Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện qui trình khử khuẩn – tiệt khuẩn dụng cụ của điều dưỡng tại các khoa hệ ngoại, bệnh viện đa khoa tỉnh Lâm Đồng năm 2021

Luận văn thạc sĩ y tế công cộng Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện qui trình khử khuẩn – tiệt khuẩn dụng cụ của điều dưỡng tại các khoa hệ ngoại, bệnh viện đa khoa tỉnh Lâm Đồng năm 2021.Hoạt động khám chữa bệnh và vấn đề nhiễm khuẩn trong bệnh viện có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới là từ 3,5% đến 12% (1). Trong những năm trở lại đây nguy cơ mắc các bệnh, các biến chứng trong và sau phẫu thuật do tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện gia tăng. Từ lâu nhiễm khuẩn bệnh viện đã được xem là một trong những nguy cơ hàng đầu gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Trong đó khử khuẩn dụng cụ nói chung và khử khuẩn dụng cụ ngoại khoa nói riêng là việc vô cùng cần thiết. Khử khuẩn là quá trình loại bỏ hầu hết các tác nhân gây bệnh trên dụng cụ/thiết bị hạn chế lây truyền vi sinh vật gây hại từ các dụng cụ dùng lại. Các dụng cụ mua mới trước khi đưa vào sử dụng hoặc các dụng cụ sau khi sử dụng trên bệnh nhân phải được làm sạch, khử khuẩn, làm khô và đóng gói, tiệt khuẩn đúng theo quy trình.

MÃ TÀI LIỆU

 CAOHOC.2023.00251

Giá :

Liên Hệ

0927.007.596


Việc tái sử dụng những dụng cụ hỗ trợ công tác khám, điều trị, đặc biệt đối với những dụng cụ ngoại khoa là việc làm thường quy tại cơ sở y tế. Việc tái sử dụng nếu không thực hiện nghiêm ngặt từ khâu làm sạch, khử khuẩn, đóng gói, tiệt khuẩn đến khâu lưu trữ, bảo quản cho những lần sử dụng tiếp theo có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc sức khỏe người bệnh và chất lượng thăm khám, điều trị của cơ sở y tế đó. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nhiễm khuẩn tại các bệnh viện cao, một phần do quá trình xử lý dụng cụ chưa được thực hiện đúng (1, 2). Đa số các tác nhân gây bệnh từ người bệnh và môi trường đều có thể lây nhiễm vào dụng cụ. Cầu khuẩn, trực khuẩn gram dương (Staphylococcus spp, Streptococcus spp,…), vi khuẩn gram âm (E.coli, Klebsiella,…), đặc biệt là các vi khuẩn đa kháng thuốc kháng sinh cũng có thể tồn tại trên những dụng cụ dùng cho người bệnh. Đặc biệt những vi rút lây truyền qua đường máu như vi rút viêm gan B, C, HIV… trong dụng cụ phẫu thuật, thủ thuật không chỉ nguy hiểm cho người bệnh mà còn ảnh hưởng tới nhân viên y tế. Do đó, dụng cụ phẫu thuật phải được khử khuẩn – tiệt khuẩn đúng theo quy định (3). Mặt khác việc chưa thực hiện đúng quy trình khử khuẩn dụng cụ gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến quá trình khám và điều trị cho bệnh nhân, ảnh hưởng đến chất lượng bệnh viện và an toàn người bệnh. Thực hiện đúng quy trình khử khuẩn dụng cụ giúp ngăn chặn sự lây nhiễm vi khuẩn từ các dụng cụ y tế (4). Theo khảo sát của Bộ Y tế tỷ lệ nhiễm khuẩn ở nước ta chiếm từ 3,5% đến 10% số người nhập viện, đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu đe dọa đến sự an toàn của người bệnh, làm gia tăng số ngày điều trị, chi phí điều trị và có nguy cơ cao gặp các biện chứng nặng hơn. Thống kê tự đánh giá thực trạng liên quan đến kiểm soát nhiễm khuẩn cho thấy chỉ có 46% khoa gây mê hồi sức có dụng cụ được khử khuẩn, tiệt khuẩn tập trung (5).
Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng công tác khử khuẩn – tiệt khuẩn được ban lãnh đạo rất quan tâm, bệnh viện đã xây dựng và ban hành các quy trình về khử khuẩn tiệt – tiệt khuẩn dụng cụ y tế, cung cấp phương tiện, tổ chức thực hiện theo quy định của Bộ Y tế phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị. Theo báo cáo kết quả điều tra nhiễm khuẩn bệnh viện năm 2020 tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện chung tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng là 5,4 % tỷ lệ này ở mức trung bình so với các bệnh viện hạng II trên toàn quốc. Tuy nhiên, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng chưa có nghiên cứu về thực trạng thực hiện quy trình khử khuẩn dụng cụ của nhân viên y tế, đặc biệt là đối tượng điều dưỡng hệ ngoại. Do đó, để đánh giá được hiệu quả của công tác khử khuẩn – tiệt khuẩn dụng cụ y tế tại các khoa thuộc hệ ngoại, giúp ban lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng đề ra các giải pháp cải thiện, nâng cao chất lượng khám và điều trị bệnh, đặc biệt là công tác phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện. Với những lý do trên chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu: "Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện qui trình khử khuẩn – tiệt khuẩn dụng cụ của điều dưỡng tại các khoa hệ ngoại, bệnh viện đa khoa tỉnh Lâm Đồng năm 2021".
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng thực hiện qui trình khử khuẩn – tiệt khuẩn dụng cụ của điều dưỡng tại các khoa hệ ngoại, bệnh viện đa khoa tỉnh Lâm Đồng năm 2021.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện qui trình khử khuẩn – tiệt khuẩn dụng cụ của điều dưỡng tại các khoa hệ ngoại, bệnh viện đa khoa tỉnh Lâm Đồng năm 2021

