Chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim mạn tính và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên năm 2021
Luận văn thạc sĩ y tế công cộng Chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim mạn tính và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên năm 2021.Chất lượng cuộc sống (CLCS) là sự nhận thức của một cá nhân về vị trí của họ trong cuộc sống trong bối cảnh của nền văn hóa và những hệ thống giá trị mà họ đang sống, và liên quan đến mục tiêu, kỳ vọng, tiêu chuẩn và các mối quan tâm của họ” (1)
CLCS liên quan đến sức khỏe (HRQOL – health-related quality of life) là một khái niệm thu hẹp hơn của CLCS. Vì có rất nhiều khía cạnh ảnh hưởng đến CLCS nên khái niệm này ra đời giúp tập trung vào các yếu tố tác động của sức khỏe lên cuộc sống của một người. CLCS liên quan đến sức khỏe phản ánh cảm nhận chủ quan của người bệnh về tình trạng sức khỏe bản thân trong cuộc sống hàng ngày và được hình thành từ sự diễn giải tình trạng sức khỏe của mình so với cái mà người bệnh mong muốn đạt được (2)
MÃ TÀI LIỆU
|
CAOHOC.2023.00341 |
Giá :
|
|
Liên Hệ
|
0927.007.596
|
Suy tim là trạng thái bệnh lý trong đó cơ tim mất khả năng cung cấp máu đủ đáp ứng với nhu cầu cơ thể, lúc đầu khi gắng sức rồi sau đó cả khi nghỉ ngơi. Suy tim là giai đoạn cuối của các bệnh lý tim mạch (3, 4).
Suy tim là một vấn đề sức khỏe lâm sàng và cộng đồng quy mô toàn cầu đang gia tăng ở mức độ báo động do sự già hóa dân số và nhiều tiến bộ cải thiện trong chẩn đoán và điều trị bệnh tim mạch. Hơn 5,8 triệu người tại Hoa Kỳ và hơn 23 triệu người trên toàn thế giới mắc suy tim. Mỗi năm có khoảng 550.000 trường hợp suy tim mới được chẩn đoán và con số này được dự đoán sẽ đạt 1,5 triệu mỗi năm vào năm 2040 (5-7). Sau khi được chẩn đoán suy tim, tỷ lệ ước tính sống sót lần lượt là 50% và 10% ở 5 và 10 năm. Những trường hợp suy tim nặng, hơn 50% bệnh nhân tử vong trong vòng một năm sau khi chẩn đoán (5, 8). Suy tim chịu trách nhiệm cho 1 triệu trường hợp bệnh nhập viện ở Châu Âu và Hoa Kỳ hàng năm (9, 10). Sau khi xuất viện, tỷ lệ tái nhập viện đạt khoảng 30% trong vòng 60– 90 ngày (9). Đợt cấp của các triệu chứng chiếm 50% các đợt tái phát trong vòng 6 tháng (6). Tại các nước Châu Á, tỷ lệ mắc suy tim nhìn chung tương tự với thế giới là từ 1 – 3%. Tần suất suy tim chiếm đến 20% số lần nhập viện (11).
Suy tim mạn tính ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe cộng đồng không những do tần suất bệnh ngày càng gia tăng mà còn do các tác động của suy tim lên sinh hoạt của người bệnh cũng như các chi phí xã hội cần chi trả cho nó. Những bệnh nhân suy tim mạn tính có những triệu chứng về thể chất là khó thở, mệt mỏi, bên cạnh đó là những vấn đề về tâm lý, các tác dụng phụ của thuốc điều trị và sự giới hạn tham gia các hoạt động xã hội ở những mức độ khác nhau. Từ các triệu chứng thể lực làm mất dần khả năng tiếp xúc xã hội, lo lắng, cảm giác sợ đau, sợ chết dẫn tới các rối loạn giấc ngủ, lo âu, trầm cảm. Chính những điều này dẫn tới giảm chất lượng cuộc sống (CLCS) ở bệnh nhân suy tim mạn tính về cả thể chất và sức khỏe tinh thần. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu đánh giá về CLCS của bệnh nhân suy tim nhưng tại Việt Nam chỉ mới có 2 nghiên cứu nhưng lại được thực hiện ở cùng một địa điểm và trên cùng đối tượng bệnh nhân ngoại trú (12, 13). Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên là bệnh viện tuyến cao nhất tại Đắk Lắk. Phòng khám Nội tim mạch được thành lập 3 năm, thuộc khoa Nội tim mạch. Phòng khám quản lý các bệnh lý tim mạch ngoại trú, trong đó suy tim chiếm tỷ lệ cao. Từ khi phòng khám đi vào hoạt động, số lượng bệnh nhân từ các tuyến trên chuyển về quản lý ngoại trú tại địa phương cũng tăng lên, giúp giảm tải cho các tuyến trên. Hiện nay, suy tim mạn tính được quan tâm nhiều với mục tiêu điều trị là kéo dài thời gian sống, cải thiện triệu chứng cơ năng, thực thể mà còn tăng CLCS của người bệnh. Tuy nhiên, tại Đắk Lắk chưa có đề tài nào về CLCS ở bệnh nhân suy tim mạn tính. Vấn đề đặt ra là chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim mạn tính điều trị ngoại trú tại đây như thế nào? Và những yếu tố nào liên quan đến chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim mạn tính?
