Kiến thức, Thái độ, Thực hành tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp đang được quản lý ngoại trú tại Bệnh viện tim mạch An Giang năm 2021

Luận văn thạc sĩ y tế công cộng Kiến thức, Thái độ, Thực hành tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp đang được quản lý ngoại trú tại Bệnh viện tim mạch An Giang năm 2021.Tăng huyết áp (THA) là tình trạng các mạch máu liên tục phải chịu áp lực cao. THA là thách thức y tế công cộng hàng đầu trên thế giới do làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch, đột quỵ não và thận (1). Để giảm các biến chứng do không kiểm soát được HA, tuân thủ điều trị (TTĐT) là một trong những can thiệp hàng đầu (2). Tuân thủ được định nghĩa là mức độ hành vi của bệnh nhân đối với việc uống thuốc, theo đuổi chế độ ăn kiêng, và/hoặc thay đổi lối sống tương ứng với khuyến cáo của nhân viên y tế (3).
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hiện có khoảng hơn 1,13 tỷ người trên toàn cầu mắc THA (4). Ước tính năm 2015, cứ 4 nam giới thì có 1 người mắc bệnh và cứ 5 nữ giới thì có 1 người mắc bệnh (5). Các hoạt động quản lý và phòng chống THA cho người bệnh (NB) hiện vẫn chưa đáp ứng được so với kỳ vọng. Tại Hoa Kỳ, gần 30% người trưởng thành mắc THA nhưng khoảng 1/2 không TTĐT hay tiếp cận được với các chương trình kiểm soát huyết áp (6). Ở Việt Nam, ước tính năm 2015 cho thấy khoảng gần 1/2 người trên 18 tuổi mắc THA (47,3%) và đến năm 2025 chúng ta có khoảng 10 triệu người bị THA nhưng đa phần không tham gia chương trình điều trị hoặc không TTĐT (7).

MÃ TÀI LIỆU

 CAOHOC.2022.00774

Giá :

