Kết quả điều trị bệnh nhân nhồi máu não cấp bằng thuốc Tiêu sợi huyết tại bệnh viện trung ương Thái Nguyên
Luận văn thạc sĩ y học Kết quả điều trị bệnh nhân nhồi máu não cấp bằng thuốc Tiêu sợi huyết tại bệnh viện trung ương Thái Nguyên.Đột quỵ não đã và đang trở thành một vấn đề quan trọng của y học ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Đây là bệnh lý thường gặp ở người có tuổi, phổ biến hơn ở những người có tiền sử các bệnh tiểu đường, tim mạch, huyết áp, tăng cholesterol máu. Trên thế giới hiện nay đột quỵ là một trong những căn nguyên gây tử vong hàng đầu, chỉ sau bệnh tim thiếu máu cục bộ và ung thư [49], [66].
Trong đó đột quỵ nhồi máu não (ĐQNMN) chiếm số lượng lớn trong toàn bộ các thể đột quỵ [6], [39]. Hậu quả là để lại gánh nặng cho gia đình và xã hội rất lớn [49]. Theo thống kê chưa đầy đủ năm 2013, toàn thế giới có khoảng 10,3 triệu ca đột quỵ mới mắc trong đó 67% là đột quỵ nhồi máu não, tử vong là 6,5 triệu (đột quỵ nhồi máu não chiếm 51%) [47]. Tại Việt Nam, mức sống người dân ngày càng tăng dần, xu hướng tuổi thọ tăng cao, nguy cơ đột quỵ não ngày càng cao. Song song với công tác dự phòng, việc nâng cao hiệu quả trong chẩn đoán và điều trị là yêu cầu trọng tâm với mục tiêu hạ thấp tỷ lệ tử vong, hạn chế tàn phế, giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội.
MÃ TÀI LIỆU
|
CAOHOC.2022.00466 |
Giá :
|
50.000đ
|
Liên Hệ
|
0915.558.890
|
Nhiều nghiên cứu thử nghiệm trước đó chỉ ra rằng mức độ hồi phục lâm sàng sẽ được cải thiện nếu nhu mô não vùng tổn thương còn có khả năng hồi phục và phải được tái thông sớm nhất có thể [57]. Cứ mỗi 1 giờ trì hoãn điều trị, nguy cơ hồi phục kém tăng lên khoảng 38% [42]. Do vậy cần lựa chọn phương pháp tối ưu nhất cho bệnh nhân.
Năm 1996, kết quả nghiên cứu NINDS cho thấy với chất hoạt hóa Plasminogen mô sử dụng đường tĩnh mạch, đã có thêm 17% bệnh nhân đạt phục hồi chức năng hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn sau ba tháng [70].Trên thế giới, có nhiều nghiên cứu khác chứng minh tính hiệu quả và an toàn của liệu pháp tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch như: nghiên cứu CASES (2005), nghiên cứu ECASS III (2008). Tại Việt Nam từ năm 2006, tác giả Lê Văn Thành và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu thử nghiệm liệu pháp này tại 3 bệnh viện ở thành phố Hồ Chí Minh với kết quả hết sức khả quan. Sau đó là hàng loạt các nghiên cứu khác như của Mai Duy Tôn (2012), Nguyễn Huy Thắng (2012) đã cho thấy những hiệu quả rõ rệt về hồi phục lâm sàng và độ an toàn, hiệu quả của liệu pháp [8], [13]. Đến năm 2017, phương pháp tiêu sợi huyết cho các bệnh nhân đột quỵ não tối cấp đã được áp dụng tại rất nhiều các bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh tại Việt Nam, kết quả báo cáo cho thấy hiệu quả rõ ràng của phương pháp này [2], [3], [10], [11], [16].
