Hiệu quả của giáo dục sức khỏe đối với sự giới hạn hoạt động và hạn chế tham gia cộng đồng của bệnh nhân phong tàn tật

Luận án Hiệu quả của giáo dục sức khỏe đối với sự giới hạn hoạt động và hạn chế tham gia cộng đồng của bệnh nhân phong tàn tật.Bệnh phong là bệnh nhiễm trùng mạn tính, do Mycobacterium leprea gây ra, ảnh hưởng chủ yếu đến da và thần kinh ngoại biên. Tổn thương thần kinh do viêm nhiễm hay do phản ứng phong đều dẫn đến suy giảm chức năng thần kinh (CNTK) và tàn tật. Tàn tật và biến dạng làm cho bệnh nhân phong gặp rất nhiều khó khăn, tự mặc cảm và bị xã hội xa lánh.

MÃ TÀI LIỆU

CAOHOC.00315

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Theo số liệu thống kê của Bệnh viện Da liễu Trung ương, năm 2009 có 71,4% bệnh nhân phong mới thể nhiều khuẩn (MB: Multibacillary) và 41% bệnh nhân thể MB bị tàn tật. Richard P Croft [63] nghiên cứu tại Bangladesh cho thấy 16% bệnh nhân ít khuẩn (PB: Paucibacillary) và 65% bệnh nhân MB bị mất CNTK có nguy cơ suy giảm CNTK trong vòng hai năm từ khi bắt đầu điều trị. Điều này cho thấy bệnh nhân phong có nguy cơ cao suy giảm CNTK và dẫn đến tàn tật trong suốt giai đoạn điều trị và giám sát. Ở Việt Nam năm 2009, cả nước có 35,4% bệnh nhân phong mới bị tàn tật và 83% bệnh nhân đang quản lý cần chăm sóc tàn tật. Do đó phòng chống tàn tật là vấn đề nổi cộm trong chương trình phòng chống phong tại Việt Nam.

Giáo dục sức khỏe (GDSK) về bệnh phong cho người bệnh giúp họ biết dấu hiệu sớm của cơn phản ứng phong, từ đó họ có thể đến bác sĩ sớm hơn để điều trị kịp thời nhằm hạn chế tối đa suy giảm CNTK và tàn tật. Ngoài ra GDSK còn giúp bệnh nhân biết cách tự chăm sóc mắt, tay và chân bị tổn thương để tránh tàn tật thêm. Ít bị tàn tật thì bệnh nhân phong sẽ ít bị giới hạn hoạt động từ đó bệnh nhân sẽ tự tin hơn và dễ hòa nhập vào cộng đồng.

Suy giảm chức năng, giới hạn hoạt động và hạn chế tham gia được định nghĩa trong tài liệu Phân loại Quốc tế về Chức năng, Tàn tật và Sức khoẻ do Tổ Chức Y Tế Thế Giới công bố năm 2001 là những thành phần quan trọng để đánh giá tình trạng sức khoẻ [102].

Những năm gần đây, thế giới đã phát triển một số công cụ để đánh giá nhu cầu phục hồi chức năng (PHCN) của người tàn tật và người phải chịu định kiến của xã hội. Một trong những công cụ đó là trắc nghiệm SALSA (Screening of Activity Limitation and Safety Awareness) [80] (phụ lục 2), để đo lường giới hạn các hoạt động hằng ngày và hiểu biết về sự an toàn của những người bị bệnh phong, tiểu đường và những người có tổn thương thần kinh ngoại biên khác ở nước có thu nhập thấp và đang phát triển, và trắc nghiệm đo độ tham gia [77] (phụ lục 3), nhằm xác định mức độ bị giới hạn trong việc tham gia vào đời sống xã hội ở những bệnh nhân phong bị tàn tật hay những người bị tàn tật do các nguyên nhân khác.