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ………………………………………………………………………………………… i
LỜI CẢM ƠN…………………………………………………………………………………………….. ii
MỤC LỤC…………………………………………………………………………………………………. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT………………………………………………………….. vii
DANH MỤC BẢNG…………………………………………………………………………………. viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ ………………………………………………………………………………….. ix
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU……………………………………………………………………………x
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………………………1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………………….3
CHƯƠNG 1………………………………………………………………………………………………….4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ……………………………………………………………………………..4
1.1. Một số khái niệm sử dụng trong nghiên cứu ………………………………………..4
1.2. Quy trình khử khuẩn dụng cụ tại bệnh viện ………………………………………..5
1.2.1. Phân loại dụng cụ tái sử dụng nhằm lựa chọn phương pháp xử lý
phù hợp ………………………………………………………………………………………………..5
1.2.2. Thực hiện công tác khử khuẩn – tiệt khuẩn dụng cụ y tế……………….8
1.2.3. Các biện pháp khử khuẩn – tiệt khuẩn dụng cụ ………………………………9
1.2.3.1. Làm sạch dụng cụ ………………………………………………………………….9
1.2.3.2. Khử khuẩn dụng cụ ……………………………………………………………..10
1.2.3.3. Tiệt khuẩn……………………………………………………………………………11
1.2.4. Những điều cần lưu ý khi khử khuẩn dụng cụ ………………………………12
1.2.4.1. Tránh dụng cụ bị ăn mòn khi khử khuẩn………………………………12
1.2.4.2. Khử khuẩn bằng hóa chất lỏng……………………………………………..13
1.2.4.3. Thanh trùng…………………………………………………………………………14
1.3. Nguyên tắc khử khuẩn – tiết khuẩn của điều dưỡng …………………………..15
1.5 Nguy cơ việc thực hiện khuẩn khuẩn – tiệt khuẩn dụng cụ không đúng qui
trình …………………………………………………………………………………………………………..17
1.5.1. Các tác nhân nhiễm khuẩn dụng cụ ……………………………………………..17
1.5.2. Nồng độ của hóa chất khử khuẩn…………………………………………………18
HUPHiv
1.5.3. Khả năng bất hoạt của vi khuẩn …………………………………………………..22
1.5.4. Những yếu tố của hóa chất về đặc tính hóa học, vật lý……………………23
1.5.5. Những loại tạp chất……………………………………………………………………..23
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình khử khuẩn – tiệt khuẩn dụng cụ ……24
1.6.1. Yếu tố nhân lực …………………………………………………………………………..24
1.6.2. Yếu tố điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị…………………………………25
1.6.3. Yếu tố quản lí, giám sát………………………………………………………………..27
1.7. Sơ lược về địa bàn nghiên cứu …………………………………………………………..27
1.8. Khung lý thuyết:……………………………………………………………………………….29
CHƯƠNG 2………………………………………………………………………………………………..30
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………………………………30
2.1. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………………………..30
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu định lượng ………………………………………………..30
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu định tính……………………………………………………30
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ……………………………………………………..30
2.3. Thiết kế nghiên cứu…………………………………………………………………………..30
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu …………………………………………………….30
2.4.1. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu định lượng ……………………………….30
2.4.1.1. Cỡ mẫu…………………………………………………………………………………30
2.4.1.2. Phương pháp chọn mẫu …………………………………………………………31
2.4.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu định tính…………………………………..31
2.4.2.1 Cỡ mẫu………………………………………………………………………………….31
2.4.2.2. Phương pháp chọn mẫu………………………………………………………..31
2.5. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu ………………………………………….32
2.5.1. Công cụ thu thập số liệu ………………………………………………………………..32
