưu lượng máu đến thận) đồng thời phối hợp với tình trạng viêm và các bệnh lý tim mạch làm gia tăng tỷ lệ tử vong. Ngoài ra, SDD còn làm tổn thương chức năng của ống thận gần, được chứng minh bởi việc gia tăng bài tiết amino acid và phosphat [228]. SDD là yếu tố nguy cơ đe dọa tử vong cho đối tượng suy thận mạn giai đoạn cuối do giảm albumin huyết thanh, là yếu tố thúc đẩy suy thận tiến triển [32], [95], [229]. Tình trạng SDD trước khi lọc máu ở những bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối gây ảnh hưởng bất lợi lên kết quả của bệnh nhân đó khi khởi đầu liệu pháp điều trị thay thế thận [128]. Kết quả từ nghiên cứu của Kamyar Kalantar Zedeh (năm 2011) cho thấy việc điều trị SDD bằng các phương pháp hỗ trợ dinh dưỡng có thể cải thiện sống còn và chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân BTM [121].

MÃ TÀI LIỆU

 LUANVAN.2016.00046

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

LUẬN ÁN ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG Ở BỆNH NHÂN BỆNH THẬN MẠN Suy dinh dưỡng là biến chứng thường gặp ở bệnh nhân BTM với nhiều nghiên cứu khảo sát trên các đối tượng bệnh nhân BTM đang điều trị lọc máu hay thẩm phân phúc mạc định kỳ. Nghiên cứu của Jager KJ và cộng sự (năm 2001) cho thấy tỷ lệ SDD cũng chiếm trong khoảng 23% – 76% ở những bệnh nhân lọc máu và từ 18% – 50% ở những bệnh nhân thẩm phân phúc mạc định kỳ [102]. Ngoài ra, có khoảng 10% bệnh nhân bị SDD nặng khi đang điều trị thay thế thận bằng phương pháp lọc máu hay thẩm phân phúc mạc định kỳ [134]. Ở bệnh nhân BTM chưa điều trị thay thế thận: nghiên cứu của Lawson (năm 2001) ghi nhận 28% bệnh nhân SDD, có sự gia tăng nguy cơ nhập viện và tử vong ở những bệnh nhân này [103]. Những bệnh nhân có độ lọc cầu thận càng thấp thì tỷ lệ SDD càng cao: tỷ lệ SDD vào khoảng 20 – 28% tương ứng với GFR 30 – 20 ml/phút/1,73m2 da, và khoảng 40% ở những bệnh nhân có GFR nhỏ hơn 15 ml/phút/1,73m2 da [38], [206]. Kết quả nghiên cứu của Heimburger O và cộng sự (năm 2000) cho thấy ở thời điểm khởi phát lọc máu, tỷ lệ SDD thay đổi trong khoảng 29% – 48% (tùy thuộc vào phương pháp sử dụng để đánh giá) [89]. Tình trạng dinh dưỡng trước khi lọc máu của những bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối ảnh hưởng lên kết quả lâm sàng của những bệnh nhân đó khi khởi đầu liệu pháp điều trị thay thế thận [128].
Dựa theo sự hiểu biết của chúng tôi hiện nay trên thế giới chưa có tác giả nào đề cập cũng như nghiên cứu về vấn đề đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở đối tượng bệnh nhân BTM ở cả 5 giai đoạn và chưa điều trị thay thế thận. Tại Việt Nam, các nghiên cứu về dinh dưỡng ở đối tượng người lớn chủ yếu tập trung xác định tỷ lệ SDD liên quan đến phẫu thuật và bệnh nhân mới nhập viện [7], [8], [181]. Tuy nhiên, vấn đề đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở đối tượng bệnh nhân BTM ở cả 5 giai đoạn và chưa điều trị thay thế thận cũng chưa được quan tâm.
Xuất phát từ thực tế trên đề tài luận án: “Đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân bệnh thận mạn” được chúng tôi tiến hành với các mục tiêu:
1. Khảo sát tỷ lệ suy mòn (cachexia) ở bệnh nhân BTM chưa điều trị thay thế thận.
2. Khảo sát tỷ lệ SDD bằng phương pháp theo dõi trọng lượng cơ thể (qua phép đo chỉ số khối cơ thể), phương pháp đánh giá tình trạng dự trữ chất béo của cơ thể (qua phép đo nếp gấp da cơ tam đầu), phương pháp đánh giá tình trạng dự trữ năng lượng dạng protein trong khối cơ vân (qua phép đo chu vi cánh tay, chu vi cơ giữa cánh tay, diện tích cơ cánh tay không bao gồm xương) và phương pháp đánh giá dự trữ protein nội tạng (qua định lượng albumin huyết thanh, prealbumin huyết thanh, transferrin huyết thanh) ở bệnh nhân BTM chưa điều trị thay thế thận.
3. Khảo sát tỷ lệ SDD bằng phương pháp đánh giá tổng thể tình trạng dinh dưỡng theo chủ quan của Detsky (Subjective Global Assessment – SGA) và phiên bản SGA_7 thang điểm ở bệnh nhân BTM chưa điều trị thay thế thận. Từ dân số nghiên cứu đề nghị bảng kiểm đánh giá tổng thể tình trạng dinh dưỡng theo chủ quan rút gọn (Mini – SGA) và tỷ lệ SDD khi áp dụng bảng kiểm này trong dân số nghiên cứu.
4. So sánh các phương pháp đánh giá dinh dưỡng trên để lựa chọn phương pháp thích hợp trong thực hành lâm sàng đánh giá tình trạng dinh dưỡng cho bệnh nhân BTM chưa điều trị thay thế thận.
Mini_SGA > 10 điểm: SDD nặng (độ nhạy 100%, độ đặc hiệu 86,27%, ROC = 0,9764, p < 0,001).
Tỷ lệ SDD xác định bằng Mini_SGA là 39,2% và tỷ lệ SDD gia tăng theo giai đoạn của BTM.
4. So sánh các biện pháp đánh giá dinh dưỡng thực hiện trong nghiên cứu cho thấy: phương pháp Mini_SGA là biện pháp thích hợp để tầm soát và đánh giá tình trạng SDD cho bệnh nhân BTM. Chúng tôi gợi ý đánh giá tình trạng dinh dưỡng cho bệnh nhân BTM theo quy trình được xây dựng từ nghiên cứu này dựa trên sự kết hợp của phương pháp Mini_SGA, BMI và albumin huyết thanh.
KIẾN NGHỊ LUẬN ÁN ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG Ở BỆNH NHÂN BỆNH THẬN MẠN
Từ những kết luận trên chúng tôi có những kiến nghị về đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân BTM chưa điều trị thay thế thận:
Cần đánh giá tình trạng dinh dưỡng một cách thường quy cho các đối tượng bệnh nhân BTM giai đoạn 4 – 5 (độ lọc cầu thận ước đoán < 30 ml/phút/1,73m2da).
Sử dụng phương pháp Mini_SGA để tầm soát tình trạng SDD cho bệnh nhân BTM không có triệu chứng phù. Đồng thời, chúng tôi gợi ý sử dụng quy trình được xây dựng từ nghiên cứu này dựa trên sự kết hợp của phương pháp Mini_SGA, BMI và albumin huyết thanh để đánh giá tình trạng dinh dưỡng cho bệnh nhân BTM.
Cân nhắc khi sử dụng đơn độc định lượng transferrin HT và số đo TSF để đánh giá tình trạng dinh dưỡng trên đối tượng bệnh nhân này.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ
Trần Văn Vũ, Trần Thị Bích Hương (2011), “Đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối chưa lọc máu”, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, tập 15, số 4, trang 53 – 59.
Trần Văn Vũ, Trần Thị Bích Hương (2012), “Vai trò của chỉ số khối cơ thể và bảng phân loại SGA trong việc đánh giá dinh dưỡng ở bệnh nhân bệnh thận mạn có hay không có đái tháo đường”, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, tập 16, số 3, trang 349 -357.
Trần Văn Vũ, Trần Thị Bích Hương, Đặng Vạn Phước (2013), “Vai trò của định lượng transferrin huyết thanh trong việc đánh giá dinh dưỡng ở bệnh nhân bệnh thận mạn chưa điều trị thay thế thận”, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, tập 17, số 3, trang 174 -182.
Trần Văn Vũ, Trần Thị Bích Hương, Đặng Vạn Phước (2013), “Tỷ lệ suy dinh dưỡng qua định lượng albumin huyết thanh ở bệnh nhân bệnh thận mạn chưa điều trị thay thế thận”, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 409, số 3, trang 372 -378.
TÀI LIỆU THAM KHẢO LUẬN ÁN ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG Ở BỆNH NHÂN BỆNH THẬN MẠN
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT
1. Trần Văn Chất, Nguyễn Thị Thịnh (1996), “Tình hình bệnh thận tiết niệu điều trị nội trú tại khoa Thận – Tiết niệu bệnh viện Bạch Mai từ 1991 – 1995”, Công trình nghiên cứu khoa học 1995 – 1996, Bệnh viện Bạch Mai, tr.181 – 186.
2. Bế Thu Hà, Nguyễn Kim Lương (2009), “Nghiên cứu thực trạng bệnh đái tháo đường điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc kạn”, Tạp chí Y học thực hành, 10, tr. 60 – 62.
3. Trần Thị Bích Hương (2010), “Ứng dụng eGFR trong thực hành lâm sàng đánh giá chức năng lọc cầu thận”, Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 14 (2), tr. 601 – 608.
4. Phạm Thị Lan (2009), Đánh giá tổn thương thận ở bệnh nhân đái tháo đường týp
2 điều trị tại khoa nội tiết Bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên, Khoá luận tốt nghiệp bác sỹ đa khoa, Trường Đại học Y – Dược Thái Nguyên.
5. Nguyễn Công Khẩn và cộng sự (2007), Thừa cân – Béo phì và một số yếu tố liên
quan ở người trưởng thành Việt Nam 25-64 tuổi, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 1-251.
6. Võ Phụng, Võ Tam và cộng sự (1999), “Nghiên cứu tình hình và đặc điểm suy thận mạn ở xã Phong Sơn, tỉnh Thừa Thiên Huế”, Tạp chí Y học thực hành, 368, tr. 11-13.
7. Lưu Ngân Tâm, Nguyễn Thùy An (2011), “Tình trạng dinh dưỡng trước mổ và biến chứng nhiễm trùng sau phẫu thuật gan mật tụy tại bệnh viện Chợ Rẫy”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 15 (4), tr. 387-396.
8. Lưu Ngân Tâm, Nguyễn Thị Quỳnh Hoa (2009), “Tình trạng dinh dưỡng bệnh nhân lúc nhập viện tại bệnh viện Chợ Rẫy”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập13 (1), tr. 305 – 312.
9. Viện dinh dưỡng, Bộ Y Tế, Quỹ nhi đồng liên hiệp quốc Unicef (2009), “Báo cáo
tóm tắt tổng điều tra dinh dưỡng năm 2009 – 2010”, chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội.
10. Ngô Quân Vũ, Trần Duy Anh và cộng sự (2006), “Đánh giá hiệu quả lọc máu khi sử dụng lại quả lọc Polysulfone ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ”, Tạp chíy học Việt Nam, 103, tr. 55 – 60.
11. Nguyễn Văn Xang, Đỗ Thị Liệu (2002), “Suy thận mạn”, Bài giảng bệnh học nội khoa, Trường đại học y khoa hà Nội, Nhà xuất bản Y học, tr. 326 – 337.

MỤC LỤC LUẬN ÁN ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG Ở BỆNH NHÂN BỆNH THẬN MẠN

Trang phụ bìa Trang
Lời cam đoan iii
Mục lục iv
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết vi
Danh mục các bảng ix
Danh mục các hình, biểu đồ xii
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Bệnh thận mạn 3
1.2 Suy dinh dưỡng ở bệnh nhân bệnh thận mạn 6
1.3 Các phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng 9
1. 4 Tình hình nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân bệnh thận mạn trên
thế giới và tại Việt Nam 32
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
2.1. Thiết kế nghiên cứu 34
2.2. Đối tượng nghiên cứu 34
2.3. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 35
2.4. Các bước tiến hành nghiên cứu 36
2.5 Các định nghĩa khác 44
2.6 Các biến số trong nghiên cứu 45
2.7 Kiểm soát sai lệch trong nghiên cứu 46
2.8 Y đức trong nghiên cứu 47
2.9 Phân tích số liệu 47
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 49
3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu 49
3.2 Đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng hội chứng suy mòn 51
3.3 Phương pháp đánh giá dự trữ protein nội tạng 53
3.4 Đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng phương pháp theo dõi trọng lượng cơ thể65
3.5 Đánh giá tình trạng dự trữ chất béo của cơ thể 66
3.6 Đánh giá tình trạng dự trữ năng lượng protein trong khối cơ vân 68
3.7 Đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng phương pháp đánh giá tổng thể tình trạng
dinh dưỡng theo chủ quang 71
3.8 So sánh các phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng thực hiện trong nghiên
cứu 80
Chương 4: BÀN LUẬN 84
4.1. về đặc điểm nhóm nghiên cứu 84
4.2 Đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng hội chứng suy mòn 90
4.3 Phương pháp đánh giá dự trữ protein nội tạng 92
4.4 Đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng phương pháp theo dõi trọng lượng cơ
thể 108
4.5 Đánh giá tình trạng dự trữ chất béo của cơ thể 112
4.6 Đánh giá tình trạng dự trữ năng lượng protein trong khối cơ vân 113
4.7 Đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng phương pháp đánh giá tổng thể tình trạng
dinh dưỡng theo chủ quang 116
4.8 So sánh các phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng thực hiện trong nghiên
cứu 123
4.9 Hạn chế của nghiên cứu 126
KẾT LUẬN 127
KIẾN NGHỊ 129
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ 130
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ CÁC KÝ HIỆU
Chữ viết tắt tiếng Việt
Trọng lượng cơ thể hiện tại
Hội tim Hoa Kỳ
Diện tích cơ cánh tay
Bromocresol xanh
Bromocresol tím
Phân tích quang phổ đối kháng
điện sinh học
Chỉ số khối cơ thể
Nếp gấp da cơ nhị đầu
Nghiên cứu về lọc máu và thẩm
phân phúc mạc tại Canada – Hoa
Kỳ
Thẩm phân phúc mạc
Chỉ số Creatinine so với chiều cao Độ thanh thải creatinine Độ thanh lọc creatinine với nước tiểu lưu giữ trong 24 giờ Hội đồng về dinh dưỡng thận 
CRP: C-Reactive Protein Protein phản ứng C
CV: Coefficient of Variation Hệ số biến thiên
DEXA: Dual Energy X-ray Độ hấp thụ X-quang năng lượng
Absorptiometry kép
DH: Delayed Hypersensitivity Phản ứng quá mẫn dưới da chậm
DMS: Dialysis Malnutrition Score Chỉ số suy dinh dưỡng lọc máu
eGFR: Estimated Glomerular Filtration Độ thanh lọc cầu thận ước đoán
Rate
eClcre: Estimated Clearance Creatinine Độ thanh lọc creatinine ước đoán
EPB: Estimated Protein Balance Cân bằng protein ước đoán
EPO: Erythropoietin Erythropoietin
FFMI: Fat-free Mass Index Chỉ số khối không mỡ
GFR: Glomerular Filtration Rate Độ thanh lọc cầu thận
Hb: Hemoglobin Huyết sắc tố
HD: Hemodialysis Lọc máu
IBW: Ideal Body Weight Trọng lượng cơ thể lý tưởng
ICC: Intraclass Correlation Hệ số tương quan cùng nhóm
IGF-1: Insulin-like Growth Factor-1
ISRNM The International Society of Hội Dinh Dưỡng và Chuyển Hóa
Renal Nutrition and Metabolism Thận thế giới
IVN: Intravenous Nutrition Dinh dưỡng tĩnh mạch
KDIGO Kidney Disease Improving Global Outcomes, International Society of Nephrology Hội Thận Học Thế Giới
MAC: Mid Arm Circumference Chu vi cánh tay
MAMC: Mid-Arm Muscle Chu vi cơ giữa cánh tay
Circumference
MDRD: Modification of Diet in Renal Điều chỉnh chế độ ăn uống trong
Disease bệnh thận

Malnutrition-Inflammation
Score
Malnutrition-Inflammation- cachexia syndrom Malnutrition Score Nitrogen Balance Nitrogen Index
Netherlands Cooperative Study on the Adequacy of Dialysis National Health and Nutrition Evaluation Survey National Kidney Foundation Kidney Disease Outcomes Quality Odds Ratio Subscapular Skinfold Society for Cachexia and Wasting Disorders Subjective Global Assessment Suprailliac Skinfold Total Body Nitrogen Total Iron-Binding Capacity Total Lymphocyte Count Triceps Skinfold Usual Body Weight United States Renal Data System
World Health Organization Weight Loss

Chi sô suy dinh duông – viêm
Hôi chùng suy dinh duông, viêm – suy mon
Chi sô suy dinh duông Cân bang Nito Chi sô Nito
Nghiên cùu Hà Lan vê mûc dô loc mâu dây du
Khâo sât y tê và dinh duông quôc gia
Hôi Bông Luong giâ Kêt quâ bênh thân Quôc Gia Hoa Ky
Ti sô chênh
Nêp gâp da co duoi xuong bâ vai Hôi chûng rôi loan và suy mon
Bânh giâ toàn thê theo chu quan Nêp gâp da man suôn Tông luong nito trong co thê Tông luong sât kêt hop toàn phân Tông sô luong tê bào lympho Nêp gâp da co tam dâu Trong luong co thê thông thuông Hê thông dû liêu thân hoc Hoa Ky
Tô chùc y tê thê gioi Giâm trong luong
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Các giai đoạn của bệnh thận mạn theo KDOQI năm 2002 4
Bảng 1.2: Các giai đoạn của bệnh thận mạn theo KDIGO năm 2012 4
Bảng 1.3: Các phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng 10
Bảng 1.4: Bảng câu hỏi phương pháp SGA_3 thang điểm của Detsky 11
Bảng 1.5: Đánh giá sự thay đổi trọng lượng theo thời gian 15
Bảng 1.6: Phương trình đánh giá tỷ trọng cơ thể từ tổng bốn số đo nếp gấp da 20
Bảng 1.7: Chỉ số lý tưởng creatinin 24 giờ theo chiều cao 27
Bảng 2.1: Các biến số trong nghiên cứu 45
Bảng 3.1: Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu phân theo giới 50
Bảng 3.2: Đặc điểm các giai đoạn bệnh thận mạn và độ lọc cầu thận của nhóm
nghiên cứu theo giới 51
Bảng 3.3: Đặc điểm và phân loại tình trạng dinh dưỡng theo hội chứng suy mòn . 52
Bảng 3.4: Giá trị kết quả của từng phần đánh giá hội chứng suy mòn 52
Bảng 3.5: Đặc điểm và phân loại tình trạng dinh dưỡng theo định lượng albumin
huyết thanh 54
Bảng 3.6: độ nhạy, độ đặc hiệu của chỉ số albumin HT với chuẩn đánh giá là hội chứng suy mòn 55
Bảng 3.7: Điểm cắt của chỉ số albumin HT với độ nhạy và độ đặc hiệu tương ứng..55 Bảng 3.8: Đặc điểm về nồng độ prealbumin huyết thanh theo tuổi, giới tính và giai
đoạn bệnh thận mạn 57
Bảng 3.9: Phân nhóm prealbumin huyết thanh theo giai đoạn bệnh thận mạn 57
Bảng 3.10: Phân tích tỷ số chênh của từng mức độ giảm prealbumin huyết thanh .. 58
Bảng 3.11: Điểm cắt của chỉ số prealbumin HT với độ nhạy và độ đặc hiệu tương
ứng cho BTM giai đoạn 3 59
Bảng 3.12: Điểm cắt của chỉ số prealbumin HT với độ nhạy và độ đặc hiệu tương
ứng cho BTM giai đoạn 4-5 60
Bảng 3.13: Phân loại tình trạng dinh dưỡng theo định lượng prealbumin HT 61
Bảng 3.14: Đặc điểm và phân loại tình trạng dinh dưỡng theo định lượng transferrin
huyết thanh 62
Bảng 3.15: Đặc điểm về tình trạng bổ sung sắt và vấn đề điều trị Erythropoietin … 63
Bảng 3.16: Đặc điểm và phân loại tình trạng dinh dưỡng theo BMI 65
Bảng 3.17: Phân loại BMI ở những bệnh nhân bệnh thận mạn do ĐTĐ type 2 và
bệnh thận mạn không do ĐTĐ 66
Bảng 3.18: Đặc điểm và phân loại tình trạng dinh dưỡng theo TSF 67
Bảng 3.19: Đặc điểm và phân loại tình trạng dinh dưỡng theo MAC 68
Bảng 3.20: Đặc điểm và phân loại tình trạng dinh dưỡng theo MAMC 69
Bảng 3.21: Đặc điểm và phân loại tình trạng dinh dưỡng theo AMA 70
Bảng 3.22: Đặc điểm và phân loại tình trạng dinh dưỡng theo SGA_3 thang điểm.
72
Bảng 3.23: Tương quan giữa SGA_3 thang điểm và các chỉ số đánh giá khác 72
Bảng 3.24: Đặc điểm và phân loại tình trạng dinh dưỡng theo SGA_7 thang
điểm 73
Bảng 3.25: Tương quan giữa SGA_7 thang điểm và các chỉ số đánh giá khác 74
Bảng 3.26: Giá trị kết quả đánh giá từng phần SGA dựa theo phân loại đánh giá
tổng thể của phương pháp SGA_3 thang điểm 74
Bảng 3.27: Hệ số tương quan giữa từng phần đánh giá SGA so với kết quả đánh giá
tổng thể SGA_3 thang điểm 75
Bảng 3.28: Hệ số hồi quy của từng phần đánh giá SGA so với kết quả đánh giá tổng
thể SGA_3 thang điểm 75
Bảng 3.29: Điểm cắt chẩn đoán SDD nhẹ – trung bình của Mini_SGA với độ nhạy
và độ đặc hiệu tương ứng 76
Bảng 3.30: Điểm cắt chẩn đoán SDD nặng của Mini_SGA với độ nhạy và độ đặc
hiệu tương ứng 77
Bảng 3.31: Đặc điểm và phân loại tình trạng dinh dưỡng theo Mini_SGA 79
Bảng 3.32: Tương quan giữa Mini _SGA và các chỉ số đánh giá khác 80
Bảng 3.33: Độ nhạy, độ đặc hiệu của các chỉ số đánh giá dinh dưỡng với chuẩn
đánh giá là hội chứng suy mòn 81
Bảng 4.1: Các nghiên cứu khảo sát nguyên nhân gây bệnh thận mạn 86
Bảng 4.2: So sánh tỷ lệ thiếu máu theo từng giai đoạn bệnh thận mạn 89
Bảng 4.3: So sánh tỷ lệ thiếu máu theo giới và từng giai đoạn bệnh thận mạn 89
Bảng 4.4: Tỷ lệ bệnh nhân suy mòn trong cộng đồng BTM 91
Bảng 4.5: Đánh giá mối liên hệ giữa albumin huyết thanh và chức năng thận 97
Bảng 4.6: Tỷ lệ SDD đánh giá bằng định lượng albumin huyết thanh 98
Bảng 4.7: Tỷ lệ SDD đánh giá bằng định lượng albumin huyết thanh ở bệnh nhân
bệnh thận mạn giai đoạn cuối chưa lọc thận và bệnh thận mạn do ĐTĐ type 2 99
Bảng 4.8: Tỷ lệ SDD chẩn đoán bằng định lượng prealbumin huyết thanh 104
Bảng 4.9: Đánh giá mối liên hệ giữa transferrin huyết thanh và chức năng thận….107 Bảng 4.10: Mối liên hệ giữa chỉ số BMI và nguy cơ tử vong ở bệnh nhân BTM .. 109 Bảng 4.11: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân BTM do ĐTĐ bằng BMI 111
Bảng 4.12: Chiều cao và cân nặng trung bình ở người Nhật và người Việt Nam .. 115 Bảng 4.13: Mối liên hệ giữa SGA_3 thang điểm, SGA_7 thang điểm và kết quả lâm
sàng 117
Bảng 4.14: Tỷ lệ SDD xác định bằng SGA_3 thang điểm, SGA_7 thang điểm …. 118 Bảng 4.15: Hệ số tương quan giữa SGA_3 thang điểm, SGA_7 thang điểm và
albumin huyết thanh qua nhiều nghiên cứu 119
Bảng 4.16: Hệ số tương quan giữa SGA_3 thang điểm, SGA_7 thang điểm và các
chỉ số nhân trắc học qua nhiều nghiên cứu 120
Bảng 4.17: Thời gian đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng bảng câu hỏi SGA 123
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Cách đo nếp gấp da cơ tam đầu 39
Hình 2.2: Cách đo chu vi cánh tay 40
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 2.1: Các bước tiến hành nghiên cứu 36
Sơ đồ 3.1: Quy trình đánh giá tình trạng dinh dưỡng và tỷ lệ suy mòn ở bệnh nhân BTM chưa điều trị thay thế thận 83
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1: Sự phân bố bệnh nhân theo các nhóm tuổi 49
Biểu đồ 3.2: Đặc điểm phân phối của eClcr theo công thức Cockroft Gault 50
Biểu đồ 3.3: Biểu đồ phân phối của tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng suy mòn 51
Biểu đồ 3.4: Biểu đồ phân phối của albumin huyết thanh 53
Biểu đồ 3.5: Định lượng albumin huyết thanh theo giai đoạn bệnh thận mạn 53
Biểu đồ 3.6: Biểu đồ phân bố của nồng độ prealbumine huyết thanh 56
Biểu đồ 3.7: Định lượng prealbumin huyết thanh theo giai đoạn bệnh thận mạn …. 56
Biểu đồ 3.8: Nguy cơ suy dinh dưỡng tương ứng từng mức độ prealbumin HT 58
Biểu đồ 3.9: Sự thay đổi độ nhạy và (1 – độ đặc hiệu) ứng với những giá trị khác
nhau của prealbumin HT trong chẩn đoán SDD ở BTM giai đoạn 3 59
Biểu đồ 3.10: Sự thay đổi độ nhạy và (1 – độ đặc hiệu) ứng với những giá trị khác
nhau của prealbumin HT trong chẩn đoán SDD ở BTM giai đoạn 4-5 61
Biểu đồ 3.11: Đặc điểm phân phối của Hemoglobin HT theo giai đoạn BTM 63
Biểu đồ 3.12: Định lượng transferrin HT theo giai đoạn bệnh thận mạn 64
Biểu đồ 3.13: Chỉ số BMI theo giai đoạn bệnh thận mạn 65
Biểu đồ 3.14: Số đo TSF theo giai đoạn bệnh thận mạn 67
Biểu đồ 3.15: Số đo MAC theo giai đoạn bệnh thận mạn 68
Biểu đồ 3.16: Chỉ số MAMC theo giai đoạn bệnh thận mạn 69
Biểu đồ 3.17: Chỉ số AMA theo giai đoạn bệnh thận mạn 71
Biểu đồ 3.18: Số điểm của SGA_3 thang điểm theo giai đoạn BTM 71
Biểu đồ 3.19: Số điểm SGA_7 thang điểm theo giai đoạn BTM 73
Biểu đồ 3.20: Sự thay đổi độ nhạy và (1 – độ đặc hiệu) ứng với những giá trị khác
nhau của Mini_SGA trong chẩn đoán SDD nhẹ – trung bình 77
Biểu đồ 3.21: Sự thay đổi độ nhạy và (1 – độ đặc hiệu) ứng với những giá trị khác
nhau của Mini_SGA trong chẩn đoán SDD nặng 78
Biểu đồ 3.22: Số điểm Mini_SGA theo giai đoạn bệnh thận mạn 79
Biểu đồ 4.1: Sơ đồ tháp tuổi của dân số Việt Nam năm 2010 84
Biểu đồ 4.2: Nguyên nhân gây bệnh thận mạn tại Nhật thay đổi theo thời gian 85
Biểu đồ 4.3: Sự thay đổi thành phần khối cơ bắp và khối chất béo trong cơ thể theo
độ tuổi 110
Biểu đồ 4.4: So sánh kết quả phân loại của SGA_3 thang điểm và SGA_7 thang điểm 122

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/