Một số nước trên thế giới, trắc nghiệm SALSA và trắc nghiệm độ tham gia được dùng để đánh giá hiệu quả của các can thiệp trong việc cải thiện tình trạng giới hạn hoạt động hằng ngày và hạn chế tham gia vào cộng đồng của bệnh nhân phong. Hiện nay, Việt Nam chưa có nghiên cứu về hiệu quả của GDSK trong việc cải thiện tình trạng giới hạn hoạt động hằng ngày và hạn chế tham gia cộng đồng của bệnh nhân phong tàn tật. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu này tại một số tỉnh thành phía nam với mục tiêu:

1. Khảo sát tình trạng giới hạn hoạt động hằng ngày và hạn chế tham gia cộng đồng của bệnh nhân phong mới, tàn tật tại 8 tỉnh bao gồm: thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Tây Ninh, Ninh Thuận, Bình Thuận, Tiền Giang, Long An và Kiên Giang từ 2009-2010.

2. Đánh giá hiệu quả của giáo dục sức khỏe đối với tình trạng giới hạn hoạt động hằng ngày và hạn chế tham gia cộng đồng của bệnh nhân phong mới, tàn tật.

3.  Xác định độ bền vững của hiệu quả GDSK trong việc cải thiện tình trạng giới hạn hoạt động hằng ngày và hạn chế tham gia cộng đồng của bệnh nhân phong mới, tàn tật.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1 TỔNG QUAN 3

