Kiến thức và thực hành tự chăm sóc kiểm soát huyết áp của người bệnh tăng huyết áp ngoại trú tại Trung tâm Y tế thành phố Hòa Bình năm 2022

Luận văn thạc sĩ điều dưỡng Kiến thức và thực hành tự chăm sóc kiểm soát huyết áp của người bệnh tăng huyết áp ngoại trú tại Trung tâm Y tế thành phố Hòa Bình năm 2022.Bệnh không lây nhiễm (BKLN) là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và bệnh tật ở tất cả các khu vực trên thế giới, cũng như ở mọi tầng lớp xã hội và là một trong những thách thức lớn của các nước trên thế giới trong thế kỷ 21. Theo tổ chức Y tế thế giới ước tính vào năm 2012, trong số 56 triệu ca tử vong toàn cầu, 38 triệu (68%) là do các bệnh không lây nhiễm và con số này ước tính sẽ tăng lên 52 triệu người vào năm 2030. Ngoài ra, gần 3/4 tổng số ca tử vong do bệnh không lây nhiễm và hơn 80% ca tử vong sớm do bệnh không lây nhiễm xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.

MÃ TÀI LIỆU

 CAOHOC.2022.00794

Giá :

Liên Hệ

0927.007.596


Trong năm 2016, bệnh không lây nhiễm gây ra 71% tử vong trên toàn cầu [4], [5]. Toàn cầu hoá và đô thị hoá, sự thay đổi môi trường như là những tác nhân làm tăng lối sống không lành mạnh như hút thuốc lá, lạm dụng uống rượu, bia, ăn uống không hợp lý, ít vận động thể lực và chính những yếu tố nguy cơ này làm phát triển các bệnh không lây nhiễm [5]. Ở Việt Nam cũng đang phải đối mặt với gánh nặng bệnh tật và tử vong do các bệnh không lây nhiễm và ngày càng gia tăng. Trong năm 2012, ước tính có 73% số ca tử vong và 66% tổng gánh nặng bệnh tật là do bệnh không lây nhiễm chủ yếu là các bệnh tim mạch (tăng huyết áp), ung thư, đái tháo đường và các bệnh hô hấp mãn tính [4].
Tăng huyết áp (THA) là một trong các bệnh không lây nhiễm phổ biến, là một vấn đề rất thường gặp trong cộng đồng. Tỷ lệ người mắc tăng huyết áp ngày càng tăng và tuổi bị mắc mới cũng ngày một trẻ hoá [36]. Hiện tại ước tính có tới 20% người dân Việt Nam ở độ tuổi trên 25 tuổi đang bị tăng huyết áp [8].
Tăng huyết áp hiếm khi có dấu hiệu báo trước, thực tế có rất nhiều người bị tăng huyết áp trong một thời gian dài mà không hề hay biết cho đến khi xảy ra một biến cố tim mạch nào đó hoặc do tình cờ phát hiện ra. Nếu chủ quan, bỏ quên hoặc lơ là thì tăng huyết áp trở thành kẻ giết người thầm lặng. Tăng huyết áp là bệnh dễ dàng phát hiện và hoàn toàn có thể phòng ngừa được, chỉ cần vài biện pháp đo đơn giản, đúng qui trình [8].
Kiểm soát tốt huyết áp có thể phòng các biến cố tim mạch do tăng huyết áp, kéo dài tuổi thọ và nâng cao chất lượng sống, giảm nhẹ các gánh nặng kinh tế – xã hội của tăng huyết áp đối với bản thân người bệnh, gia đình và xã hội. Do vậy nên đo huyết áp chủ động, thường xuyên, định kỳ và điều trị đầy đủ, kịp thời khi phát hiện ra tăng2 huyết áp [8]. Tăng huyết áp là bệnh mạn tính nên cần theo dõi, điều trị đúng và đủ hàng ngày, điều trị lâu dài [7]. Vì vậy thực hành tự chăm sóc của người bệnh tăng huyết áp là cần thiết góp phần kiểm soát huyết áp giảm các biến chứng, giảm gánh nặng bệnh tật.
Trung tâm Y tế thành phố Hòa Bình là một trong nhiều điểm quản lý tăng huyết áp tại tỉnh Hoà Bình. Tại đây người bệnh tăng huyết áp đến điều trị ngoại trú đều được theo dõi và quản lý. Tuy nhiên còn không ít người bệnh chưa tuân thủ điều trị, tái khám định kỳ không đúng hẹn cũng như việc thực hiện chế độ ăn uống, luyện tập, sinh hoạt chưa phù hợp, nhiều người bệnh tăng huyết áp không kiểm soát được huyết áp mục tiêu do không hiểu hoặc hiểu không đúng về bệnh. Một số người bệnh từ điều trị ngoại trú đã phải nhập viện để điều trị nội trú hoặc chuyển lên tuyến trên do biến chứng nặng hơn mà nguyên nhân chủ yếu là không tuân thủ điều trị. Câu hỏi đặt ra cho cán bộ quản lý, điều trị bệnh tăng huyết áp và Ban lãnh đạo Trung tâm y tế là: thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp đang được quản lý tại
Trung tâm như thế nào? Những yếu tố nào liên quan đến việc thực hành tự chăm sóc, tuân thủ điều trị thuốc. Cho đến nay chưa có nghiên cứu nào đề cập tới kiến thức thực hành tự chăm sóc của người bệnh tại Trung tâm Y tế thành phố Hòa Bình. Để cung cấp thêm bằng chứng khoa học cho công tác quản lý và điều trị người bệnh tăng huyết áp ngoại trú, do đó chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Kiến thức và thực hành tự chăm sóc kiểm soát huyết áp của người bệnh tăng huyết áp ngoại trú tại Trung tâm Y tế thành phố Hòa Bình năm 2022” với 2 mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm người bệnh và kiến thức, thực hành tự chăm sóc của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế thành phố Hòa Bình năm 2022.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành tự chăm sóc kiểm soát huyết áp của đối tượng nghiên cứu

