Nghiên cứu giải pháp can thiệp hội chứng đau vai gáy ở những người sử dụng máy tính
Luận án Nghiên cứu giải pháp can thiệp hội chứng đau vai gáy ở những người sử dụng máy tính.Đau vai gáy thường do các nguyên nhân rối loạn cột sống cổ gây nên, có the gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới. Phần lớn người bị đau vai gáy thường biếu hiện không điến hình, nguyên nhân không rõ ràng. Theo Marskey và theo phân loại quốc tế các bệnh (ICD 10) [2], đau vai gáy là thuật ngữ được sử dụng đế mô tả cảm giác không thoải mái ở vùng vai gáy như là sự mệt mỏi, căng cơ hay đau tại vùng vai gáy, có thế lan lên đầu hay xuống cánh tay.
MÃ TÀI LIỆU |
CAOHOC.00316 |
Giá : |
50.000đ |
Liên Hệ |
0915.558.890 |
Đau vai gáy là vấn đề rất hay gặp ở các nước phát triến, theo Roni Evans và cộng sự [43]: Đau vai gáy ảnh hưởng đến một số lượng lớn cá thế và có một tác động quan trọng về mặt kinh tế xã hội. Ớ Hoa Kỳ, đau vai gáy chiếm tỷ lệ 9% dân số và khoảng 1% trong những nguyên nhân đến khám bác sỹ [16]. Đây cũng là nguyên nhân gây mất việc làm hay gặp tại các nước châu Âu. Tại Anh, mỗi năm có khoảng 91/1000 người nghỉ việc do đau vai gáy, ước tính tốn kém khoảng hơn năm triệu ngày làm mỗi năm.
Người làm việc với máy tính (computer) được định nghĩa là người thực hiện công việc với màn hình liên quan đến việc sử dụng bàn phím hay dùng chuột máy tính, công việc liên quan đến sử dụng máy tính cá nhân hoặc máy tính xách tay [93],[94]. Bênh cạnh những lợi ích to lớn của việc sử dụng máy tính đem lại, Tổ chức Y Tế Thế giới đã công bố hội chứng màn hình ảnh hưởng sức khỏe của người lao động do sử dụng máy tính: Ảnh hưởng lên hệ thống thị giác, hệ cơ xương, gây căng thẳng thần kinh tâm lý, ảnh hưởng đến da và thai sản. Trong năm nhóm trên thì ảnh hưởng đến hệ cơ xương thường được đề cập nhiều nhất do tư thế gò bó kéo dài và do tính chất công việc lặp đi lặp lại [4],[11],[72].
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về các nguy cơ gây nên hội chứng đau vai gáy ở người sử dụng máy tính như nghiên cứu của tác giả
Swenenne G, van den Heuvel [85] đã cho thấy mối liên quan giữa phong cách làm việc, thời gian làm việc quá qui định với tình trạng đau vai gáy. Atsuo Murata và Ishihara [60] đã chỉ ra mối liên quan giữa thời gian sử dụng bàn phím máy tính với sự mệt mỏi do tâm lý tăng dần theo thời gian. Các nhóm tác giả như Ylimen J, và cộng sự [104] và nhóm Taimela S, Takala EP, Seppa TA tại Phần Lan [89], Bronfort G, Evans R, Nelson B tại Canada [26] đều cho thấy hiệu quả của can thiệp bằng tập vận động làm mạnh cơ và tăng sức bền của cơ trong cải thiện được tình trạng đau vai gáy mạn tính ở những người làm việc với máy tính. D M Rempel, N Krause, R Goldberg tại Hoa Kỳ đã thấy vai trò của tập luyện, khoa học lao động (ergonomic) và trợ giúp cẳng tay trong phòng và điều trị đau vai gáy ở người sử dụng máy tính [75].
Ở Việt Nam, các tác giả Lê Vinh, Nguyễn Văn Thông [10] đã đề cập các kiến thức cơ bản về đau vai gáy. Lưu Minh Châu (1999) nghiên cứu mối liên quan môi trường lao động và sức khỏe của người lao động với máy tính [4]. Năm 2009, Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường đã dự thảo ra quy chuấn kỹ thuật về đánh giá thiết kế thay đổi điều kiện làm việc và khoa học lao động vị trí lao động với máy tính [12] nhưng vẫn chưa có công trình nào đề cập tới giải pháp can thiệp hội chứng đau vai gáy ở những người sử dụng máy tính một cách toàn diện, chính vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu giải pháp can thiệp hội chứng đau vai gáy ở những người sử dụng máy tính”.
Nhằm hai mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng và các yếu tố liên quan đến hội chứng đau vai gáy ở những người sử dụng máy tính.