1.1. Bệnh phong và các Thành kiến của xã hội 3

1.2. Dịch tễ học 4

1.3. Bệnh căn và sinh bệnh học 5

1.4. Lâm sàng 5

1.5. Phản ứng phong 7

1.5.1. Phản ứng đảo nghịch 8

1.5.2. Phản ứng loại 2 9

1.6. Tổn thương thần kinh trong bệnh phong 10

1.6.1. Cơ chế tổn thương thần kinh 10

1.6.2. Các giai đọan tổn thương thần kinh 11

1.6.3. Các lọai thần kinh bị ảnh hưởng 12

1.6.4. Hậu quả của tổn thương thần kinh 12

1.7. Tàn tật trong bệnh phong 14

1.7.1 Tàn tật tiên phát và tàn tật thứ phát 14

1.7.2. Trắc nghiệm chức năng vận động và cảm giác 14

1.7.3. Độ tàn tật theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới  15

1.7.4. Tổng điểm mắt-tay-chân 16

1.8. Phòng ngừa tàn tật trong bệnh phong 16

1.8.1. Mục đích phòng ngừa tàn tật 16

1.8.2. Nhiệm vụ cán bộ y tế 17

1.8.3. Nhiệm vụ bệnh nhân 17

1.8.4. Vai trò ngoại khoa trong phòng ngừa tàn tật 17

1.9.  Truyền thông – GDSK trong phòng ngừa tàn tật do bệnh phong.18

1.9.1. Truyền thông sức khỏe 18

1.9.1.1. Các thành phần của quá trình truyền thông 18

1.9.1.2. Kỹ năng truyền thông cơ bản 18

1.9.1.3. Các phương pháp truyền thông. 19

1.9.2. Giáo dục sức khỏe 20

1.9.2.1. Đối tượng truyền thông giáo dục sức khỏe 20

1.9.2.2. Các phương pháp truyền thông giáo dục sức khỏe 21

1.9.3. Giáo dục sức khỏe trong phòng ngừa tàn tật do bệnh phong 22

1.9.3.1. Giáo dục cho bệnh nhân và người thân 22

1.9.3.2. Hướng dẫn chăm sóc bảo vệ mắt 24

1.9.3.3. Hướng dẫn chăm sóc bảo vệ tay-chân 25

1.9.3.4. Giáo dục sức khỏe về bệnh phong cho cộng đồng 27

1.9.3.5. Các lĩnh vực cán bộ y tế chống pong cần trang bị 28

1.10. Trắc nghiệm SALSA và trắc nghiệm đo độ tham gia 28

1.10.1. Trắc nghiệm SALSA 28

1.10.2. Trắc nghiệm đo độ tham gia 29

1.11. Tình hình nghiên cứu hiệu quả của GDSK đối với giới hạn hoạt

động hằng ngày và hạn chế tham gia cộng đồng của bệnh nhân phong tàn tật 31

1.12. Một số nét về tình hình bệnh nhân phong mới tại 8 tỉnh nghiên cứu

32

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34

2.1. Đối tượng nghiên cứu 34

2.1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán 34

2.1.1.1. Chẩn đóan bệnh phong 34

2.1.1.2. Chẩn đóan thể bệnh phong 35

2.1.1.3. Phân độ tàn tật trong bệnh phong 35

2.1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 36

2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ 36

2.2. Phương pháp nghiên cứu 36

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 36

2.2.2. Cỡ mẫu 36

2.2.3. Các biến số nghiên cứu 39

2.2.3.1. Các thông tin cá nhân 39

2.2.3.2. Các đặc điểm lâm sàng 39

2.2.3.3. Trắc nghiệm SALSA và trắc nghiệm đo mức độ tham gia 40

2.2.4. Các bước tiến hành 41

2.2.4.1. Khảo sát tình trạng giới hạn họat động hằng ngày và hạn chế tham gia cộng đồng của bệnh nhân phong tàn tật tại 8 tỉnh thành phía nam Việt Nam bao gồm thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai, Tây Ninh, Ninh Thuận, Bình Thuận, Tiền Giang, Long An và Kiên Giang từ 2009-2011… 41

2.2.4.2. Can thiệp bằng giáo dục sức khỏe 42

2.2.4.3.  Đánh giá hiệu quả của GDSK trong việc cải thiện tình trạng giới hạn về các họat động hằng ngày và hạn chế tham gia cộng đồng của bệnh nhân phong bị tàn tật 48

2.2.4.4. Bước đầu đánh giá độ bền vững của hiệu quả GDSK đối với giới hạn

về các họat động hằng ngày và hạn chế tham gia vào cộng đồng của bệnh nhân phong bị tàn tật 49

2.2.4.5. Thu thập số liệu 50

2.2.4.6. Tóm tắt quy trình tiến hành 50

2.3. Xử lý và phân tích số liệu 50

2.4. Hạn chế sai số 51

2.5. Địa điểm nghiên cứu 51

2.6. Thời gian nghiên cứu 52

2.7. Đạo đức trong nghiên cứu 52

2.8. Hạn chế của đề tài 52

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 53

3.1. Tình trạng giới hạn họat động hằng ngày và hạn chế tham gia cộng

đồng của bệnh nhân phong tàn tật nghiên cứu tại 8 tỉnh thành phía nam Việt Nam 53

3.1.1. Đặc điểm của bệnh nhân phong bị tàn tật, đăng ký đa hóa trị liệu tại 8

tỉnh phía nam từ 01/01/2009 đến 30/6/2010   53

3.1.2. Giới hạn họat động hằng ngày và hạn chế tham gia cộng đồng của bệnh

nhân phong tàn tật lúc bắt đầu tham gia nghiên cứu 56

3.1.3.  Mối liên hệ giữa hạn chế tham gia cộng đồng với giới hạn họat động hằng ngày của bệnh nhân phong tàn tật khi bắt đầu tham gia nghiên cứu 58

3.1.4. Mối liên hệ giữa giới hạn họat động hằng ngày với một số yếu tố của

bệnh nhân phong tàn tật khi bắt đầu tham gia nghiên cứu 59

3.1.5.  Mối liên hệ giữa hạn chế tham gia cộng đồng với một số yếu tố của

bệnh nhân phong tàn tật khi bắt đầu tham gia nghiên cứu 63

3.2. Hiệu quả của GDSK đối với tình trạng giới hạn họat động hằng ngày và hạn chế tham gia cộng đồng của bệnh nhân phong bị tàn tật 65

3.2.1. Đặc điểm xã hội và bệnh tật của bệnh nhân phong tàn tật sau

6 tháng được GDSK 65

3.2.2. Hiệu quả của GDSK đối với giới hạn họat động hằng ngày của bệnh

nhân phong tàn tật sau 6 tháng được giáo dục sức khỏe 66

3.2.3.  Hiệu quả của GDSK đối với hạn chế tham gia cộng đồng của bệnh nhân phong tàn tật sau 6 tháng được giáo dục sức khỏe 70