MỤC LỤC
Đặt vấn đề………………………………………………………………………………………… 1
Chương 1: Tổng quan………………………………………………………………………… 3
1.1.Tổng quan về THA……………………………………………………………………….. 3
1.1.1.Khái niệm về THA…………………………………………………………………… 3
1.1.2.Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ……………………………………………. 3
1.1.3.Phân loại THA………………………………………………………………………… 4
1.1.4.Đặc điểm người bệnh THA……………………………………………………….. 4
1.1.5.Biến chứng THA……………………………………………………………………… 5
1.1.6.Điều trị THA…………………………………………………………………………. 5
1.1.7.Phòng bệnh THA……………………………………………………………………. 6
1.1.8. Dịch tễ THA…………………………………………………………………………… 6
1.1. Kiến thức tự chăm sóc…………………………………………………………….. 7
1.2. Thực hành chăm sóc và tuân thủ dùng thuốc…………………………….. 7
1.3.1. Thực hành chăm sóc ăn hợp lý…………………………………………………… 7-9
1.3.2.Thực hành từ bỏ thói quen xấu…………………………………………………….. 10
1.3.3. Thực hành chăm sóc theo dõi huyết áp………………………………………… 10
1.3.4.Thực hành chăm sóc giảm cân……………………………………………………. 11
1.3.5. Thực hành tránh lo âu, căng thẳng…………………………………………….. 11
1.3.6. Tuân thủ dùng thuốc………………………………………………………………….. 11
1.3. Các yếu tố liên quan……………………………………………………………….. 12-14
1.4. Các nghiên cứu liên quan………………………………………………………… 14
1.5.1.Các nghiên cứu nước ngoài………………………………………………………. 14-16
1.5.2.Các nghiên cứu tại Việt Nam……………………………………………………. 17
1.5. Các học thuyết liên quan………………………………………………………….. 18
1.6. Khung lý thuyết……………………………………………………………………….. 19-20
1.7. Địa bàn nghiên cứu………………………………………………………………… 21
Chương 2: Phương pháp…………………………………………………………………… 22
2.1. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………………… 22
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn………………………………………………………………… 22
2.1.2. Tiêu chẩn loại trừ…………………………………………………………………….. 22
2.2. Địa điểm nghiên cứu……………………………………………………………………. 222.3. Thiết kế nghiên cứu…………………………………………………………………….. 22
2.4. Mẫu và phương pháp chọn……………………………………………………………. 22
2.4.1. Mẫu trong nghiên cứu định lượng……………………………………………….. 22
2.4.2. Phương pháp chọn mẫu……………………………………………………………… 23
2.5. Phương pháp thu thập số liệu………………………………………………………… 23
2.5.1. Các biến số nghiên cứu định lượng……………………………………………. 23
2.5.2. Công cụ thu thập số liệu…………………………………………………………….
2.5.3. Kỹ thuật thu thập số liệu định lượng…………………………………………..
23
23
2.5.4. Các biến số nghiên cứu định lượng……………………………………………. 23-24
2.5.5.Các khái niệm thang đo, tiêu chuẩn đánh giá……………………………….. 25-26
2.6. Xử lý phân tích số liệu…………………………………………………………………. 28
2.7. Vấn đề đạo đức nghiên cứu…………………………………………………………… 29
2.8. Sai số và biện pháp khắc phuc………………………………………………………. 29
2.8.1. Sai số……………………………………………………………………………………… 29
2.8.2. Biện pháp khắc phục…………………………………………………………………. 30
Chương 3: Kết quả nghiên cứu …………………………………………………………… 31
3.1. Đặc điểm của người bệnh…………………………………………………………….. 31
3.1.1. Thông tin chung của người bệnh………………………………………………… 31
3.1.2. Thông tin về bệnh THA của người bệnh……………………………………… 32
3.2. Kiến thức về bệnh……………………………………………………………………….. 33
3.2.1. Kiến thức về chỉ số THA…………………………………………………………… 33
3.2.2. Kiến thức về các yếu tố nguy cơ………………………………………………… 33
3.2.3. Kiến thức về biến chứng…………………………………………………………… 34
3.2.4. Kiến thức về điều trị THA………………………………………………………….. 35
3.2.5. Kiến thức về lối sống………………………………………………………………… 36
3.2.6. Kiến thức về phòng bệnh…………………………………………………………… 36
3.2.7. Đánh giá kiến thức chung về điều trị…………………………………………… 37
3.3. Tuân thủ dùng thuốc………………………………………………………………… 37
3.3.1. Thực hành tuân thủ dùng thuốc………………………………………………. 37
3.4. Thực hành chăm sóc……………………………………………………………………. 38
3.4.1. Thực hành chế độ ăn…………………………………………………………………. 38
3.4.1.1. Thực hành ăn giảm muối………………………………………………………… 39
Thư viện ĐH Thăng Long3.4.1.2. Thực hành ăn giảm chất béo, nhiểu rau quả………………………………. 40
3.4.2. Thực hành theo dõi huyết áp tại nhà…………………………………………… 41
3.4.3. Thực hành kiểm soát căng thẳng……………………………………………….. 42
3.4.5. Thực hành từ bỏ thói quen xấu………………………………………………….. 43
3.4.6. Thực hành dùng thuốc tái khám định kỳ………………………………………. 44
3.5. Hỗ trợ xã hội ………………………………………………………………………………. 45
3.6. Yếu tố liên quan đến thực hành……………………………………………………. 46
3.6.1. Mối liên quan giữa tuổi, giới, điều kiện sống với thực hành chăm sóc
tuân thủ dùng thuốc…………………………………………………………………………….
46
3.6. Mối liên quan giữa kiến thức với tuân thủ dùng thuốc……………………… 47-48
Chương 4: Bàn luận…………………………………………………………………………… 49
4.1. Đặc điểm của người bệnh…………………………………………………………….. 49
4.2. Kiến thức điều trị THA………………………………………………………………… 50-51
4.3. Thực hành chăm sóc…………………………………………………………………….. 52-57
4.4. Hỗ trợ xã hội……………………………………………………………………………….. 58
4.5. Mối liên quan giữa yếu tố cá nhân với thực hành chăm sóc tuân thủ
dùng thuốc………………………………………………………………………………………..
59
4.5. Mối liên quan giữa kiến thức với thực hành chăm sóc, tuân thủ dùng
thuốc……………………………………………………………………………………………….
60
Kết luận……………………………………………………………………………………………. 61
Khuyến nghị………………………………………………………………………………………
Tài liệu tham khảo………………………………………………………………………………
Phụ lục1…………………………………………………………………………………………….
Phụ lục 2…………………………………………………………………………………………..

