Khảo sát tình trạng hạ đường huyết và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có giảm mức lọc cầu thận
Luận văn chuyên khoa 2 Khảo sát tình trạng hạ đường huyết và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có giảm mức lọc cầu thận < 60ml/phút.Hạ đường huyết là một biến chứng thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường, ảnh hưởng nặng nề lên quá trình điều trị bệnh, thậm chí có thể gây tử vong. Hạ đường huyết gây ra các triệu chứng liên quan đến đáp ứng điều hòa ngược bao gồm kích hoạt của hệ thần kinh giao cảm nộitiết và thần kinh trung ương, cuối cùng dẫn đến mất khả năng điều hòa của cơ thể và phải cần sự trợ giúp từ người khác [1], [2]. Các nghiên cứu lớn đã cho thấy kiểm soát đường huyết tích cực, sớm ở các bệnh nhân đái tháo đường mới chẩn đoán có tác dụng làm giảm rõ rệt các biến chứng, giảm tàn phế[3],[4]. Tuy nhiên, trong nghiên cứu ACCORD (Action to Control Cardiovascular Risk in Diabetes)ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 được điều trị tích cực lại làm gia tăng biến cố HĐH nặng và tỷ lệ tử vong [5]. HĐH nặng cần hỗ trợ gặp phổ biến hơn ở người có mức lọc cầu thận thấp [6], [7].
MÃ TÀI LIỆU
|
CAOHOC.2023.00340 |
Giá :
|
|
Liên Hệ
|
0927.007.596
|
Bệnh nhân ĐTĐ týp 2 đa số là người lớn tuổi, tuổi vốn sẵn là yếu tố nguy cơ cho giảm mức lọc cầu thận[8]. Theo các thống kê có 30% bệnh nhân ĐTĐ có mức lọc cầu thận < 60ml/phút/1,73m2 [6]. Các nghiên cứu cho thấy đái tháo đường có bệnh thận mạn (BTM) làm gia tăng 8 lần nguy cơ HĐH hơn bình thường [9]. Đặc biệt, nguy cơ HĐH ở các BN có BTM còn tăng thêmtrên BN ĐTĐ có kèm các yếu tố nguy cơ HĐH như tuổi cao, thời gian đái tháo đường dài, sử dụng nhiều thuốc, có nhiều biến chứng hoặc bệnh đi kèm [10], tình trạng HĐH tái diễn nhiều lần sẽ dẫn tới suy giảm đáp ứng của hệ thần kinh giao cảm thượng thận làm gia tăng đáng kể tình trạng hạ đường huyết không triệu chứng[6]. HĐH không triệu chứng do không được phát hiện sẽ trở thành HĐH nặng và làm gia tăng các biến cố tim mạch [11]
Đây là vòng xoắn bệnh lý rất cần quan tâm trên thực hành lâm sàng. Chính vì vậy, việc phát hiện tình trạng HĐH trên những BN có nguy cơ cao như giảm mức lọc cầu thận (MLCT) để có biện pháp phòng ngừa vòng xoắn bệnh lý của HĐH là hết sức cần thiết.
Trong thực hành lâm sàng, các bác sỹ thường chưa có thói quen tính MLCT nên đôi khi có thể ảnh hưởng đến việc lựa chọn thuốc, liều thuốc hợp lý, đặc biệt trên những đối tượng có nguy cơ bị HĐH làm nặng thêm tình trạng HĐH.
Hạ đường huyết cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu, tuy nhiên trên những bệnh nhân đái tháo đường týp2 có mức lọc cầu thận giảm còn chưa nhiều. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “Khảo sát tình trạng hạ đường huyết và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có giảm mức lọc cầu thận < 60ml/phút”. Với hai mục tiêu sau:
1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng hạ đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có giảm mức lọc cầu thận < 60ml/phút.
2. Khảo sát các yếu tố liên quan đến tình trạng hạ đường huyết ở các đối tượng nghiên cứu.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. HẠ ĐƯỜNG HUYẾT 3
1.1.1. Định nghĩa hạ đường huyết 3
1.1.2. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của hạ đường huyết 3
1.1.3. Phân loại hạ đường huyết 4
1.2. HẠ ĐƯỜNG HUYẾT Ở BỆNH NHÂN ĐTĐ TÝP2 CÓ GIẢM MỨC LỌC CẦU THẬN 6
1.2.1. Mức lọc cầu thận 6
1.2.2. Cơ chế hạ đường huyết trên BN ĐTĐ týp2 có giảm MLCT 7
1.2.3. Hậu quả của HĐH ở bệnh nhân ĐTĐ có giảm MLCT 10
1.2.4. Sử dụng thuốc hạ glucose máu trên BN có giảm MLCT 10
1.3. CÁC YẾU TỐ THUẬN LỢI CỦA HẠ ĐƯỜNG HUYẾT 12
1.4. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ HẠ ĐƯỜNG HUYẾT 14
1.4.1. Nghiên cứu trong nước 14
1.4.2. Nghiên cứu nước ngoài 15
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 18
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn BN 18
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ khỏi nghiên cứu 19
2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 19
2.2.1. Thời gian nghiên cứu 19
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu 19
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ TIẾN HÀNH 19
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 19
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 19
2.3.3. Các bước tiến hành 20
2.4. XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU 26
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28
3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BN NGHIÊN CỨU 28
3.1.1. Giới và tuổi 28
3.1.2. Thời gian phát hiện bệnh ĐTĐ 29
3.1.3. Mức lọc cầu thận 30
3.1.4. Đặc điểm tình trạng protein niệu 31
3.2. LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG HẠ ĐƯỜNG HUYẾT 31
3.2.1. Hoàn cảnh hạ đường huyết 31
3.2.2. Triệu chứng lâm sàng hạ đường huyết 32
3.2.2. Triệu chứng cận lâm sàng hạ đường huyết 35
3.3. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN 36
3.3.1. Địa điểm HĐH 36
3.3.2. Thời điểm HĐH 37
3.3.3. Tiền sử HĐH nặng 37
3.3.4. Mức độ HĐH 38
3.3.5. HĐH tái diễn 38
3.3.6. Tuổi 39
3.3.7. Thời gian ĐTĐ 39
3.3.8. Chỉ số BMI 40
3.3.9. Mức lọc cầu thận 40
3.3.10. Kiểm soát đường huyết 41
3.3.11. Nồng độ đường huyết 41
3.3.12. Rối loạn nồng độ kali, QTc, rối loạn nhịp tim 43
3.3.13. Thuốc điều trị đái tháo đường 44
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 48
4.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BN NGHIÊN CỨU 48
4.1.1. Giới và tuổi 48
4.1.2. Thời gian phát hiện bệnh ĐTĐ 49
4.1.3. Mức lọc cầu thận và protein niệu 49
4.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG 51
4.2.1. Hoàn cảnh hạ đương huyết 51
4.2.2. Đặc điểm lâm sàng hạ đường huyết 53
4.3. ĐẶC ĐIỂM CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN HĐH 60
4.3.1. Địa điểm và thời điểm HĐH 60
4.3.2. Tiền sử HĐH nặng 61
4.3.3. HĐH tái diễn và mức độ HĐH 61
4.3.4. Tuổi và thời gian ĐTĐ 64
4.3.5. BMI 64
4.3.6. Mức lọc cầu thận 65
4.3.7. Kiểm soát đường huyết 65
4.3.8. Kali máu, thời gian QTc kéo dài, rối loạn nhịp tim 66
4.3.9. Điều trị thuốc đái tháo đường 67
KẾT LUẬN 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Recent Comments