HIỆU QUẢ CỦA PHÁ THAI NỘI KHOA ≤49 NGÀY VÔ KINH Ở PHỤ NỮ CÓ VẾT MỔ CŨ LẤY THAI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC CỦ CHI
LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA II HIỆU QUẢ CỦA PHÁ THAI NỘI KHOA ≤49 NGÀY VÔ KINH Ở PHỤ NỮ CÓ VẾT MỔ CŨ LẤY THAI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC CỦ CHI
Đặt vấn đề: Kết hợp giữa mifepristone và misoprostol cho thấy hiệu quả tốt trong việc chấm dứt thai kỳ trong 3 tháng đầu.
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ thành công và các biến chứng của phác đồ phá thai nội khoa uống 400 mcg misoprostol sau khi uống 200 mg mifepristone 36 – 48 giờ trong chấm dứt thai kỳ ≤49 ngày vô kinh ở phụ nữ có vết mổ lấy thai.
Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu báo cáo loạt ca tiến cứu trên 112 phụ nữ mang thai ≤49 ngày.
Kết quả: Tỉ lệ tống xuất thai hoàn toàn của phác đồ với tỉ lệ thành công là 93,8%, (KTC95%: 88,4 – 98,2). Tỉ lệ sẩy thai cộng dồn trong 4 giờ đầu 62,5% và đến 24 giờ là 90,2%. Thời gian ra huyết âm đạo trung bình 7,7 ± 2,5 ngày. Đau bụng mức độ vừa chiếm tỉ lệ 63,4% và đau bụng nhiều chiếm 5,4%. Các tác dụng ngoại ý khác: Sau uống mifepristone: 15,2% buồn nôn, 8,9% nôn, 0,9% tiêu chảy, 5,4% chóng mặt/nhức đầu. Không có trường hợp nào ớn lạnh/run, sốt và dị ứng. Sau uống misoprostol: 34,8% buồn nôn, 21,4% nôn, 36,6% tiêu chảy, 27,7% ớn lạnh/run, 17,9% sốt, 8% chóng mặt/nhức đầu và không có trường hợp nào dị ứng. Không có trường hợp tai biến vỡ tử cung, choáng mất máu, nhiễm trùng trong nghiên cứu.
Kết luận: Phá thai nội khoa ở phụ nữ có vết mổ lấy thai ≤49 ngày vô kinh cho thấy đạt được hiệu quả tống xuất thai rất cao và tỉ lệ tác dụng ngoại ý không đáng kể.
Trong hai thập niên gần đây, số ca mổ lấy thai trên toàn cầu tăng gần gấp đôi ở một số nước. Theo AFP năm 2015 có 29,7 triệu ca mổ lấy thai trên thế giới, chiếm 21% tổng số ca sinh. Tại Việt Nam với sự phát triển kinh tế, yếu tố xã hội, nhu cầu của sản phụ ngày càng tăng, đồng thời tình hình mổ lấy thai đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều cơ sở y tế từ tuyến huyện trở lên. Nên tỉ lệ mổ lấy thai tăng cao trong các năm gần đây, trung bình 40% cho cả nước và có nhiều khu vực lên đến 60%.
MÃ TÀI LIỆU
|
CAOHOC.2023.00253 YHHCM.2021.00133 |
Giá :
|
|
Liên Hệ
|
0927.007.596
|
Trong hai thập niên gần đây, số ca mổ lấy thai trên toàn cầu tăng gần gấp đôi ở một số nƣớc. Theo AFP năm 2015 có 29,7 triệu ca mổ lấy thai trên thế giới, chiếm 21% tổng số ca sinh. Tại Việt Nam với sự phát triển kinh tế, yếu tố xã hội, nhu cầu của sản phụ ngày càng tăng, đồng thời tình hình mổ lấy thai đã đƣợc áp dụng rộng rãi ở nhiều cơ sở y tế từ tuyến huyện trở lên. Nên tỉ lệ mổ lấy thai tăng cao trong các năm gần đây, trung bình 40% cho cả nƣớc và có nhiều khu vực lên đến 60% [12].