3.3. Độ bền vững của hiệu quả giáo dục sức khỏe trong việc cải thiện tình

trạng giới hạn họat động hằng ngày và hạn chế tham gia cộng đồng của bệnh nhân phong bị tàn tật  74

3.3.1. Tình hình bệnh tật của bệnh nhân phong khi bắt đầu cho đến kết thúc

nghiên cứu 74

3.3.2. Độ bền vững của hiệu quả GDSK đối với giới hạn họat động hằng ngày

trên bệnh nhân phong tàn tật sau khi ngừng GDSK 6 tháng 76

3.3.3. Độ bền vững của hiệu quả GDSK đối với hạn chế tham gia cộng đồng

trên bệnh nhân phong tàn tật sau khi ngừng GDSK 6 tháng 77

3.3.4. Chiều hướng của hiệu quả GDSK đối với giới hạn họat động hằng ngày và hạn chế tham gia cộng đồng trên bệnh nhân phong tàn tật tại 8 tỉnh thành

phía nam Việt nam 80

Chương 4 BÀN LUẬN 82

4.1. Tình trạng giới hạn họat động hằng ngày và hạn chế tham gia cộng đồng của bệnh nhân phong tàn tật tại 8 tỉnh thành phía nam Việt Nam  82

4.1.1. Đặc điểm của bệnh nhân phong bị tàn tật, đăng ký đa hóa trị liệu tại 8

tỉnh thành phía nam từ 01/01/2009 đến 30/6/2010  82

4.1.2.  Giới hạn họat động hằng ngày và hạn chế tham gia cộng đồng của bệnh nhân phong tàn tật  84

4.1.3.  Mối liên hệ giữa hạn chế tham gia cộng đồng với giới hạn họat động hằng ngày của bệnh nhân phong tàn tật 87

4.1.4. Mối liên hệ giữa giới hạn họat động hằng ngày với một số yếu tố xã hội

và bệnh tật trên bệnh nhân phong tàn tật 87

4.1.5. Mối liên hệ giữa hạn chế tham gia cộng đồng với một số yếu tố xã hội

và bệnh tật trên bệnh nhân phong tàn tật 92

4.2. Hiệu quả của GDSK đối với tình trạng giới hạn họat động hằng ngày

và hạn chế tham gia cộng đồng của bệnh nhân phong bị tàn tật 94

4.2.1. Đặc điểm xã hội học và bệnh tật của bệnh nhân phong tàn tật sau 6 tháng được giáo dục sức khỏe 94

4.2.2. Hiệu quả của giáo dục sức khỏe đối với giới hạn họat động hằng ngày

của bệnh nhân phong tàn tật sau 6 tháng được GDSK 95

4.2.3. Hiệu quả của giáo dục sức khỏe đối với hạn chế tham gia cộng đồng

của bệnh nhân phong tàn tật sau 6 tháng được GDSK 99

4.3. Độ bền vững của hiệu quả GDSK trong việc cải thiện tình trạng giới hạn họat động hằng ngày và hạn chế tham gia cộng đồng của bệnh nhân phong bị tàn tật 105

4.3.1. Tình hình tàn tật của bệnh nhân phong sau 6 tháng ngừng GDSK .. 105

4.3.2. Độ bền vững của hiệu quả GDSK đối với giới hạn họat động hằng ngày

trên bệnh nhân phong tàn tật sau khi ngừng GDSK 6 tháng 107

4.3.3. Độ bền vững của hiệu quả GDSK đối với hạn chế tham gia cộng đồng

trên bệnh nhân phong tàn tật sau khi ngừng GDSK 6 tháng 108

4.3.4. Chiều hướng hiệu quả của GDSK đối với giới hạn họat động hằng ngày và hạn chế tham gia cộng đồng trên bệnh nhân phong tàn tật tại 8 tỉnh thành

phía nam Việt nam 110

KẾT LUẬN 113

KIẾN NGHỊ 115

CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

 

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/