KHẢO SÁT MỨC ĐỘ TUÂN THỦ PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ SỐC NHIỄM KHUẪN Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ
KHẢO SÁT MỨC ĐỘ TUÂN THỦ PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ SỐC NHIỄM KHUẪN Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ
Nguyễn Phước Sang*, Phùng Nguyễn Thế Nguyên**, Trần Diệp Tuấn**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề – Mục tiêu: Tỷ lệ tử vong do sốc nhiễm khuẩn ở trẻ em đã giảm đáng kể tại các nước phát triển khi tuân thủ đúng phác đồ điều trị. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong tại các nước đang phát triển vẫn còn rất cao. Điều này có thể do tỷ lệ tuân thủ phác đồ còn thấp. Mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ tuân thủ các biện pháp điều trị sốc nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu 73 bệnh nhi sốc nhiễm khuẩn từ 1 tháng – 15 tuổi, nhập khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, bệnh viện Nhi Đồng Cần thơ từ 01/01/2012 đến 30/04/2016.
MÃ TÀI LIỆU
|
TCYDH.2022.2592 |
Giá :
|
20.000đ
|
Liên Hệ
|
0915.558.890
|
Kết quả: Trẻ dưới 60 tháng chiếm đa số (83,6%), tỷ lệ nam/nữ 0,97. Phần lớn bệnh nhi có biểu hiện lâm sàng nặng với mạch không bắt được (49,3%), huyết áp không đo được (50,7%), hôn mê (28,8%), chi lạnh (79,5%), thở nấc/ngưng thở (37%). 35,6% trẻ mắc các bệnh lý kèm theo. 100% các trường hợp vào sốc nhiễm khuẩn đều tuân thủ mục tiêu hỗ trợ hô hấp ban đầu. Tỷ lệ tuân thủ mục tiêu chọn dung dịch điện giải chống sốc ban đầu là 98,6%. 95,8% các trường hợp tuân thủ việc chọn dopamin là thuốc vận mạch đầu tiên. 98,6% các trường hợp kháng sinh được sử dụng trong vòng 1 giờ đầu tiên sau khi chẩn đoán. 100% trẻ được đặt catheter động mạch đo huyết áp xâm lấn trong 6 giờ đầu. 23,3% trẻ được đặt catheter tĩnh mạch trung tâm trong 6 giờ đầu. 47,9% được đặt thông tiểu trong 6 giờ đầu. Tỷ lệ tử vong trong nghiên cứu còn khá cao, với tử vong trong 24 giờ và tử vong chung lần lượt là 49,3% và 76,7%.
Kết luận: Tỷ lệ tuân thủ một biện pháp điều trị còn thấp và tình trạng lâm sàng nặng lúc chẩn đoán có thể là những nguyên nhân làm tỷ lệ tử vong còn cao. Tuân thủ tốt hướng dẫn điều trị sốc nhiễm khuẩn hiện nay có thể làm giảm tỷ lệ tử vong đáng kể.
Tỷ lệ tử vong do sốc nhiễm khuẩn (SNK) ở trẻ em vẫn còn rất cao. Ngay cả tại Mỹ và các nước phát triển tỷ lệ này cũng khoảng từ 10% đến 50%(16,17). Chẩn đoán sớm, xử trí ban đầu hiệu quả bằng các biện pháp hồi sức tích cực, kháng sinh thích hợp, sử dụng thuốc vận mạch và tăng cường co bóp cơ tim hợp lý giúp giảm tỷ lệ tử vong trong sốc nhiễm khuẩn(9,10). Năm 2004
Hội hồi sức Mỹ đưa ra chiến lược điều trị sớm theo mục tiêu. Chiến lược này đã được áp dụng có hiệu quả trên trẻ em, giảm được tỷ lệ tử vong đáng kể nếu tuân thủ đúng hướng dẫn điều trị(10). Cho đến nay hướng dẫn đã được cập nhật theo y học chứng cứ qua các năm 2008, 2012.
Nhằm đánh giá mức độ tuân thủ phác đồ điều trị tại một bệnh viện tuyến cơ sở chúng tôi thực hiện nghiên cứu này góp phần xây dựng phác đồ điều trị tại tuyến cơ sở để cải thiện hiệu quả điều trị và giảm tỷ lệ tử vong.
Recent Comments