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành đề tài “Chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim mạn tính và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên năm 2021”
MỤC TIÊU
1. Mô tả chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim mạn tính điều trị ngoại trú tại Phòng khám Nội tim mạch Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên năm 2021.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim mạn tính điều trị ngoại trú tại Phòng khám Nội tim mạch Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên năm 2021
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………………………..1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU…………………………………………………………………4
1.1. Thông tin chung………………………………………………………………………………………..4
1.2. Thực trạng mắc suy tim mạn tính trên thế giới và tại Việt Nam………………………5
1.3. Chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân suy tim mạn tính …………………………………….6
1.4. Tổng quan tài liệu về thực trạng chất lượng cuộc sống ở người bệnh suy tim mạn
tính………………………………………………………………………………………………………………14
1.5. Các yếu tố liên quan đến CLCS ở bệnh nhân suy tim mạn tính……………………..18
1.6. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu……………………………………………………………….29
1.7. Khung lý thuyết ………………………………………………………………………………………30
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………………….32
2.1. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………………………………32
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu: …………………………………………………………….32
2.3. Thiết kế nghiên cứu :……………………………………………………………………………….32
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu……………………………………………………………32
2.5. Phương pháp, công cụ thu thập số liệu……………………………………………………….33
2.6. Biến số phân tích …………………………………………………………………………………….34
2.7. Cách tính điểm SF-36: (78) ………………………………………………………………………34
2.8. Phương pháp phân tích số liệu ………………………………………………………………….35
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu ………………………………………………………………………..36
Chƣơng 3: KẾT QUẢ ……………………………………………………………………………………..37
3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu …………………………………….37
3.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu……………………..39
3.3. Đặc điểm chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu …………………………..41
Chƣơng 4: BÀN LUẬN……………………………………………………………………………………60
4.1. Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu chung ……………………………………………60
HUPHiii
4.2. Đặc điểm chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu …………………………..62
4.3. Mốt số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân suy tim mạn
tính………………………………………………………………………………………………………………64
4.4. Hạn chế của nghiên cứu …………………………………………………………………………..74
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………………………….76
KHUYẾN NGHỊ……………………………………………………………………………………………..77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………………………………….78
PHỤ LỤC……………………………………………………………………………………………………….84
Phụ lục 1: PHIẾU THU THẬP SỐ LIỆU…………………………………………………………85
Phụ lục 2: PHIẾU ĐỒNG Ý THAM GIA NGHIÊN CỨU…………………………………92
Phụ lục 3: CÁCH TÍNH ĐIỂM SF-36 ……………………………………………………………..93
Phụ lục 4: CÁC BIẾN SỐ SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU ………………………..95
Phụ lục 5: PHIẾU ĐỒNG THUẬN SỬ DỤNG BẢN TIẾNG VIỆT BỘ CÔNG CỤ
SF-36…………………………………………………………………………………………………………….10
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 1. 2. Các thang điểm đánh giá chất lƣợng cuộc sống …………………………………………… 9 Bảng 2. 1. Phân loại điểm CLCS ………………………………………………………………………………. 35 Bảng 3. 1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tƣợng nghiên cứu…………………………………… 37 Bảng 3. 2. Đặc điểm về lâm sàng của đối tƣợng nghiên cứu……………………………………….. 39 Bảng 3. 3. Đặc điểm về cận lâm sàng của đối tƣợng nghiên cứu …………………………………. 40 Bảng 3. 4. Đặc điểm lĩnh vực “hoạt động chức năng” của ĐTNC……………………………….. 42 Bảng 3. 5. Đặc điểm lĩnh vực “giới hạn hoạt động do các khiếm khuyết chức năng” của đối tƣợng nghiên cứu……………………………………………………………………………………………….. 44 Bảng 3. 6. Đặc điểm lĩnh vực “cảm nhân đau đớn” của đối tƣợng nghiên cứu ……………. 45 Bảng 3. 7. Đặc điểm lĩnh vực “sức khỏe tổng quát” của đối tƣợng nghiên cứu……………. 46 Bảng 3. 8. Đặc điểm lĩnh vực “cảm nhận sức sống” của đối tƣợng nghiên cứu……………. 47 Bảng 3. 9. Đặc điểm lĩnh vực “giới hạn tâm lý” của đối tƣợng nghiên cứu …………………. 49 Bảng 3. 10. Đặc điểm lĩnh vực “tâm thần tổng quát” của ĐTNC ……………………………….. 50 Bảng 3. 11. Đặc điểm lĩnh vực “hoạt động xã hội” của đối tƣợng nghiên cứu……………… 52 Bảng 3. 12. Điểm trung bình chất lƣợng cuộc sống của đối tƣợng nghiên cứu…………….. 53 Bảng 3. 13. Đánh giá mối liên quan giữa một số đặc điểm nhân khẩu học và điểm CLCS 55
Bảng 3. 14. Đánh giá mối liên quan giữa một số đặc điểm lâm sàng và điểm CLCS ……. 56
Bảng 3. 15. Đánh giá mối liên quan giữa một số đặc điểm cận lâm sàng và điểm CLCS 57
Bảng 3. 16. Mô hình hồi quy đa biến phân tích các yếu tố liên quan đến điểm CLCS SKC
của ngƣời bệnh suy tim mạn tính. …………………………………………………………………………….. 58
Biểu đồ 3. 1. Đặc điểm về bệnh lý mắc kèm của đối tƣợng nghiên cứu ……………………….. 40
Biểu đồ 3. 2. Phân loại điểm chất lƣợng cuộc sống của đối tƣợng nghiên cứu…………….. 54
Recent Comments