Khẩu phần ăn trước điều trị I-131 của người bệnh ung thư tuyến giáp tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2020 – 2021

Khẩu phần ăn trước điều trị I-131 của người bệnh ung thư tuyến giáp tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2020 – 2021
Hoàng Thị Hằng1, Lương Quốc Hải, Trần Văn Phương, Nguyễn Trọng Hưng
1 Đại học Y Hà Nội
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Khẩu phần ăn cung cấp không đủ nhu cầu khuyến nghị (NCKN) và chế độ ăn kiêng iod nghiêm ngặt gây ảnh hưởng đến dinh dưỡng của người bệnh ung thư tuyến giáp (UTTG). Nghiên cứu khẩu phần ăn giúp đánh giá và can thiệp dinh dưỡng kịp thời giúp tăng hiệu quả điều trị. Tiến hành nghiên cứu mô tả cắt ngang khẩu phần ăn trên 203 người bệnh ung thư tuyến giáp đã phẫu thuật, chuẩn bị điều trị I-131 tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương. Kết quả: năng lượng trung bình trong khẩu phần ăn là 1264 ± 406 kcal/ ngày, tỉ lệ các chất sinh năng lượng P:L:G lần lượt là 16,9: 13,6: 69,6%. Tỉ lệ đáp ứng nhu cầu khuyến nghị của năng lượng, glucid, protein lần lượt là 13,3%, 24,1% và 6,4%. Hầu hết các vitamin và khoáng chất đều không cung cấp đủ nhu cầu khuyến nghị. Thời gian thực hiện chế độ ăn hạn chế Iod trung bình 20,7 ± 5,4 ngày. Chế độ ăn hạn chế iod có từ 0,5 – 12,3 % đối tượng nghiên cứu sử dụng mỗi nhóm thực phẩm. Có 28,1 % tiêu thụ thực phẩm thuộc nhóm đậu nành, rau họ cải.

Người  bệnh  ung  thư  tuyến  giáp  sau  khi phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp hoàn toàn một thời gian, sẽ ăn hạn chế iod (< 50 mcg/ ngày) để tiến hành điều trị I-131 từ 1 – 2 tuần.1 Chế độ ăn hạn chế các nhóm thực phẩm/ thực phẩm giàu iod: gia vị, rong biển, hải sản, sữa và sản phẩm từ sữa, trứng, thực phẩm chế biến sẵn…2 Ngoài ra, người bệnh cũng trải qua thời gian dừng hormone tuyến giáp khoảng 1 tháng. Khi đó, người bệnh rơi vào suy nhược tuyến giáp hoàn toàn, chuyển hóa năng lượng trong cơ thể giảm từ 35% đến 45% dưới mức bình thường. Quá trình sinh tổng hợp axit béo và quá trình phân giải lipid bị giảm. Trọng lượng cơ thể tăng trung bình 10% do sự gia tăng của chất béo trong cơ thể cùng với việc giữ nước, muối.3 Do đó chưa thấy được nguy cơ về cung cấp năng lượng thiếu từ khẩu phần ăn hàng ngày.Nghiên  cứu  cho  thấy  năng  lượng  và  các chất dinh dưỡng nạp vào trong thời gian thực hiện chế độ ăn hạn chế iod giảm so với trước khi thực hiện chế độ.4 Ung thư tuyến giáp được đánh giá là căn bệnh có tín hiệu lạc quan với tỉ lệ chữa khỏi hoàn toàn và khả năng sống trên 5 năm tương đối cao 95 – 98% và 10 năm là trên 90%.5 Tuy nhiên, thời gian ăn hạn chế iod gây ra những ảnh hưởng về tâm lí như lo lắng, cũng như ăn kiêng quá nhiều loại thực phẩm không cần thiết do chưa được hướng dẫn dinh dưỡng,  có  thể  dẫn  đến  khẩu  phần  ăn  cung cấp không đủ về năng lượng và các chất dinh dưỡng khác. Chế độ ăn kiêng iod đôi khi bị hiểu nhầm thành ăn kiêng muối gây tâm lí ức chế do thay đổi khẩu vị và ảnh hưởng đến yếu tố ngon miệng của người bệnh trong thời gian ăn kiêng.

MÃ TÀI LIỆU

TCYDH.2022.00191

Giá :

20.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/