Liên Hệ

0927.007.596


TTĐT ở người bệnh (NB) đã được quy định chi tiết trong “Hướng dẫn về chẩn đoán và điều trị THA năm 2010” (Quyết định 3192/QĐ-BYT) (8). Thực hành TTĐT của NB THA gồm: (1) Hành vi lối sống lành mạnh, (2) Theo dõi HA hàng ngày, (3) Tuân thủ dùng thuốc; và (4) Tái khám HA định kỳ hàng tháng (8). Theo WHO, TTĐT của NB THA còn rất hạn chế với khoảng dao động từ 20% – 30% (9). Tại Việt Nam, tỷ lệ TTĐT của NB THA chỉ ở mức 34%, trong đó tỷ lệ kiểm soát tốt HA chỉ đạt 11% (10). Nghiên cứu tại Thái Bình năm 2017 cũng chỉ ra tỷ lệ TTĐT thuốc chỉ đạt chưa tới 30% trong những người mắc THA (11).
Các nghiên cứu cũng chỉ ra một số yếu tố liên quan tới thực hành TTĐT của NB như đặc điểm cá nhân (tuổi, giới tính, học vấn, v.v…), trong đó có nhấn mạnh đến tầm quan trọng của có kiến thức đúng (12) và thái độ tin tưởng, tích cực về điều trị (11). Bên cạnh đó, các yếu tố như hỗ trợ từ gia đình và các cơ quan đoàn thể cũng như yếu tố cung cấp dịch vụ như quan hệ giữa nhân viên y tế (NVYT) và NB (13) đều có liên quan tới thực hành TTĐT của NB. An Giang là một tỉnh có số dân đông nhất của đồng bằng sông Cửu Long, miền Nam Việt Nam. Bệnh viện Tim mạch An Giang (BVTMAG) được thành lập năm 1991.
Với gần 30 năm phát triển, BVTMAG hiện có 05 khoa lâm sàng, 03 khoa cận lâm sàng với hơn 300 cán bộ và 300 giường bệnh thực kê. Báo cáo năm 2019 của BVTMAG cho thấy tổng số người bệnh đến khám và điều trị tại Khoa khám bệnh cả năm đạt 205.000 lượt khám (14). Trong số các bệnh nhân đến khám tại bệnh viện, người bệnh THA chiếm tỷ lệ cao nhất lên tới hơn 40% (khoảng hơn 80.000). Qua công tác khám và quản lý người bệnh THA, báo cáo sơ bộ cho thấy kiến thức và thái độ về điều trị và phòng ngừa biến chứng THA còn hạn chế. Chỉ riêng năm 2019, bệnh viện tiếp nhận hơn 20 trường hợp cấp cứu. Nhiều người bệnh vẫn chưa TTĐT đầy đủ do uống thuốc không liên tục, quên uống và bỏ thuốc nhất là nhóm người bệnh điều trị ổn định… Đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành TTĐT của NB giúp tìm ra nguyên nhân dẫn đến việc không TTĐT của NB ngoại trú. Đây là bằng chứng quan trọng giúp tăng cường hiệu quả điều trị và giảm biến chứng của NB THA đang quản lý ngoại trú tại BVTMAG. Vì vậy, để góp phần cho công tác quản lý và tăng cường TTĐT, chúng tôi triển khai đề tài “Kiến thức, Thái độ, Thực hành tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp đang được quản lý ngoại trú tại Bệnh viện tim mạch An Giang năm 2021”.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả kiến thức, thái độ và thực hành tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp đang được quản lý ngoại trú tại Bệnh viện tim mạch tỉnh An Giang năm 2021.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến thực hành tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp đang được quản lý ngoại trú tại Bệnh viện tim mạch tỉnh An Giang năm 2021
MỤC LỤC …………………………………………………………………………………………………. I
DANH MỤC BẢNG…………………………………………………………………………………………IV
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT …………………………………………………………………..V
TÓM TẮT ĐỀ TÀI …………………………………………………………………………………………..VI
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………………………….8
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU……………………………………………………………………………….10
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU …………………………………………………………..11
1.1. KHÁI NIỆM CHÍNH ………………………………………………………………………………..11
1.1.1. Định nghĩa huyết áp và tăng huyết áp………………………………………………… 11
1.1.2. Phân loại huyết áp…………………………………………………………………………… 11
1.1.3. Khái niệm Tuân thủ điều trị……………………………………………………………….12
1.2. THỰC TRẠNG TĂNG HUYẾT ÁP ……………………………………………………………….13
1.3. NỘI DUNG CHI TIẾT VỀ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ CỦA NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP
14
1.4. CÁC THANG ĐO ĐÁNH GIÁ TUÂN THỦ DÙNG THUỐC ………………………………….18
1.5. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP TRÊN THẾ GIỚI
VÀ Ở VIỆT NAM……………………………………………………………………………………………..19
1.5.1. Các nghiên cứu trên thế giới ……………………………………………………………..19
1.5.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam ……………………………………………………………….20
1.6. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TTĐT TĂNG HUYẾT ÁP……………………………23
1.6.1. Yếu tố cá nhân …………………………………………………………………………………23
1.6.2. Yếu tố gia đình và xã hội …………………………………………………………………..24
1.6.3. Yếu tố dịch vụ…………………………………………………………………………………..25
1.7. GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU……………………………………………………..26
HUPHii
1.8. KHUNG LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU……………………………………………………………27
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………………..28
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………………28
2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU……………………………………………………..28
2.3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………………….28