Tại khoa sản bệnh viện đa khoa khu vực Củ Chi. Năm 2017 tổng số sinh là 5.807 ca, trong đó mổ lấy thai 2.443 ca chiếm 42%. Năm 2018 tổng số sinh là 4.910 ca, trong đó mổ lấy thai 2.750 ca chiếm 56% [3].
Qua đó ta thấy số phụ nữ có vết mổ lấy thai ngày càng nhiều và khi họ không ngừa thai hoặc ngừa thai không hiệu quả sẽ dẫn đến tình trạng có thai ngoài ý muốn. Vì lý do nào đó, họ không muốn tiếp tục giữ thai mà buộc phải phá thai. Nên việc chọn lựa phƣơng pháp chấm dứt thai kỳ là nội khoa hay ngoại khoa sẽ ảnh hƣởng rất nhiều đến tâm lý, chất lƣợng cuộc sống cũng nhƣ tƣơng lai sản khoa của ngƣời phụ nữ [57],[68].
Hút thai chân không là một phƣơng pháp tiêu chuẩn, phổ biến đã áp dụng hàng chục năm qua để chấm dứt thai kỳ ở tuổi thai ≤ 56 ngày vô kinh. Nhƣng đòi hỏi nơi thực hiện có đầy đủ trang thiết bị, đảm bảo vô trùng tốt, đƣợc thực hiện bởi ngƣời có kĩ năng và kinh nghiệm. Tuy nhiên, những biến chứng từ phƣơng pháp can thiệp này đã để lại các tổn thƣơng cổ tử cung, nhiễm trùng, thủng tử cung, vô kinh, vô sinh không phải là nhỏ. Đặc biệt tai biến sẽ tăng lên rất nhiều nếu thực hiện trên tử cung có vết mổ lấy thai. Mặt khác, thủ thuật đã ảnh hƣởng nhiều đến tâm lý, sự ám ảnh bỏ con và nỗi kinh hoàng khi phải trải qua một thủ thuật phá thai đau đớn. Vì vậy phá thai nội khoa là một biện pháp chấm dứt thai kỳ không xâm lấn, đơn giản, có hiệu quả đáng đƣợc quan tâm.
.Các tác giả trong và ngoài nƣớc đã có nhiều nghiên cứu về sự kết hợp giữa mifepristone và misoprostol cho thấy hiệu quả tốt trong việc chấm dứt thai kỳ trong 3 tháng đầu. Hạn chế những biến chứng do quá trình làm thủ thuật gây ra và có nhiều ƣu việt về tính an toàn, kinh tế, dễ bảo quản, dễ sử dụng, có thể theo dõi ngoại trú. Nên ngày càng có nhiều ứng dụng trong điều trị, kể cả trên những phụ nữ có vết mổ cũ lấy thai [46],[60].
Việt Nam đến nay cũng đã có các nghiên cứu về hiệu quả của phá thai nội khoa trên thai phụ có vết mổ lấy thai cho kết quả rất khả quan. Năm 2010 Lê Thị Giáng Châu thực hiện thử nghiệm lâm sàng không nhóm chứng xác định tỉ lệ thành công của phác đồ phá thai nội khoa ở tuổi thai ≤ 49 ngày vô kinh trên 170 phụ nữ có vết mổ cũ lấy thai tại khoa sản bệnh viện đa khoa tỉnh Sóc Trăng. Tỉ lệ thành công 90%, không có tai biến vỡ tử cung, choáng mất máu, nhiễm trùng [6].
Năm 2013 Nguyễn Thị Kiều Loan nghiên cứu hiệu quả của phá thai nội khoa trong chấm dứt thai kỳ từ 50 – 63 ngày vô kinh trên bệnh nhân có vết mổ cũ lấy thai tại bệnh viện Từ Dũ. Tỉ lệ thành công là 93,6%, tỉ lệ hài lòng của bệnh nhân với phác đồ là 85,2% [7]. Từ đây cho ta thấy phá thai nội khoa trên bệnh nhân có vết mổ cũ lấy thai cũng mang tính hiệu quả và an toàn cao.
