KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH CHĂM SÓC SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ AN HÒA, TỈNH BÌNH ĐỊNH NĂM 2019

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH CHĂM SÓC SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ AN HÒA, TỈNH BÌNH ĐỊNH NĂM 2019
Ong Thế Duệ1,, Nguyễn Phương Huyền2, Hoàng Bảo Duy 3, Phùng Lâm Tới 4, Khúc Thị Hồng Hạnh5, Ngô Thị Bảo Yến3, Lê Ngọc Phương Linh6, Nguyễn Thúy Nga2, Trần Thị Lan Anh7
Mục tiêu: Đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành chăm sóc răng miệng của học sinh tại Trường Trung học cơ sở An Hòa, thị xã An Lão, tỉnh Bình Định. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 550 học sinh tại Trường Trung học cơ sở An Hòa vào tháng 11 năm 2019. Thu thập dữ liệu bằng cách phỏng vấn gián tiếp thông qua bộ câu hỏi được xây dựng. Kết quả: Có 550 học sinh tham gia nghiên cứu, trong đó có 243 học sinh là nam (44,2%). Có 68,9% học sinh có kiến thức tốt về chăm sóc răng miệng, 69,5% học sinh có thái độ tốt và 23,6% học sinh có thực hành tốt về chăm sóc răng miệng. Có mối liên hệ giữa kiến thức, thái độ, thực hành CSSKRM theo giới và lớp: So với học sinh khối lớp 6, khối lớp 7 có thực hành CSSKRM tốt bằng 0,59 lần (95%CI: 0,36 – 0,99), học sinh khối lớp 8 bằng 0,52 lần (95%CI: 0,31 – 0,87) và học sinh khối lớp 9 chỉ bằng 0,47 lần (95%CI: 0,25 – 0,87). Học sinh có kiến thức tốt có thái độ tốt cao gấp 2,8 lần học sinh có thái độ không tốt (95%CI: 1,88 – 4,18). Kết luận: Tỷ lệ học sinh có kiến thức, thái độ tốt với vấn đề chăm sóc sức khỏe răng miệng tương đối cao nhưng tỷ lệ học sinh thực hành tốt còn khá thấp. Cần phải đẩy mạnh các chương trình nha cộng đồng, giáo dục những kiến thức đúng đắn về chăm sóc răng miệng, nhấn mạnh vai trò quan trọng của nhà trường, thầy cô, gia đình đặc biệt là tinh thần tự giác của học sinh trong vấn đề chăm sóc sức khỏe răng miệng.

MÃ TÀI LIỆU

 TCYDH.2022.02738

Giá :

20.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Đối với trẻ em trong độ tuổi đến trường, sức khỏe răng miệng (SKRM) được cho là một trong ba vấn đề chính cần được quan tâm bởi tỷ lệ mắc  bệnh  răng  miệng  cao.  Hơn  nữa,  tuy  chất lượng cuộc sống cũng như chất lượng dịch vụ chăm  sóc  sức  khỏe  đã  không  ngừng  được  cải thiện nhưng trong vòng 25 năm (1990-2015), tỷ lệ mắc các bệnh răng miệng không hề có dấu hiệu giảm đi. Ảnh hưởng của bệnh răng miệng làm cho trẻ mất tập trung và giảm chú ý của trẻ đến việc học tập cũng như tham gia các hoạt động khác ở trường, điều đó không chỉ làm cản trở sự phát triển của trẻ mà còn làm giảm hiệu quả của việc học tập tại trường. Giáo dục nâng cao SKRM có thể được diễn ra tại nhiều địa điểm, như bệnh viện, trạm y tế, phòng khám nha khoa tư nhân cũng như trường học. Tuy nhiên, trường học có lẽ là nơi tốt nhất để nâng cao sức khỏe răng miệng vì khoảng một tỷ trẻ em trên toàn

 

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/