Nghiên cứu mô hình bệnh Thận-tiết niệu tại khoa Thận và lọc máu bệnh viện Nhi trung ương từ tháng 7/2017-6-2018
Luận văn thạc sĩ y học Nghiên cứu mô hình bệnh Thận-tiết niệu tại khoa Thận và lọc máu bệnh viện Nhi trung ương từ tháng 7/2017-6-2018.Mô hình bệnh tật là tỷ lệ phần trăm của từng bệnh trên tổng số bệnh của một quần thể nhất định: cộng đồng, bệnh viện hay một khoa. Có nhiều cách để phân loại mô hình bệnh tật, trong đó phân loại theo ICD 10 đang được sử dụng rộng rãi ở các nước trên Thế giới. ICD cung cấp mã hóa các bệnh thành mã ngắn gọn, làm chuẩn cho công tác nghiên cứu và thực hành y học, tránh lỗi dịch hay hiểu sai do dùng từ. Trong ICD 10, bệnh thận tiết niệu thuộc chương XIV và được chia ra chi tiết bao gồm các mã từ N00 đến N39[1].
MÃ TÀI LIỆU
|
CAOHOC.2023.00342 |
Giá :
|
|
Liên Hệ
|
0927.007.596
|
Mô hình bệnh tật ở trẻ em tại các nước phát triển khác với các nước đang phát triển. Bệnh lý nhiễm trùng còn cao ở các nước đang phát triển. Tại các nước phát triển như Mỹ, Nhật và các nước Châu Âu, 2-3 thập kỷ nay tỷ lệ viêm cầu thận cấp giảm hẳn và rất ít gặp [2]. Tuy nhiên bệnh này vẫn chiếm tỷ lệ cao ở một số nước đang phát triển. Theo nghiên cứu tại Nepal (2006) viêm cầu thận cấp chiếm tỷ lệ 28,7% đứng thứ 2 sau hội chứng thận hư [3]. Một nghiên cứu khác tại vùng Sahara, châu Phi của tác giả Muoneke V.U và cộng sự (2016), hội chứng thận hư là nguyên nhân chiếm tỷ lệ cao nhất (32,9%), sau đến nhiễm trùng đường tiểu (26,6%), viêm cầu thận cấp chỉ chiếm 10,1%; suy giảm chức năng thận chiếm 2,5%[4]. Nghiên cứu của tác giả Mola K và Shimelis D cho thấy 3 nhóm bệnh chính là bất thường bẩm sinh hệ thận – tiết niệu chiếm 26,8%; hội chứng thận hư 16,9% và viêm cầu thận cấp chiếm 12,2%, các bệnh thận khác được quan sát là nhiễm trùng đường tiết niệu 8,0%, tổn thương thận cấp 4,2% và bệnh thận mãn tính 4,0%[5].
Bệnh viện Nhi Trung ương là tuyến cuối cùng của miền Bắc tiếp nhận, khám và điều trị số lượng lớn bệnh nhân bệnh lý nhi khoa hàng năm. Vì thế việc nghiên cứu mô hình bệnh tật sẽ giúp khoa phòng và bệnh viện trongcông tác lập kế hoạch về nhân lực, vật lực, trang thiết bị cơ sở hạ tầng; công tác đào tạo, chỉ đạo tuyến. Gần đây nhất là năm 1990, tác giả Lê Nam Trà công bố mô hình bệnh thận tiết niệu tại bệnh viện Nhi Trung ương, trong đó bệnh nhân hội chứng thận hư đứng hàng đầu và viêm cầu thận cấp vẫn là bệnh lý thường gặp[6]. Từ đó đến nay, trải qua gần 30 năm với sự phát triển của kinh tế và khoa học kỹ thuật, bệnh nhân được tiếp cận với nền y học tiên tiến, mô hình bệnh thận tiết niệu trẻ em cũng có nhiều thay đổi: Viêm cầu thận cấp do nhiễm trùng có xu hướng giảm, bệnh viêm thận lupus có xu hướng gia tăng. Nhiều bệnh lý thận tiết niệu là mạn tính, điều trị lâu dài và có nhiều biến chứng. Điều đó làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị, tốn kém kinh tế và ảnh hưởng đến mô hình bệnh thận tiết niệu chung.
Nhận thức được tầm quan trọng cần phải có dữ liệu cập nhật và toàn diện về mô hình bệnh thận tiết niệu ở trẻ em chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này 2 nhằm mục tiêu:
1. Mô tả mô hình bệnh thận tiết niệu tại khoa Thận – Lọc máu bệnh viện Nhi Trung ương trong từ 7/2017 – 6/2018.
2. Nhận xét một số biến chứng của một số bệnh thận thường gặp.
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Lịch sử phân loại quốc tế về bệnh tật và các vấn đề liên quan đến sức khỏe 3
1.2. Giới thiệu sơ lược về ICD 10 5
1.3. Tình hình bệnh thận tiết niệu trẻ em trên Thế giới và Việt Nam 9
1.3.1. Tình hình bệnh thận tiết niệu trên Thế giới 9
1.3.2. Tình hình bệnh thận tiết niệu tại Việt Nam 11
1.4. Biến chứng một số bệnh thận thường gặp 12
1.4.1. Biến chứng của hội chứng thận hư 12
1.4.2. Biến chứng của bệnh thận mạn 13
1.4.3. Biến chứng của viêm cầu thận cấp 14
1.4.4. Biến chứng của viêm thận lupus 15
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
2.1. Đối tượng nghiên cứu 16
2.2. Phương pháp nghiên cứu 16
2.2.1. Thu thập số liệu 16
2.2.2. Các chỉ số nghiên cứu 16
2.2.3. Phân loại bênh theo ICD 18
2.2.4. Các kỹ thuật sử dụng 24
2.3. Xử lí và trình bày số liệu 24
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26
3.1. Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu 26
3.2. Một số đặc điểm riêng của từng nhóm bệnh 32
3.2.1. Các bệnh lý cầu thận 32
3.2.2. Nhiễm khuẩn tiết niệu 35
3.2.3. Bệnh lý ống thận 38
3.2.4. Nhóm suy thận 39
3.3. Một số biến chứng thường gặp 41
3.3.1. Hội chứng thận hư 41
3.3.2. Bệnh thận mạn giai đoạn cuối 43
3.3.3. Biến chứng của viêm cầu thận cấp 43
3.3.4. Biến chứng của viêm thận lupus 44
Chương 4: BÀN LUẬN 45
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 45
4.1.1. Phân bố theo tuổi và giới 45
4.1.2. Phân bố theo địa dư 45
4.2.3. Phân bố tỷ lệ theo từng nhóm bệnh 46
4.2.4. Nhiễm khuẩn tiết niệu 52
4.2.5. Bệnh lý ống thận 58
4.3. Một số biến chứng thường gặp 59
4.3.1. Hội chứng thận hư 59
4.3.2. Biến chứng của bệnh thận mạn giai đoạn cuối 62
4.3.3. Biến chứng của viêm cầu thận cấp 63
4.3.4. Biến chứng của viêm thận lupus 63
KẾT LUẬN 65
KIẾN NGHỊ 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại bệnh thận theo ICD 10 7
Bảng 2.1. Hằng số K thay đổi theo tuổi trong công thức Schwartz 22
Bảng 2.2: Phân chia giai đoạn suy thận theo mức lọc cầu thận 22
Bảng 2.3. Phân độ tăng huyết áp 23
Bảng 2.4. Phân loại mức độ thiếu máu 24
Bảng 3.1. Phân bố theo địa dư 27
Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo vùng 28
Bảng 3.3. Phân bố theo nhóm bệnh 29
Bảng 3.4. Tuổi trung bình trong từng bệnh 30
Bảng 3.5: Phân bố bệnh theo địa dư 31
Bảng 3.6. Tỷ lệ các thể hội chứng thận hư phải nhập viện 33
Bảng 3.7: Phân bố độ tuổi mắc HCTH khởi phát 34
Bảng 3.8: Tỷ lệ bệnh nhân đáp ứng sau liệu trình điều trị đầu tiên 34
Bảng 3.9. Phân bố theo giải phẫu bệnh 34
Bảng 3.10. Kết quả siêu âm thận tiết niệu 36
Bảng 3.11. Tuổi trung bình và thời gian điều trị 36
Bảng 3.12: Dấu hiệu bất thường trên siêu âm 36
Bảng 3.13: Kết quả cấy nước tiểu 37
Bảng 3.14: Tỷ lệ các bệnh lý ống thận 38
Bảng 3.15: Tuổi trung bình của nhóm bệnh lý ống thận 39
Bảng 3.16. Các phương pháp thay thế thận 41
Bảng 3.17. Một số biến chứng thường gặp 41
Bảng 3.18. Một số biến chứng liên quan đến thể lâm sàng HCTH 42
Bảng 3.19. Biến chứng nhiễm trùng 42
Bảng 3.20. Một số biến chứng thường gặp ở bệnh nhân suy thận mạn 43
Bảng 3.21: Phân loại mức độ thiếu máu 43
Bảng 3.22. Biến chứng của viêm cầu thận cấp 43
Bảng 3.23: Biến chứng của viêm thận lupus 44
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố theo giới 26
Biểu đồ 3.2: Phân bố bệnh nhân vào viện theo tháng 28
Biểu đồ 3.3: Phân bố các bệnh cầu thận theo giới 32
Biểu đồ 3.4: Phân bố bệnh theo nhóm tuổi 32
Biểu đồ 3.5: Phân bố thể hội chứng thận hư theo tỉnh. 33
Biểu đồ 3.6. Phân bố bệnh Schonlein Henoch theo mùa 35
Biểu đồ 3.7: Phân bố bệnh theo tuổi và giới 35
Biểu đồ 3.8: Kết quả cấy nước tiểu 37
Biểu đồ 3.9: Phân bố giới tính trong nhóm bệnh lý ống thận 38
Biểu đồ 3.10: Phân bố tuổi nhóm suy thận 39
Biểu đồ 3.11: Phân bố giới ở nhóm suy thận 40
Biểu đồ 3.12. Phân loại theo nhóm nguyên nhân suy thận mạn 40
Recent Comments