Tại bệnh viện đa khoa khu vực Củ Chi đã triển khai phá thai nội khoa với phác đồ uống 400 mcg misoprostol sau 36 – 48 giờ uống mifepristone đối với thai ≤ 49 ngày vô kinh trên bệnh nhân không có vết mổ cũ từ năm 2011, đạt đƣợc thành công trên 95% [3]. Nhƣng đối với bệnh nhân có vết mổ cũ thì phƣơng pháp phá thai chính vẫn là hút chân không và phá thai nội khoa trên bệnh nhân có vết mổ cũ đến nay vẫn chƣa đƣợc áp dụng tại bệnh viện. Vì vậy việc tiến hành nghiên cứu đề tài “hiệu quả của phá thai nội khoa ≤ 49 ngày vô kinh ở phụ nữ có vết mổ cũ lấy thai tại bệnh viện đa khoa khu vực Củ
Chi, thành phố Hồ Chí Minh” là một vấn đề hết sức cấp thiết, với hi vọng sẽ.ứng dụng các thành quả của nghiên cứu trong việc cải thiện nâng cao chất lƣợng về điều trị và có thêm sự lựa chọn tốt cho bệnh nhân.
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Tỉ lệ tống xuất thai hoàn toàn và các biến chứng của phƣơng pháp phá thai nội khoa ≤ 49 ngày vô kinh ở phụ nữ có vết mổ cũ lấy thai là bao nhiêu ? Để từ đó có thể lựa chọn và đề xuất phác đồ điều trị nội khoa hiệu quả thay thế cho can thiệp ngoại khoa tại bệnh viện đa khoa khu vực Củ Chi
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Bảng đối chiếu Anh Việt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ và sơ đồ
Danh mục các hình
ĐẶT VẤN ĐỀ ..………………………………………………………… 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU…………………………………………… 4
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU………………………………… 5
1.1. TỔNG QUAN VỀ THUỐC MIFEPRISTONE ….……………… 5
1.2. TỔNG QUAN VỀ THUỐC MISOPROSTOL ………………….. 8
1.3. TỔNG QUAN VỀ PHÁ THAI NỘI KHOA ……………………. 13
1.4. CÁC NGHIÊN CỨU NƢỚC NGOÀI VỀ PHÁ THAI NỘI
KHOA SỬ DỤNG MIFEPRISTONE VÀ MISOPROSTOL ………… 16
1.5. CÁC NGHIÊN CỨU TRONG NƢỚC VỀ PHÁ THAI NỘI
KHOA SỬ DỤNG MIFEPRISTONE VÀ MISOPROSTOL ………… 20
1.6. TỔNG QUAN VỀ PHÁ THAI NỘI KHOA Ở NGƢỜI CÓ VẾT
MỔ LẤY THAI ………………………………………………………. 21
1.7. NHỮNG ĐIỂM CHÍNH CỦA PHÁC ĐỒ PHÁ THAI NỘI
KHOA TẠI VIỆT NAM ……………………………………………… 26
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…….. 28
2.1. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU………………………………………. 28
2.2. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU……………………………………. 28
.