Tại bệnh viên trung ương Thái Nguyên, liệu pháp tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch trên bệnh nhân nhồi máu não cấp đã được tiến hành từ tháng 12 năm 2016. Để đánh giá hiệu quả của phương pháp mới này, chúng tôi tiến hành làm đề tài nghiên cứu : “Kết quả điều trị bệnh nhân nhồi máu não cấp bằng thuốc Tiêu sợi huyết tại bệnh viện trung ương Thái Nguyên ” với mục tiêu sau:
1.Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân nhồi máu não cấp bằng thuốc tiêu sợi huyết tại bệnh viện trung ương Thái Nguyên.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị ở các bệnh nhân trên
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………………………….. 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN ……………………………………………………………………. 3
1.1. Khái niệm đột quỵ…………………………………………………………………………… 3
1.2. Phân loại đột quỵ thiếu máu não………………………………………………………… 3
1.3. Cơ chế bệnh sinh nhồi máu não …………………………………………………………. 5
1.4. Chẩn đoán đột quỵ thiếu máu não tối cấp……………………………………………. 9
1.5. Các biện pháp điều trị Nhồi máu não cấp ………………………………………….. 15
1.6. Điều trị nhồi máu não cấp bằng thuốc tiêu huyết khối đường tĩnh mạch.. 19
1.7. Đánh giá kết quả sau điều trị……………………………………………………………. 25
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………. 27
2.1. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………………………….. 27
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu…………………………………………………….. 28
2.3. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………………. 28
2.4. Nội dung nghiên cứu………………………………………………………………………. 28
CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………………….. 38
3.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của nhóm đối tượng NC …………………. 38
3.2. Kết quả điều trị và biến chứng của nhóm đối tượng nghiên cứu …………44
3.3. Các yếu tố liên quan đến tiên lượng kết quả điều trị sau 3 tháng ………………. 44
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN…………………………………………………………………….. 46
4.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị …………………………. 46
4.2 Các yếu tố tiên lượng đến kết quả điều trị sau 3 tháng ……………………51
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………………….. 515
KHUYẾN NGHỊ …………………………………………………………………………………. 57
TÀI LIỆU THAM KHẢODANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng chung của nhóm bệnh nhân …….. 38
Bảng 3.2. Đặc điểm tiền sử của nhóm đối tượng nghiên cứu……………………….. 38
Bảng 3.3. Triệu chứng khởi phát đột quỵ ………………………………………………….. 39
Bảng 3.4. Thời gian từ khởi phát đột quỵ não đến lúc vào viện và từ khởi phát
đột quỵ não đến lúc điều trị bằng tiêu sợi huyết …………………………………………. 40
Bảng 3.5. Các dấu hiệu sinh tồn khi nhập viện của nhóm bệnh nhân …………… 40
Bảng 3.6. Các dấu hiệu lâm sàng khi đến viện của bệnh nhân tiêu sợi huyết …. 41
Bảng 3.7. Vị trí tổn thương trên lâm sàng của BN dùng TSH………………………. 41
Bảng 3.8. Xét nghiệm máu lúc vào viện của đối tượng nghiên cứu……………… 42
Bảng 3.9. Hình ảnh tổn thương trên CT scanner sọ não lúc vào ………………….. 43
Bảng 3.10. Các vị trí tổn thương mạch máu não trước khi điều trị tiêu sợi
huyết…. ………………………………………………………………………………………………… 43
Bảng 3.11. Thay đổi điểm NIHSS trong quá trình điều trị nội trú ………………… 44
Bảng 3.12. Đánh giá hồi phục lâm sàng theo thang điểm NIHSS lúc ra viện … 44
Bảng 3.13. Thời gian điều trị nội trú của các đối tượng nghiên cứu ……………… 44
Bảng 3.14. Hình ảnh CLVT thay đổi sau điều trị ………………………………………. 45
Bảng 3.15. Các yếu tố liên quan đến tiên lượng kết quả điều trị sau 3 tháng…. 4
TÀI LIỆU THAM KHẢO Kết quả điều trị bệnh nhân nhồi máu não cấp bằng thuốc Tiêu sợi huyết tại bệnh viện trung ương Thái Nguyên
Tiếng Việt
1. Nguyễn Đạt Anh và Mai Duy Tôn (2013), Xử trí cấp cứu đột quỵ não, Nhà xuất bản Thế Giới, Việt Nam.
2. Phạm Đình Đài và Đặng Minh Đức (2017), "Kết quả điều trị 316 bệnh nhân nhồi máu não bằng thuốc tiêu sợi huyết với mô hình “Hành lang trống” tại bệnh viện Quân Y 103", Tạp chí Y dược lâm sàng 108. 12(Số đặc biệt 10/2017), tr. 15-21.
3. Đặng Minh Đức và Phạm Đình Đài (2017), "Kết quả điều trị nhồi máu não cấp sử dụng alteplase đường tĩnh mạch liều thấp", Tạp chí Y dược lâm sàng 108. 12(Số đặc biệt 10/2017), tr. 45-49.
4. Nguyễn Thanh Long, Nguyễn Huy Thắng và Dương Đình Chỉnh (2017), "Các
yếu tố ảnh hưởng tiên lượng kết quả điều trị bệnh nhân nhồi máu não cấp do tắc
mạch máu lớn tuần hoàn não trước được điều trị bằng tiêu sợi huyết tĩnh mạch
và lấy huyết khối cơ học", Tạp chí Y dược lâm sàng 108. 12 (Số đặc biệt 10/2017),
tr. 72-77.