2.4. CỠ MẪU VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU ……………………………………………………28
2.4.1. Cỡ mẫu……………………………………………………………………………………………28
2.4.2. Phương pháp chọn mẫu…………………………………………………………………….29
2.5. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU …………………………………………………………..29
2.5.1. Công cụ thu thập số liệu ……………………………………………………………………29
2.5.2. Cách thức thu thập dữ liệu ………………………………………………………………..30
2.6. CÁC BIẾN SỐ, CHỈ SỐ NGHIÊN CỨU ………………………………………………………….31
2.7. TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ …………………………………………………………………………31
2.7.1. Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức về TTĐT………………………………………………32
2.7.2. Tiêu chuẩn đánh giá thái độ của NB THA về TTĐT………………………………32
2.7.3. Tiêu chí đánh giá thực hành TTĐT bệnh THA. …………………………………….32
2.8. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU……………………………………………35
2.8.1. Làm sạch số liệu ………………………………………………………………………………35
2.8.2. Phân tích số liệu ………………………………………………………………………………35
2.9. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU………………………………………………………………35
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………………………………………………………36
3.1. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA NGƯỜI BỆNH ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP……………………….36
3.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học …………………………………………………………………..36
3.1.2. Đặc điểm về các yếu tố dịch vụ ………………………………………………………….38
3.1.3. Đặc điểm về yếu tố gia đình, xã hội ……………………………………………………39
3.2. THỰC TRẠNG TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP……………………………………40
HUPHiii
3.2.1. Thực trạng kiến thức về tuân thủ điều trị tăng huyết áp ………………………..40
3.2.2. Thực trạng thái độ về tuân thủ điều trị tăng huyết áp……………………………41
3.2.3. Tuân thủ theo dõi HA tại nhà……………………………………………………………..42
3.2.4. Tuân thủ sử dụng thuốc……………………………………………………………………..42
3.2.5. Tuân thủ thay đổi lối sống …………………………………………………………………43
3.2.6. Tuân thủ tái khám định kỳ………………………………………………………………….44
3.2.7. Thực trạng tuân thủ điều trị ………………………………………………………………44
3.3. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ ………………………………..44
3.3.1. Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị và nhân khẩu học …………………………45
3.3.2. Mối liên quan giữa thực hành TTĐT với kiến thức về TTĐT. …………………46
3.3.3. Mối liên quan giữa thực hành TTĐT với thái độ về TTĐT …………………….47
3.3.4. Mối liên quan giữa thực hành TTĐT với các yếu tố dịch vụ…………………..48
3.3.5. Mối liên quan giữa thực hành TTĐT với yếu tố gia đình, xã hội…………….49
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ……………………………………………………………………………..50
4.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐTNC……………………………………………………50
4.2. TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP ………………………………………………………50
4.3. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ ……………………………………………57
4.4. CÁC HẠN CHẾ, SAI SỐ TRONG NGHIÊN CỨU………………………………………………59
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………………..61
KHUYẾN NGHỊ………………………………………………………………………………………………62
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………………………………….63
PHỤ LỤC ………………………………………………………………………………………………..68
PHỤ LỤC 1. CÁC BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU…………………………………………………….68
PHỤ LỤC 2. BỘ CÂU HỎI PHỎNG VẤN……………………………………………………….74
PHỤ LỤC 3. TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ …………………………………………………………83
PHỤ LỤC 4. QUY TRÌNH ĐO HUYẾT ÁP……………………………………………………..85
HUPHiv
DANH MỤC BẢNG
BẢNG 1.1. PHÂN LOẠI HA Ở NGƯỜI > 18 TUỔI ………………………………………………………12
BẢNG 2.1. TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ THỰC HÀNH TTĐT ĐẠT …………………………………….34
BẢNG 3.1. ĐẶC ĐIỂM NHÂN KHẨU HỌC ………………………………………………………………..36
BẢNG 3.2. YẾU TỐ DỊCH VỤ ………………………………………………………………………………..38
BẢNG 3.3. YẾU TỐ GIA ĐÌNH, XÃ HỘI……………………………………………………………………39
BẢNG 3.4. ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC ĐẠT VỀ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ THA………………………….40
BẢNG 3.5. ĐÁNH GIÁ THÁI ĐỘ CỦA NB VỀ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ THA ……………………….41
BẢNG 3.6. TUÂN THỦ SỬ DỤNG THUỐC ………………………………………………………………..42
BẢNG 3.7. TUÂN THỦ THAY ĐỔI LỐI SỐNG…………………………………………………………….43
BẢNG 3.8. THỰC TRẠNG TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ ………………………………………………………..44
BẢNG 3.9. MỐI LIÊN QUAN GIỮA TTĐT VÀ NHÂN KHẨU HỌC………………………………….45
BẢNG 3.10. MỐI LIÊN QUAN GIỮA THỰC HÀNH TTĐT VỚI KIẾN THỨC VỀ TTĐT ……….46
BẢNG 3.11. MỐI LIÊN QUAN GIỮA THỰC HÀNH TTĐT VỚI THÁI ĐỘ VỀ TTĐT……………47
BẢNG 3.12. MỐI LIÊN QUAN GIỮA THỰC HÀNH TTĐT VỚI CÁC YẾU TỐ DỊCH VỤ………..48
BẢNG 3.13. MỐI LIÊN QUAN GIỮA THỰC HÀNH TTĐT VỚI YẾU TỐ GIA ĐÌNH, XÃ HỘI….49
BẢNG 1. CÁC BIẾN SỐ CỦA NGHIÊN CỨU……………………………………………………………….6

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/