.2.3. CỠ MẪU…………………………………………………………. 28
2.4. PHÁC ĐỒ PHÁ THAI NỘI KHOA DÙNG TRONG NGHIÊN
CỨU ………………………………………………………………….. 28
2.5. PHƢƠNG PHÁP CHỌN MẪU…………………………………… 29
2.6. PHƢƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU………………………… 30
2.7. TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA PHƢƠNG PHÁP
PHÁ THAI NỘI KHOA ……………………………………………………. 37
2.8. CÁC BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU …………………………………… 38
2.9. QUẢN LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU…….……………………. 45
2.10. VẤN ĐỀ Y ĐỨC………………………………………………… 46
2.11. LỢI ÍCH MONG ĐỢI…………………………………………… 47
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………………………………… 48
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU.. 48
3.2. ĐẶC ĐIỂM VỀ TIỀN CĂN PHỤ KHOA……………………….. 49
3.3. ĐẶC ĐIỂM VỀ TIỀN CĂN SẢN KHOA……………………….. 51
3.4. ĐẶC ĐIỂM CỦA LẦN PHÁ THAI NỘI KHOA NÀY…………. 53
3.5. HIỆU QUẢ CỦA PHÁC ĐỒ NGHIÊN CỨU…………………… 55
3.6. PHÂN TÍCH CÁC TRƢỜNG HỢP THẤT BẠI………………… 58
3.7. CÁC TÁC DỤNG PHỤ CỦA PHÁC ĐỒ PHÁ THAI NỘI
KHOA…………………………………………………………………. 59
Chƣơng 4. BÀN LUẬN……………………………………………….. 63
4.1. BÀN LUẬN VỀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………… 63
4.2. BÀN LUẬN VỀ ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU…… 65
4.3. ĐẶC ĐIỂM VỀ TIỀN CĂN SẢN KHOA……………………….. 68
4.4. ĐẶC ĐIỂM CỦA LẦN PHÁ THAI NỘI KHOA NÀY…………. 71
4.5. HIỆU QUẢ CỦA PHÁC ĐỒ NGHIÊN CỨU…………………… 73
.
.4.6. CÁC TÁC DỤNG PHỤ CỦA PHÁC ĐỒ PHÁ THAI NỘI
KHOA………………………………………………………………….
79
4.7. NHỮNG ƢU ĐIỂM VÀ GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI…………….. 83
KẾT LUẬN…………………………………………………………… 86
KIẾN NGHỊ…………………………………………………………… 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. BẢNG THU THẬP SỐ LIỆU
Phụ lục 2. BẢNG ĐỒNG THUẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU
Phụ lục 3. PHIẾU THEO DÕI TẠI NHÀ
Phụ lục 4. BẢN ĐỒ HÀNH CHÁNH HUYỆN CỦ CHI
Phụ lục 5. DANH SÁCH BỆNH NHÂN THAM GIA NGHIÊN CỨU
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Đặc điểm dịch tễ của mẫu nghiên cứu…………………….. 48
Bảng 3.2. Đặc điểm xã hội của mẫu nghiên cứu …………………….. 49
Bảng 3.3. Đặc điểm tiền căn kinh nguyệt ……………………………. 50
Bảng 3.4. Các biện pháp tránh thai đang sử dụng……………………. 50
Bảng 3.5. Đặc điểm tiền căn sản khoa………………………………… 51
Bảng 3.6. Đặc điểm về tiền căn mổ lấy thai………………………….. 52
Bảng 3.7. Đặc điểm của tuổi thai nghiên cứu………………………… 53
Bảng 3.8. Tỉ lệ sẩy thai theo thời gian………………………………. 53
Bảng 3.9. Kết quả siêu âm khám lần 1 sau uống misoprostol……….. 54
Bảng 3.10. Kết quả siêu âm khám lần 2 sau uống misoprostol……… 54
Bảng 3.11. Tỉ lệ thành công theo tuổi thai……………………………. 55
Bảng 3.12. Tỉ lệ thành công theo tiền căn mổ lấy thai……………….. 56
Bảng 3.13. Tỉ lệ thành công theo một số tiền sử sản khoa…………… 57
Bảng 3.14. Lý do can thiệp thủ thuật…………………………………. 58
Bảng 3.15. Phân bố trƣờng hợp thất bại theo một số đặc tính của mẫu 59
Bảng 3.16. Đặc điểm ra huyết âm đạo………………………………… 60
Bảng 3.17. Các tác dụng phụ sau uống mifepristone và misoprostol… 61
Bảng 4.1. So sánh tỉ lệ thành công các phác đồ phá thai nội khoa của
một số nghiên cứu trong và ngoài nƣớc ……………………………… 7
Recent Comments