5. Trần Viết Lực, Trịnh Tiến Lực và Vũ Thị Thu Trang (2016), "Bệnh lý thần kinh",
trong GS.TS.Ngô Quý Châu, chủ biên, Cẩm nang điều trị nội khoa, Nhà xuất bản
đại học Huế, Việt Nam, tr. 1185-1221.
6. Vũ đăng Lưu và Nguyễn Quang Anh (2015), "Kết quả của phương pháp lấy huyết
khối bằng dụng cụ cơ học stent solitaite trong điều trị nhồi máu não tối cấp", Tạp
chí nghiên cứu y học. 94(2), tr. 33-41.
7. Vũ Đăng Lưu và cs, Kết quả ban đầu điều trị nhồi máu não tối cấp bằng dụng
cụ lấy huyết khối Solitaire kết hợp tiêu sợi huyết đường động mạch: nhân 2
trường hợp. Tạp chí điện quang Việt Nam, 2012. 08: tr.254-260.
8. Mai Duy Tôn (2013), Đánh giá hiệu quả điều trị đột quỵ nhồi máu não cấp trong
vòng 3 giờ bằng thuốc tiêu huyết khối đường tĩnh mạch Alteplase liều thấp, Luận
án tiến sĩ, Trường đại học Y Hà Nội, Việt Nam.
9. Nguyễn Hoàng Ngọc và các cộng sự. (2017), "Kết quả điều trị lấy huyết khối
bằng dụng cụ cơ học ở 138 bệnh nhân thiếu máu não cấp do tắc nhánh lớn động
mạch nội sọ", Tạp chí Y dược lâm sàng 108. 12(Số đặc biệt 10/2017), tr. 66-71.
10. Nguyễn Huy Ngọc và Nguyễn Quang Ân (2017), "Biến chứng điều trị Nhồi máu
não cấp do tắc động mạch nõa giữa bằng thuốc rt-PA tại bệnh viện đa khoa tỉnh
Phú Thọ", Tạp chí Y dược lâm sàng 108. 12(Số đặc biệt 10/2017), tr. 50-55.11. Phạm Phước Sung và các cộng sự. (2017), "Kết quả điều trị và các yếu tố tiên
lượng đột quỵ thiếu máu não cấp từ 3 đến 4,5 giờ đầu bằng thuốc tiêu sợi huyết
alteplase liều thấp (0,6mg/kg) đường tĩnh mạch", Tạp chí Y dược lâm sàng 108.
12(Số đặc biệt 10/2017), tr. 26-32.
12. Nguyễn Anh Tài, Phạm Xuân Lãnh và Nguyễn Huỳnh Nhật Tuấn ( ), "Báo
cáo trường hợp huyết khối tĩnh mạch não điều trị thành công với lấy huyết khối
cơ học và tiêu sợi huyết tại chỗ", Tạp chí Y dược lâm sàng 108. 12(Số đặc biệt
10/2017), tr. 85-89.
13. Nguyễn Huy Thắng (2011), "Điều trị thuốc tiêu sợi huyết Alteplase đường tĩnh
mạch trên bệnh nhân đột quỵ thiếu máu cấp", Y học TP Hồ Chí Minh. 15(3), tr.
154-158.
14. Nguyễn Huy Thắng (2017), "Tiên lượng chảy máu não trên bệnh nhân đột quỵ
thiếu máu não cấp điều trị thuốc tiêu sợi huyết Alteplase đường tĩnh mạch", Tạp
chí Y dược lâm sàng 108. 12(số đặc biệt 10/2017), tr. 224-228.
15. Nguyễn Văn Thông (2017), Tài liệu hướng dẫn xử trí đột quỵ não cấp, Nhà xuất
bản Y học, Việt Nam.
16. Đỗ Đức Thuần, Phạm Đình Đài và Đặng Minh Đức (2017), "Nghiên cứu lâm
sàng, hình ảnh cắt lớp vi tính sọ não, và kết quả điều trị rt-PA đường tĩnh mạch
ở bệnh nhân nhồi máu não có rung nhĩ trong 4,5 giờ đầu", Tạp chí Y Dược lâm
sàng 108. 12 (Số đặc biệt 10/2017), tr. 22-25.
17. Lê Văn Tuấn và Phan Thị Ngọc Lời (2017), "Các yếu tố ảnh hưởng tới thời gian
nhập viện ở bệnh nhân nhồi máu não ", Tạp chí Y dược lâm sàng 108. 12 (Số đặc
biệt 10/2017), tr. 190-195
Recent Comments