2.5.2. Phương pháp thu thập số liệu ………………………………………………………..32
2.6. Biến số nghiên cứu……………………………………………………………………………..34
2.6.1. Biến số nghiên cứu định lượng ………………………………………………………34
2.6.2. Các chủ đề nghiên cứu định tính ……………………………………………………36
2.7. Các tiêu chuẩn đánh giá ……………………………………………………………………..36
HUPHv
2.7.1. Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức, thái độ của điều dưỡng về khử khuẩn
……………………………………………………………………………………………………………36
2.7.2. Tiêu chuẩn đánh giá thực hành của điều dưỡng về khử khuẩn ………37
2.7.3. Tiêu chuẩn đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến quy trình khử khuẩn ………38
2.8. Phương pháp phân tích số liệu…………………………………………………………….38
2.8.1. Phương pháp phân tích số liệu định lượng………………………………………38
2.8.2. Phương pháp phân tích số liệu định tính ………………………………………38
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu…………………………………………………………………..38
CHƯƠNG 3………………………………………………………………………………………………..40
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………………….40
3.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ………………………………………..40
3.2. Thực hành của điều dưỡng về khử khuẩn – tiệt khuẩn ……………………….42
3.2.1. Thực hành khử khuẩn – tiệt khuẩn dụng cụ chịu nhiệt…………………42
3.2.2. Thực hành khử khuẩn – tiệt khuẩn dụng cụ không chịu nhiệt………44
3.3. Tuân thủ qui trình khi thực hiện khử khuẩn – tiệt khuẩn dụng cụ của
điều dưỡng ……………………………………………………………………………………………..46
3.3.1. Mối liên quan giữa kiến thức với thực hành của đối tượng nghiên cứu
……………………………………………………………………………………………………………46
3.3.2. Mối liên quan giữa thái độ với thực hành của đối tượng nghiên cứu 46
3.3.3. Mối liên quan giữa kiến thức với thái độ của đối tượng nghiên cứu..47
3.3.4. Yếu tố ảnh hưởng đến thực hành của điều dưỡng………………………….47
CHƯƠNG 4………………………………………………………………………………………………..55
BÀN LUẬN…………………………………………………………………………………………………55
4.1. Thực trạng thực hiện quy trình khử khuẩn – tiệt khuẩn dụng cụ của điều
dưỡng tại các khoa hệ ngoại, bệnh viện đa khoa tỉnh Lâm Đồng năm 2021.55
4.1.1. Thực hành khử khuẩn – tiệt khuẩn dụng cụ y tế của điều dưỡng ………55
4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện quy trình khử khuẩn dụng cụ y
tế của điều dưỡng ……………………………………………………………………………………58
4.2.1. Yếu tố cá nhân…………………………………………………………………………….58
Kiến thức khử khuẩn – tiệt khuẩn dụng cụ của điều dưỡng………………………..58
HUPHvi
Thái độ khử khuẩn – tiệt khuẩn dụng cụ y tế của điều dưỡng…………………….60
4.2.2. Yếu tố về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị………………………………..62
4.2.3. Yếu tố kiểm tra, giám sát, đánh giá………………………………………………….64
4.2.4. Yếu tố tổ chức quản lý …………………………………………………………………..65
4.2.5. Yếu tố thưởng phạt trong quá trình xử lý dụng cụ…………………………….66
4.3. Những khó khăn, hạn chế của nghiên cứu ……………………………………………67
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………………..69
1. Thực trạng thực hiện quy trình khử khuẩn – tiệt khuẩn dụng cụ y tế của
điều dưỡng hệ ngoại tại Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng …………………………….69
2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện quy trình khử khuẩn – tiệt khuẩn
dụng cụ của điều dưỡng hệ ngoại Bệnh viện đa khoa tỉnh Lâm Đồng ……….69
KHUYẾN NGHỊ…………………………………………………………………………………………70
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………………………………..71
Phụ lục 1…………………………………………………………………………………………………….76
Phụ lục 2…………………………………………………………………………………………………….80
Phụ lục 3…………………………………………………………………………………………………….82
Phụ lục 4…………………………………………………………………………………………………….84
Phụ lục 5…………………………………………………………………………………………………….85
Phụ lục 6: Dự trù kinh phi nghiên cứu chi tiết……………………………………………..8

