NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TỬ VONG VÀ TÁI PHÁT SAU ĐỘT QUỴ THIẾU MÁU NÃO CỤC BỘ CẤP TẠI TIỀN GIANG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TỬ VONG VÀ TÁI PHÁT SAU ĐỘT QUỴ THIẾU MÁU NÃO CỤC BỘ CẤP TẠI TIỀN GIANG.Đột quỵ là căn bệnh phổ biến, tác động lớn đến sức khỏe cộng đồng, là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật trên toàn thế giới, tạo ra gánh nặng rất lớn cho gia đình và xã hội. Trong năm 2019, trên toàn cầu có 12,2 triệu người mới mắc đột quỵ, tổng số đột quỵ hiện mắc là 101,5 triệu người, trong đó đột quỵ do thiếu máu não cục bộ là 77,2 triệu người và trong tất cả các trường hợp đột quỵ, đột quỵ thiếu máu não cục bộ chiếm 87% 1. Từ năm 1990 đến 2019, số người chết do đột quỵ thiếu máu não cục bộ trên toàn cầu đã tăng từ 2,04 triệu người lên 3,29 triệu người và dự đoán sẽ tăng thêm lên 4,90 triệu người vào năm 2030 2.
MÃ TÀI LIỆU
|
CAOHOC.2023.00186 |
Giá :
|
|
Liên Hệ
|
0927.007.596
|
Trên thế giới, có nhiều công trình nghiên cứu về tử vong và tái phát sau đột quỵ TMNCB với thời gian theo dõi kéo dài. Tại Việt Nam, số lượng các đề tài nghiên cứu về lĩnh vực này với thời gian theo dõi đến 1 năm còn khiêm tốn.
Điển hình, nghiên cứu của Nguyễn Bá Thắng và cộng sự tại bệnh viện Chợ Rẫy cho thấy tỉ lệ tử vong trong bệnh viện là 11,6%, tích lũy sau 3 tháng là 19,9%, 1 năm là 25,1%, đến cuối nghiên cứu (2,2 năm) là 38,2% và tỉ lệ tái phát tích lũy sau 1 năm là 8,4%, sau 2,2 năm là 15,2%. Tuy nhiên, đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là bệnh nhân nhồi máu não có tắc động mạch cảnh trong. Thêm vào đó, nghiên cứu của Đinh Hữu Hùng và cộng sự tại khu vực Tây Nguyên cho thấy tỉ suất tái phát đột quỵ tích lũy tại các thời điểm 30 ngày, 90 ngày, 6 tháng và 1 năm lần lượt tương ứng là 6,0%, 11,9%, 16,1% và 23,3%. Trong nghiên cứu này, tác giả chưa phân tích các các yếu tố liên quan đến tử vong sau đột quỵ TMNCB cấp.
Tiền Giang là một tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long thuộc khu vực Tây Nam Bộ, người dân sinh sống chủ yếu bằng nghề nông. Trình độ người dân ở một số nơi còn hạn chế, đang trong giai đoạn già hóa dân số, một bộ phận người dân sống một mình do con cháu đi làm ở xa và đặc biệt là thói quen uống rượubia. Số bệnh nhân đột quỵ đến khám và điều trị tại bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang khá đông và năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể, số trường hợp đột quỵ não nhập viện điều trị tại bệnh viện chúng tôi trong năm 2018, 2019 và 2020 lần lượt là 2956, 2971 và 3016 trường hợp. Trong quá trình theo dõi, chúng tôi nhận thấy những người sống sót sau đột quỵ thiếu máu cục bộ có nguy cơ tử vong và tái phát cao so với dân số chung. Tuy nhiên, những dữ liệu về tỉ suất và3 các yếu tố liên quan đến tử vong, tái phát sau đột quỵ TMNCB tại thời 1 năm tại tỉnh Tiền Giang vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Các số liệu về tử vong và tái phát sau đột quỵ TMNCB rất hữu ích để đánh giá hiệu quả của việc điều trị cũng như phòng ngừa thứ phát đột quỵ tại tỉnh nhà.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài này với các mục tiêu sau:
1. Xác định tỉ suất tử vong và tái phát tích lũy sau đột quỵ thiếu máu não cục bộ cấp tại thời điểm 1 tháng, 3 tháng và 1 năm.
2. Xác định một số yếu tố liên quan độc lập với nguy cơ tử vong và tái phát sau đột quỵ thiếu máu não cục bộ cấp tại thời điểm 1 năm
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các thuật ngữ Anh – Việt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình và biểu đồ
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………………… 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU………………………………………………… 4
1.1. Tổng quan về đột quỵ thiếu máu não cục bộ ……………………………………… 4
1.2. Một số vấn đề về tử vong sau đột quỵ thiếu máu não…………………………. 14
1.3. Một số vấn đề về đột quỵ tái phát ……………………………………………………… 21
1.4. Các nghiên cứu trong và ngoài nước có lên quan đến tử vong và tái
phát sau đột quỵ TMNCB cấp………………………………………………………………….. 28
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …….. 38
2.1. Thiết kế nghiên cứu…………………………………………………………………………… 38
2.2. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………………………………… 38
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu………………………………………………………….. 39
2.4. Cỡ mẫu nghiên cứu ……………………………………………………………………………… 39
2.5. Các biến số trong nghiên cứu………………………………………………………………… 41
2.6. Phương pháp và công cụ đo lường, thu thập số liệu …………………………………. 48
2.7. Sơ đồ nghiên cứu………………………………………………………………………………. 50
2.8. Phương pháp xử lý số liệu…………………………………………………………………. 51iii
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu …………………………………………………………………. 53
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………………………………………………. 54
3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu ………………………………………………….55
3.2. Tỉ suất tử vong và tái phát tích lũy sau đột quỵ thiếu máu não cục bộ
cấp theo thời gian 61
3.3. Các yếu tố liên quan đến tử vong và tái phát sau đột quỵ thiếu máu não cục
bộ………………………………………………………………………………………………………………………. 63
CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN ……………………………………………………………………… 85
4.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu ………………………………………………… 85
4.2. Tỉ suất tử vong và tái phát tích lũy sau đột quỵ thiếu máu não cục bộ
cấp theo thời gian ……………………………………………………………………………….. 90
4.3. Ảnh hưởng của một số yếu tố liên quan đến tử vong và tái phát sau
đột quỵ thiếu máu não cục bộ…………………………………………………………………… 97
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………………………. 128
KIẾN NGHỊ …………………………………………………………………………………………… 129
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN
ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục 1: Bảng thu thập số liệu.
Phụ lục 2: Bản thông tin dành cho đối tượng nghiên cứu và chấp thuận
tham gia nghiên cứu.
Phụ lục 3: Danh sách bệnh nhân trong nghiên cứu
Phụ lục 4: Thang điểm Rankin hiệu chỉnh
Phụ lục 5: Thang điểm hôn mê Glasgow
Phụ lục 6: Thang điểm đột quỵ của Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳiv
Phụ lục 7: Phân loại nguyên nhân đột quỵ thiếu máu não cục bộ theo
TOAST
Phụ lục 8: Thang điểm đánh giá tuân thủ điều trị Morisky-8 mục.
Phụ lục 9: Giấy chấp thuận của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y
sinh học Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Recent Comments