2. Đánh giá hiệu quả của một số giải pháp can thiệp đối với hội chứng đau vai gáy ở những người sử dụng máy tính.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Khái niệm về đau vai gáy, đau vai gáy liên quan đến sử dụng máy tính 3
1.2. Giải phẫu chức năng cột sống cổ 5
1.3. Các vị trí nhận cảm đau ở vùng vai gáy 17
1.4. Một số cơ chế liên quan đến hội chứng đau vai gáy do sử dụng máy tính 18
1.5. Tình hình đau vai gáy ở người sử dụng máy tính 19
1.6. Các yếu tố nguy cơ liên quan giữa hội chứng đau vai gáy và tính
chất làm việc với máy tính 20
1.7. Nguyên nhân và phân loại hội chứng đau vai gáy 27
1.8. Một cách tiếp cận mới về đau vai gáy do áp lực công việc 28
1.9. Các phương pháp lượng giá toàn diện chức năng vai, gáy, chi trên 30
1.10. Một số giải pháp can thiệp hội chứng đau vai gáy ở người sử dụng
máy tính 32
1.11. Một số nghiên cứu liên quan đến hội chứng đau vai gáy ở người sử
dụng máy tính 35
Chương 2: ĐỐI TƯƠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
2.1. Đối tượng nghiên cứu 3 8
2.2. Phương pháp nghiên cứu 42
Chương 3: KẾT QUẢ 55
3.1. Kết quả của nghiên cứu cắt ngang 5 5
3.2. Kết quả nghiên cứu can thiệp 64
Chương 4: BÀN LUẬN 80
4.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 80
4.2. Bàn luận về thực trạng hội chứng đau vai gáy, kiến thức, thái độ
thực hành phòng chống 82
4.3. Nhận xét mối liên quan giữa hội chứng đau vai gáy ở người sử dụng
máy tính với một số yếu tố 84
4.4. Bàn luận về phần can thiệp đau vai gáy ở người sử dụng máy tính 92
KẾT LUẬN 116
KIẾN NGHỊ 118
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
1. Đỗ Chí Hùng, Vũ Thị Bích Hạnh (2011), “Thực trạng và các yếu tố liên quan đến mức độ đau vai gáy ở những người sử dụng máy tính bị hội chứng đau vai gáy”, Tạp chí Y Học Thực Hành.
2. Đỗ Chí Hùng, Vũ Thị Bích Hạnh, Tạ Tuyết Bình (2011), “Thực trạng và các yếu tố liên quan đến tình trạng đau vai gáy ở những người sử dụng máy tính”, Tạp chí Y Học Thực Hành.TÀI LIỆU THAM KHẢO
I- Tiếng Việt:
1. Trần Ngọc Ân (1999), “Các phương pháp đánh giá theo dõi kết quả”, Bệnh thấp khớp, NXB. Y học, trang 395-398
2. Bộ môn Giải phẫu học(2009), “Bài giảng ngực xương thần kinh”, Bài giảng giải phẫu học tập 2,NXB. Y Học, trang: 279 – 286
3. Bộ Y Tế (2000), “Các bệnh khác của cột sống”, Bảng phân loại quốc tế bệnh tật Việt – Anh lần thứ 10 ICD -10, NXB. Y Học Hà Nội, trang 509-511
4. Lưu Minh Châu (1999), Tìm hiểu mối liên quan môi trường lao động và sức khỏe của người lao động với máy tính tại một số cơ sở ngành bưu điện, Luận văn thạc sỹ Y học, Trường ĐH. Y Hà Nội
5. Phạm Hồng Hoa, Lê Văn Phước (2008), CT cột sống, NXB. Y Học
6. Học viện Quân Y- Bộ môn thần kinh (1998),“Hình ảnh XQ cột sống”, Các phương pháp chẩn đoán bổ trợ về thần kinh, Hà Nội, trang 23-52
7. Vũ Công Lập, Trần Công Duyệt, Đỗ Kiên Cường và cộng sự (2005), các tác nhân vật lý thường dùng trong vật lý trị liệu, NXB. Y Học
8. Hồ Hữu Lương (2006), Thoái hóa cột sống cổ và thoát vị đĩa đệm, NXB. Y Học
9. Nguyễn Xuân Nghiên, Cao Minh Châu, Trần Văn Chương, Vũ Thị Bích Hạnh (2010), “Đo tầm vận động khớp và thử cơ bằng tay”, Vật lý trị liệu Phục hồi chức năng, NXB. Y Học, trang 21 – 60
10. Nguyễn Văn Thông (2001), Bệnh lý cột sống cổ. NXB. Y Học
11. Đặng Thị Minh Tuệ (2007), Đánh giá sự chế tiết nước mắt ở những nhân
viên văn phòng sử dụng máy tính, Luận văn thạc sỹ trường ĐH. Y Hà Nội
12. Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường (2009), Quy chuẩn quốc gia về kỹ thuật đánh giá ecgônômi vị trí lao động với máy tính, Bộ Y Tế, Hà Nội13. Lê Vinh (2002), Đau cổ và đau vai, dịch từ tác giả Caillier R, NXB. Y học.
14. Lê Vinh (2010), “Cơ sinh học và thăm khám chức năng cột sống”, Hướngdẫn thăm khám – Chẩn đoán và điều trị bằng tay -Kỹ thuật chuyên khoa về Vật lý trị liệu thần kinh – cơ – khớp, dịch từ tác giả Dvorak J, Dvorak V, NXB. Y học Hà Nội, trang: 1 – 2
Recent Comments