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ……………………………………………..40
Bảng 3.2. Tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức đúng về khử khuẩn – tiệt khuẩn……..41
Bảng 3.3. Thái độ của điều dưỡng về khử khuẩn – tiệt khuẩn……………………….41
Bảng 3.4. Đặc điểm khi quan sát………………………………………………………………….42
Bảng 3.5. Thực hành chuẩn bị khử khuẩn – tiệt khuẩn…………………………………43
Bảng 3.6. Thực hành đúng khử khuẩn – tiệt khuẩn………………………………………43
Bảng 3.7. Đặc điểm khi quan sát…………………………………………………………………44
Bảng 3.8. Thực hành chuẩn bị khử khuẩn – tiệt khuẩn…………………………………44
Bảng 3.9. Thực hành đúng khử khuẩn – tiệt khuẩn………………………………………45
Bảng 3.10. Mối liên quan kiến thức với thực hành khử khuẩn – tiệt khuẩn của
đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………………………………….46
Bảng 3. 11. Mối liên quan thái độ với thực hành của đối tượng nghiên cứu…..46
Bảng 3. 12. Mối liên quan thái độ với kiến thức khử khuẩn – tiệt khuẩn của đối
tượng nghiên cứu………………………………………………………………………………………..47
HUPHix
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Quy trình xử lý dụng cụ…………………………………………………………………..7
Sơ đồ 1.2. Quy trình xử lý dụng cụ sau sử dụng……………………………………………….10
Sơ đồ 1.3. Sử dụng máy khử khuẩn tự động…………………………………………………….11
Sơ đồ 1.4. Tóm tắt các bước thực hành khử khuẩn – tiệt khuẩn dụng cụ chịu nhiệt16
Sơ đồ 1.5. Tóm tắt các bước thực hành khử khuẩn – tiệt khuẩn DC không chịu nhiệt
…………………………………………………………………………………………………………………..17
Sơ đồ 1.6. Đường đi và phân vùng của trung tâm tiệt khuẩn………………………………

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/