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân độ huyết áp theo VNHA/VSH2018[9]……………………………………………4
Bảng 3.1. Thông tin chung về người bệnh …………………………………………………………..31
Bảng 3.2. Thông tin về bệnh tăng huyết áp của người bệnh …………………………………..32
Bảng 3.3. Kiến thức của NB về chỉ số THA ………………………………………………………..33
Bảng 3.4. Kiến thức của NB về yếu tố nguy cơ ……………………………………………………34
Bảng 3.5. Kiến thức của NB về biến chứng …………………………………………………………34
Bảng 3.6. Kiến thức của NB về điều trị thuốc ……………………………………………………..35
Bảng 3.7. Kiến thức của NB về lối sống ……………………………………………………………..36
Bảng 3.8. Kiến thức của NB về phòng bệnh THA………………………………………………..36
Bảng 3.9. Kiến thức chung về điều trị tăng huyết áp …………………………………………….37
Bảng 3.10. Thực hành tuân thủ điều trị tăng huyết áp …………………………………………..38
Bảng 3.11. Thực hành ăn giảm muối ………………………………………………………………….39
Bảng 3.12. Thực hành ăn giảm chất béo, nhiều rau quả ………………………………………..40
Bảng 3.13. Thực hành theo dõi huyết áp tại nhà………………………………………………….41
Bảng 3.14. Thực hành kiểm soát căng thẳng………………………………………………………..42
Bảng 3.15. Thực hành luyện tập kiểm soát cân nặng…………………………………………….42
Bảng 3.16. Thực hành từ bỏ thói quen xấu……………………………………..….….43
Bảng 3.17. Thực hành theo dõi huyết áp và tái khám định kỳ………………………….44
Bảng 3.18. Mô tả hỗ trợ xã hội liên quan đến thực hành chăm sóc………………..…45
Bảng 3.19. Mô tả mối liên quan giữa yếu tố cá nhân với tuân thủ dùng thuốc…………46
Bảng 3.20. Mô tả mối liên quan giữa kiến thức với tuân thủ dùng thuốc…………….47
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hành tự chăm sóc, tuân thủ dùng thuốc của
người bệnh………………………………………………………………………….…20
Biểu đồ 3.1. Đánh giá thực hành chăm sóc chung của người bệnh…………….……. 5

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng việt
1.Nguyễn Dương Thiện Ân (2020), “Kiến thức thực hành dự phòng biến
chứng tăng huyết áp của bệnh nhân tại khoa nội tim mạch bệnh viện đa khoa khu vực
tỉnh An Giang”. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và phát triển kinh tế trường Đại học
Tây Đô.10: Tr 239 – 250.
2. Nguyễn Đức Bảo (2017) “ Thực trạng tuân thủ điều trị và các yếu tố ảnh
hưởng ở người bệnh tăng huyết áp đièu trị ngoại trú tại Trung tâm y tế quận Hải
Châu thành phố Đà Nẵng năm 2016”, Luận văn thạc sỹ Đièu dưỡng, trường Đại học
điều dưỡng Nam Định.
3. Bộ Y tế (2011), Thực hiện lối sống lành mạnh, truy cập ngày 3/1/2016,
tại trang web http://huyetap.vn/news/vn/tai-lieu-truyen-thong/danhsach-21-bai-phatthanh-cua-du-an.html.
4. Bộ y tế (2015), Khảo sát toàn quốc các yếu tố nguy cơ bệnh không lây
truyền (STEPS) Việt Nam.
5. Bộ y tế (2019), Hướng dẫn chẩn đoán Tăng huyết áp.
6. Bộ y tế (2020), Hướng dẫn chẩn đoán Tăng huyết áp.
7. Bộ y tế (2021), Hướng dẫn chẩn đoán Tăng huyết áp.
8. Dự án phòng chống tăng huyết áp (2008), “Tăng huyết áp tài liệu giáo
dục và tuyên truyền về dự phòng và quản lý bệnh tăng huyết áp cho người dân”, nhà
xuất bản Y học, Hà Nội.
9. Dự án phòng chống tăng huyết áp (2018), “Những điểm cần biết về tăng
huyết áp”, nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
10. Dự án phòng chống tăng huyết áp (2020), “Những điểm cần biết về tăng
huyết áp”, nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
11. Phạm Tử Dương (2005), Bệnh tăng huyết áp, Nhà xuất bản Y học, Hà
Nội, Tr 17-30.
12. Nguyễn Huy Đại (2019), “Thực trạng tuân thủ điều trị và một số yếu tố
liên quan của người bệnh điều trị ngoại trú tại 3 trạm Y tế xã huyện Phú Xuyên Hà
Nội năm 2019”, luận văn thạc sỹ công cộng, trường Đại học Thăng Long.
13. Ngô Vương Hoàng Giang (2020), “Thực trạng tuân thủ điều trị của bệnh78
nhân tăng huyết áp ngoại trú tại khoa khám bệnh, Trung tâm y tế huyện Thoại Sơn,
Tỉnh An Giang năm 2020”, Tạp chí Y học dự phòng, Tập 30, số 6 – 2020, Tr 36-41.
14. Trần Thị Mỹ Hạnh (2017), “Đánh giá kết quả can thiệp nâng cao thực
hành theo dõi huyết áp và tuân thủ điều trị ở người tăng huyết áp trên 50 tuổi tại
huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình”, luận văn tiến sỹ y tế công cộng, trường Đại học y tế
công cộng.
15. Đỗ Thị Hiền (2020), “Thực trạng kiến thức, thực hành và một số yếu tố
liên quan đến tuân thủ điều trị tăng huyết áp của người bệnh điều trị ngoại trú tại
phòng khám nội tim mạch bệnh viện trung ương quân đội 108 năm 2020”, luận văn
thạc sỹ điều dưỡng, trường Đại học Thăng Long.
16. Thái Minh Hoàng (2018), “Kiến tức tự chăm sóc và một số yếu tố liên
quan của người cao tuổi tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa tