NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM NHA CHU TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 CÓ HỖ TRỢ LASER DIODE

Luận án tiến sĩ y học NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM NHA CHU TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 CÓ HỖ TRỢ LASER DIODE.Ngày nay, bệnh lý mạn tính là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật trên thế giới. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh mạn tính đang chiếm khoảng 40% gánh nặng bệnh tật toàn cầu và dự kiến sẽ tăng lên đến 60% vào năm 2020. Một trong những bệnh mạn tính không lây có tốc độ phát triển rất nhanh hiện nay là bệnh đái tháo đường, đặc biệt là đái tháo đường typ 2 [119], [146].
Trong những mối liên quan giữa tình trạng sức khỏe răng miệng và bệnh toàn thân, viêm nha chu và bệnh đái tháo đường có mối quan hệ chặt chẻ, hai chiều. Đái tháo đường gây tăng nguy cơ bệnh viêm nha chu và ngược lại viêm nha chu trên bệnh nhân đái tháo đường làm khó kiểm soát đường huyết [65]. Viêm nha chu là bệnh mạn tính gây ra do vi khuẩn ở mảng bám răng. Chính đáp ứng miễn dịch viêm tại mô nha chu tạo ra các chất trung gian viêm (Interleukin-1β, Interleukin-6, yếu tố hoại tử sinh u α…) gây ra phá hủy mô nha chu [69]. Ở bệnh nhân đái tháo đường, tình trạng tăng đường máu đồng thời liên quan đến đáp ứng miễn dịch thể dịch đặc trưng bằng tăng các cytokine viêm như yếu tố hoại tử sinh u α (TNF-α), Interleukin-1(IL-1β), Interleukin-6 (IL-6). Nhiều nghiên cứu kết luận rằng bệnh nhân đái tháo đường có nguy cơ mắc bệnh nha chu cao hơn có ý nghĩa so với người có đường máu bình thường. Ngoài ra, nó làm trầm trọng thêm bệnh lý nha chu [53], [69], [85].

MÃ TÀI LIỆU

 CAOHOC.2022.00102

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890


Số liệu thống kê năm 2015 của hiệp hội ĐTĐ thế giới (IDF), đã có 415 triệu người trên thế giới mắc bệnh đái tháo đường và con số này được dự báo sẽ tiếp tục tăng. Trong đó, thống kê của Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), đái tháo đường typ 2 chiếm khoảng 85% – 95% tổng số người mắc bệnh đái tháo đường. Ở nước ta, theo nghiên cứu của bệnh viện Nội tiết Trung Ương năm 2012, tỷ lệ mắc đái tháo đường trên toàn quốc là 5,8%, cao hơn2 gấp hai lần so với thống kê năm 2002 (2,7%). Từ năm 2005 đến 2015, số bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường tăng 211%. Với tỷ lệ như vậy, Việt Nam nằm trong số các quốc gia có tốc độ gia tăng bệnh nhân đái tháo đường cao trên thế giới [14], [40], [64].
Viêm nha chu với phá hủy các tổ chức quanh răng dẫn đến tạo túi nha chu, mất bám dính lâm sàng, lung lay răng. Đây là nguyên nhân gây mất răng hàng đầu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống do giảm khả năng ăn nhai, làm mất sự tự tin và tác động tiêu cực đến giao tiếp xã hội. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2005, 10% – 15% dân số thế giới mắc bệnh viêm nha chu nặng [64], [108]. Cạo cao-làm láng gốc răng là một phương pháp điều trị không phẫu thuật, cơ bản trong quy trình điều trị viêm nha chu. Tuy nhiên phương pháp cơ học này không đủ hiệu quả đặc biệt ở viêm nha chu trên bệnh nhân đái tháo đường [119]. Trong những năm gần đây, laser đã được nghiên cứu và sử dụng như một phương pháp điều trị hỗ trợ cho điều trị nha chu không phẫu thuật nhằm loại bỏ tổ chức viêm, diệt khuẩn và kích thích sinh học làm tăng lành thương mô nha chu [26], [30], [48].
Hỗ trợ laser diode trong điều trị viêm nha chu đã đem lại nhiều kết quả tốt. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy điều trị bệnh viêm nha chu có hỗ trợ laser diode giúp giảm đáng kể vi khuẩn trong túi nha chu; cải thiện các chỉ số lâm sàng (viêm lợi, độ sâu túi nha chu, mất bám dính lâm sàng); giảm các chất trung gian viêm trong dịch khe lợi và toàn thân [34], [81]. Ngoài ra, điều trị viêm nha chu ở bệnh nhân đái tháo đường có cải thiện tình trạng đường huyết (HbA1c) [52], [57] [83].
Ở Việt Nam, nghiên cứu laser trong nha khoa nói chung cũng như trong điều trị viêm nha chu nói riêng mới được thực hiện và trên đối tượng bệnh nhân có đường huyết bình thường. Vì vậy nghiên cứu của chúng tôi3 được tiến hành nhằm trả lời các câu hỏi: ảnh hưởng của điều trị viêm nha chu có hỗ trợ laser diode có cải thiện lâm sàng (PlI, GI, BOP, PD, CAL), các chỉ số hóa sinh (HbA1c), miễn dịch viêm (CRP, TNFα, IL-6, IL-1β) ở bệnh nhân viêm nha chu có đái tháo đường hay không và so sánh với nhóm cạo cao-làm láng gốc răng. Đề tài nghiên cứu với hai mục tiêu:
1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, các chỉ số hóa sinh, miễn dịch viêm ở bệnh nhân viêm nha chu có bệnh đái tháo đường typ 2.
2. Đánh giá kết quả điều trị viêm nha chu có hỗ trợ laser diode 810nm ở bệnh nhân viêm nha chu có bệnh đái tháo đường typ 2

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ……………………………………………………………………………………….1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ……………………………………………………..4
1.1. Bệnh nha chu……………………………………………………………………………….. 4
1.1.1. Giải phẫu sinh lý mô nha chu …………………………………………………..4
1.1.2. Khái niệm và phân loại bệnh nha chu ……………………………………….7
1.1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm nha chu………………………………………….8
1.1.4. Các chỉ số lâm sàng để đánh giá tình trạng nha chu …………………..9
1.1.5. Điều trị viêm nha chu…………………………………………………………….11
1.2. Bệnh đái tháo đường …………………………………………………………………… 13
1.2.1. Định nghĩa……………………………………………………………………………13
1.2.2. Phân loại ……………………………………………………………………………..13
1.2.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán, theo dõi bệnh đái tháo đường ……………….13
1.2.4. Các biến chứng của bệnh đái tháo đường ………………………………..15
1.3. Mối liên quan giữa đái tháo đường và viêm nha chu…………………………… 16
1.3.1. Ảnh hưởng của đái tháo đường lên sức khỏe nha chu………………..16
1.3.2. Tác động của viêm nha chu lên bệnh đái tháo đường ………………..20
1.4. Tổng quan về laser và laser diode…………………………………………………. 24
1.4.1. Tổng quan về laser………………………………………………………………..24
1.4.2. Laser Diode………………………………………………………………………….26
1.5. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước …………………………… 34
1.5.1. Nghiên cứu trên thế giới ………………………………………………………..34
1.5.2. Nghiên cứu trong nước ………………………………………………………….37
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………39
2.1. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………………….. 39
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân ……………………………………………………39
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ………………………………………………………………..39
2.2. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………………… 39
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Can thiệp thử nghiệm lâm sàng có đối chứng ….39
2.2.2. Xác định cỡ mẫu……………………………………………………………………39
2.2.3. Quy trình chọn mẫu……………………………………………………………….40
2.2.4. Phương tiện nghiên cứu…………………………………………………………402.2.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp đánh giá ……………………42
2.2.6. Các bước tiến hành nghiên cứu ………………………………………………44
2.2.7. Xử lý số liệu………………………………………………………………………….46
2.2.8. Đạo đức trong nghiên cứu ……………………………………………………..47
2.2.9. Khống chế sai số …………………………………………………………………..48
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………………………….50
3.1. Đặc điểm lâm sàng, các chỉ số hóa sinh, miễn dịch viêm ở bệnh nhân
viêm nha chu có bệnh đái tháo đường typ 2 …………………………………………. 50
3.1.1. Đặc điểm lâm sàng………………………………………………………………..50
3.1.2. Chỉ số hóa sinh HbA1c…………………………………………………………..54
3.1.3. Chỉ số miễn dịch viêm ……………………………………………………………55
3.2. Kết quả điều trị viêm nha chu có hỗ trợ laser diode ở bệnh nhân viêm
nha chu có bệnh đái tháo đường typ 2 …………………………………………………. 56
3.2.1. Kết quả điều trị viêm nha chu sau 1 tháng ……………………………….56
3.2.2. Kết quả điều trị viêm nha chu sau 3 tháng ……………………………….62
3.2.3. Kết quả điều trị viêm nha chu sau 6 tháng ……………………………….69
Chƣơng 4. BÀN LUẬN ………………………………………………………………………..85
4.1. Đặc điểm lâm sàng, chỉ số hóa sinh, miễn dịch viêm ở bệnh nhân viêm
nha chu có bệnh đái tháo đường typ 2 …………………………………………………. 85
4.1.1. Đặc điểm lâm sàng ……………………………………………………………..85
4.1.2. Chỉ số hóa sinh (HbA1c) trước điều trị………………………………….91
4.1.3. Chỉ số miễn dịch viêm trước điều trị ……………………………………..92
4.2. Kết quả điều trị viêm nha chu có hỗ trợ laser diode 810nm ở bệnh nhân
viêm nha chu có bệnh đái tháo đường typ 2 …………………………………………. 94
4.2.1. Kết quả điều trị viêm nha chu sau 1 tháng ……………………………….96
4.2.2. Kết quả điều trị viêm nha chu sau 3 tháng ……………………………..107
4.2.3. Kết quả điều trị viêm nha chu sau 6 tháng ……………………………..114
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………………….125
KIẾN NGHỊ………………………………………………………………………………………127
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN………………………………………128
CÁC BÀI BÁO CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤCDANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại bệnh nha chu theo Viện Nha chu học Hoa Kỳ (AAP) năm 19998
Bảng 1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán xác định typ ĐTĐ ……………………………….14
Bảng 3.1. So sánh theo nhóm tuổi ở hai nhóm nghiên cứu………………………50
Bảng 3.2. So sánh theo giới tính ở hai nhóm nghiên cứu ………………………..51
Bảng 3.3. So sánh thời gian mắc bệnh ĐTĐ ở hai nhóm nghiên cứu………..51
Bảng 3.4. So sánh thói quen răng miệng và số răng còn ở hai nhóm
nghiên cứu………………………………………………………………….52
Bảng 3.5. So sánh bệnh kèm ở hai nhóm nghiên cứu ……………………………..52
Bảng 3.6. So sánh chỉ số nha chu ở hai nhóm nghiên cứu……………………….53
Bảng 3.7. Nồng độ HbA1c trước điều trị ở hai nhóm nghiên cứu…………….54
Bảng 3.8. So sánh hàm lượng CRP, TNF-α, IL-1β, IL-6 ở hai nhóm nghiên cứu.55
Bảng 3.9. So sánh trung bình các chỉ số nha chu sau 1 tháng điều trị……….56
Bảng 3.10. So sánh trung bình PlI trước và sau 1 tháng điều trị ………………..57
Bảng 3.11. So sánh trung bình GI trước và sau 1 tháng điều trị…………………57
Bảng 3.12. So sánh trung bình BOP trước và sau 1 tháng điều trị ……………..58
Bảng 3.13. So sánh trung bình PD trước và sau 1 tháng điều trị ………………..58
Bảng 3.14. So sánh trung bình CAL trước và sau 1 tháng điều trị …………….59
Bảng 3.15. So sánh trung bình hàm lượng các chỉ số miễn dịch viêm ………..60
Bảng 3.16. So sánh hàm lượng trung bình CRP trước và sau 1 tháng điều trị…..60
Bảng 3.17. So sánh hàm lượng trung bình TNF-α trước và sau 1 tháng điều trị .61
Bảng 3.18. So sánh hàm lượng trung bình IL-1β trước và sau 1 tháng điều trị…..61
Bảng 3.19. So sánh hàm lượng trung bình IL-6 trước và sau 1 tháng điều trị …..62
Bảng 3.20. So sánh trung bình các chỉ số nha chu sau 3 tháng điều trị……….62
Bảng 3.21. So sánh trung bình PlI trước và sau 3 tháng điều trị ………………..63
Bảng 3.22. So sánh trung bình GI trước và sau 3 tháng điều trị…………………64
Bảng 3.23. So sánh trung bình BOP trước và sau 3 tháng điều trị ……………..64
Bảng 3.24. So sánh trung bình PD trước và sau 3 tháng điều trị ………………..65Bảng 3.25. So sánh trung bình CAL trước và sau 3 tháng điều trị ……………..65
Bảng 3.26. So sánh trung bình PlI sau 1 tháng và 3 tháng điều trị ……………..66
Bảng 3.27. So sánh trung bình GI sau 1 tháng và 3 tháng điều trị………………67
Bảng 3.28. So sánh trung bình BOP sau 1 tháng và 3 tháng điều trị…………..67
Bảng 3.29. So sánh trung bình PD sau 1 tháng và 3 tháng điều trị……………..68
Bảng 3.30. So sánh trung bình CAL sau 1 tháng và 3 tháng điều trị…………..68
Bảng 3.31. So sánh trung bình nồng độ HbA1c trước và 3 tháng sau điều trị ở hai
nhóm nghiên cứu………………………………………………………………….69
Bảng 3.32. So sánh trung bình các chỉ số nha chu sau 6 tháng điều trị……….69
Bảng 3.33. So sánh trung bình PlI trước và sau 6 tháng điều trị ………………..70
Bảng 3.34. So sánh trung bình GI trước và sau 6 tháng điều trị…………………71
Bảng 3.35. So sánh trung bình BOP trước và sau 6 tháng điều trị ……………..71
Bảng 3.36. So sánh trung bình PD trước và sau 6 tháng điều trị ………………..72
Bảng 3.37. So sánh trung bình chỉ số CAL trước và sau 6 tháng điều trị…….72
Bảng 3.38. So sánh trung bình PlI sau 3 tháng và 6 tháng điều trị ……………..73
Bảng 3.39. So sánh trung bình GI sau 3 tháng và 6 tháng điều trị………………74
Bảng 3.40. So sánh trung bình BOP sau 3 tháng và 6 tháng điều trị…………..75
Bảng 3.41. So sánh trung bình PD sau 3 tháng và 6 tháng điều trị……………..76
Bảng 3.42. So sánh trung bình CAL sau 3 tháng và 6 tháng điều trị…………..77
Bảng 3.43. Trung bình các chỉ số miễn dịch viêm sau 6 tháng điều trị……….79
Bảng 3.44. So sánh trung bình CRP trước và sau 6 tháng điều trị………………79
Bảng 3.45. So sánh trung bình TNF-α trước và sau 6 tháng điều trị …………..80
Bảng 3.46. So sánh trung bình IL-1β trước và sau 6 tháng điều trị…………….80
Bảng 3.47. So sánh trung bình IL-6 trước và sau 6 tháng điều trị………………81
Bảng 3.48. So sánh trung bình CRP sau 1 tháng và 6 tháng điều trị …………..81
Bảng 3.49. So sánh trung bình TNF-α sau 1 tháng và sau 6 tháng điều trị ….82
Bảng 3.50. So sánh trung bình IL-1β sau 1 tháng và sau 6 tháng điều trị ……82
Bảng 3.51. So sánh trung bình chỉ số IL-6 sau 1 tháng và sau 6 tháng điều trị …83Bảng 3.52. So sánh trung bình nồng độ HbA1c trước và 6 tháng sau điều trị…..83
Bảng 3.53. So sánh trung bình nồng độ HbA1c ở thời điểm 3 tháng và 6 tháng
sau điều trị………………………………………………………………………….84
Bảng 4.1. So sánh trung bình về tuổi với các nghiên cứu khác ………………..85
Bảng 4.2. So sánh trung bình về tuổi với các nghiên cứu khác ………………..86
Bảng 4.3. So sánh trung bình về thời gian mắc bệnh ĐTĐ với các nghiên
cứu khác …………………………………………………………………………….87
Bảng 4.4. So sánh trung bình về số răng còn với các nghiên cứu khác……..88
Bảng 4.5. So sánh các chỉ số lâm sàng nha chu với các nghiên cứu khác….91
Bảng 4.6. So sánh chỉ số lâm sàng nha chu với các nghiên cứu khác ở thời
điểm sau 1 tháng điều trị…………………………………………………….100
Bảng 4.7. So sánh kết quả các chỉ số miễn dịch viêm với các tác giả khác……106
Bảng 4.8. So sánh các chỉ số lâm sàng nha chu với các nghiên cứu khác ở
thời điểm sau 3 tháng điều trị ……………………………………………..110
Bảng 4.9. So sánh chỉ số lâm sàng nha chu với các tác giả khác ở thời điểm
sau điều trị 6 tháng…………………………………………………………….117
Bảng 4.10. So sánh kết quả thay đổi HbA1c sau điều trị nha chu ở bệnh nhân
ĐTĐ của các nghiên cứu…………………………………………………….123DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Cấu trúc mô nha chu ……………………………………………………………….6
Hình 1.2. Sự hình thành phức hợp HbA1c ……………………………………………..15
Hình 1.3. Mối liên quan giữa đái tháo đường và viêm nha chu …………………20
Hình 1.4. Liên quan yếu tố viêm ở bệnh viêm nha chu với đái tháo đường ..24
Hình 1.5. Cấu tạo cơ bản và cơ chế hoạt động của laser …………………………..25
Hình 1.6. Bước sóng laser Diode trong phổ tự nhiên ……………………………….27
Hình 1.7. Sơ đồ phác thảo đơn giản của một máy laser Diode điển hình ……27
Hình 1.8. Tương tác laser với mô đích …………………………………………………..29
Hình 1.9. Hệ số hấp thụ của từng bước sóng với các sắc thể …………………….30
Hình 1.10. Sử dụng laser Diode điều trị túi nha chu………………………………….33
Hình 2.1. Cây thăm dò túi nha chu Apex dental USA………………………………40
Hình 2.2. Máy phân tích các yếu tố viêm Bio-Plex 200……………………………41
Hình 2.3. Máy laser diode AMD LASERS Picasso (USA)……………………….42
Hình 2.5. Quy trình điều trị hỗ trợ viêm nha chu bằng laser Diode ……………46DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố loại bệnh kèm ở đối tượng nghiên cứu …………………..53
Biểu đồ 3.2. So sánh mức độ viêm nha chu trước điều trị ở hai nhóm nghiên cứu .54
Biểu đồ 3.3. So sánh mức độ viêm nha chu trước điều trị và 1 tháng sau điều
trị giữa hai nhóm nghiên cứu…………………………………………….59
Biểu đồ 3.4. So sánh mức độ viêm nha chu 3 tháng sau điều trị ở hai nhóm
nghiên cứu………………………………………………………………………66
Biểu đồ 3.5. So sánh mức độ viêm nha chu trước và sau điều trị ở các thời
điểm 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng…………………………………………..73
Biểu đồ 3.6. So sánh trung bình PlI ở thời điểm trước; sau 1,3, 6 tháng theo
dõi ở hai nhóm nghiên cứu ……………………………………………….74
Biểu đồ 3.7. So sánh trung bình GI ở thời điểm trước; sau 1,3, 6 tháng theo
dõi ở hai nhóm nghiên cứu ……………………………………………….75
Biểu đồ 3.8. Trung bình BOP ở thời điểm trước; sau 1,3, 6 tháng theo dõi ở
hai nhóm nghiên cứu………………………………………………………..76
Biểu đồ 3.9. So sánh trung bình PD ở thời điểm trước; sau 1,3, 6 tháng theo
dõi ở hai nhóm nghiên cứu. ………………………………………………77
Biểu đồ 3.10. Trung bình CAL ở thời điểm trước; sau 1,3, 6 tháng theo dõi ở
hai nhóm nghiên cứu………………………………………………………..78
Biểu đồ 3.11. Trung bình nồng độ HbA1c ở thời điểm trước; sau 3,6 tháng
theo dõi ở hai nhóm nghiên cứu. ……………………………………….8

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
1. Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam áp dụng laser diode
810nm trong đánh giá hiệu quả điều trị viêm nha chu mức độ nhẹ và trung
bình ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2.
2. Nghiên cứu can thiệp có đối chứng với cở mẫu đủ lớn cho thấy: điều
trị viêm nha chu ở bệnh nhân đái tháo đường giúp cải thiện đáng kể sức khỏe
nha chu và góp phần giảm đường huyết (HbA1c) ở bệnh nhân đái tháo đường.
Phác đồ điều trị viêm nha chu có hỗ trợ laser diode 810nm: công suất
1,5W, chế độ xung (tần số 20Hz, chiều dài xung 20ms), công suất 15J/cm2,
thời gian chiếu 10 giây trong túi nha chu và 5 giây cho viêm lợi áp dụng trong
nghiên cứu cho thấy hiệu quả và an toàn.
4. Nghiên cứu đi sâu vào xét nghiệm các yếu tố miễn dịch viêm (CRP,
TNF-α, IL-1β, IL-6), đặc biệt là các cytokine viêm. Nghiên cứu sử dụng
phương pháp xét nghiệm hiện đại, giúp đánh giá những thay đổi rất nhỏ ở
mức ng/mL các cytokine trong máu.
5. Kết quả nghiên cứu góp phần khẳng định thêm mối liên quan giữa
bệnh viêm nha chu và bệnh đái tháo đường. Điều trị viêm nha chu giúp làm
giảm đường huyết qua cơ chế làm giảm các yếu tố viêm toàn thân.CÁC BÀI BÁO CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ
1. Nguyễn Văn Minh, Tạ Anh Tuấn, Hoàng Tử Hùng (2021), “ Đánh giá
hiệu quả điều trị nha chu không phẫu thuật có/không có hỗ trợ laser diode
lên kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2: nghiên cứu
thử nghiệm lâm sàng có đối chứng”, Tạp chí Y Dược lâm sàng 108, 1(16),
tr.59-69.
2. Nguyễn Văn Minh, Tạ Anh Tuấn, Hoàng Tử Hùng (2021), “ Đánh giá
hiệu quả điều trị viêm nha chu có hỗ trợ laser diode 810nm lên kiểm soát
đường huyết, protein phản ứng C và các cytokine viêm ở bệnh nhân đái
tháo đường typ 2”, Tạp chí Y Dược lâm sàng 108, 2(16), tr.56-60
3. Nguyễn Văn Minh, Tạ Anh Tuấn, Hoàng Tử Hùng (2022), “ Đánh giá kết
quả lâu dài của điều trị nha chu đối với chỉ số nha chu và đường huyết ở
bệnh nhân đái tháo đường typ 2”, Tạp chí y dược học-Trường đại học Y
Dược Huế, tập 12, số 1/2022.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT

1. Tạ Văn Bình (2007), Những nguyên lý nền tảng bệnh đái tháo đường, tăng Glucose máu, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 13-18, 53-72, 237-280.
2. Hoàng Tiến Công (2010), Đánh giá hiệu quả điều trị phẫu thuật bệnh viêm quanh răng, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
3. Hà Thị Bảo Đan, Nguyễn Bích Vân (2015), Nha chu học, Nhà xuất bản Y học, Thành phố Hồ Chí Minh, tr 13-40.
4. Hồ Sỹ Minh Đức (2016), “Đánh giá tình trạng nha chu của bệnh nhân đái tháo đường typ 2 tại bệnh viện trường đại học y dược Huế”, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ răng hàm mặt, Trường Đại học Y Dược Huế.
5. Trịnh Đình Hải (2012), “Phân loại bệnh quanh răng”, Bệnh học quanh răng, Nxb Giáo dục Việt Nam, tr. 68 – 81.
6. Trần Giao Hoà (2009), “ Áp dụng kỹ thuật khâu trong các loại phẫu thuật nha chu khác nhau”, Phẫu thuật tạo hình nha chu , Nxb Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, tr.207-220.
7. Vũ Thị Thúy Hồng (2011), Hiệu quả của điều trị viêm nha chu đối với kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
8. Hoàng Tử Hùng (2014), “Sự hình thành, cấu trúc và chức năng của xê măng răng, của dây chằng nha chu, của xương ổ răng, của nướu”, Mô phôi răng miệng, Nxb Y học Hà Nội, tr.169-241.
9. Hoàng Ái Kiên (2014), Liên quan giữa tình trạng nha chu và bệnh đái tháo đường típ 2, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
10. Vũ Công Lập, Trần Công Duyệt, Đỗ Kiên Cường (2008), ” Laser và thiết bị laser dùng trong y học”, Đại cương về Laser Y học và Laser ngoại khoa, Nxb Y học, tr. 13 – 32.11. Phạm Hữu Nghị (2017), “Ứng dụng laser trong điều trị”, Tài liệu đào tạo liên tục, Bệnh viện trung ương quân đội 108, tr.1-24.
12. Phan Đình Nhất (2017), So sánh hiệu quả của dung dịch Acid Boric và Povidine-Iodine trong điều trị viêm nha chu mạn, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
13. Đỗ Trung Quân (2007), Bệnh đái tháo đường và điều trị, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 4 -10.
14. Suckhoenoitiet.vn (2017), " Tình hình mắc bệnh đái tháo đường trên thế giới và ở Việt Nam", đăng ngày 21/6/2017.
15. Võ Văn Thắng, Hoàng Đình Huề (2018), Sử dụng phần mềm thống kê SPSS, Nxb Đại học Huế.
16. Dương Đình Thiện (1998), “Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng”, Phương pháp nghiên cứu khoa học Y học, Nxb Y học, tr. 140 – 165.
17. Nguyễn Xuân Thực (2011), Nghiên cứu bệnh quanh răng ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương và đánh giá hiệu quả can thiệp, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
18. Nguyễn Bích Vân (2016), Nghiên cứu viêm nha chu ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp: bằng chứng lâm sàng và hóa sinh miễn dịch”, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
19. Cung Văn Vinh (2015), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bệnh viêm nha chu có hỗ trợ laser diode, Luận án chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Huế

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/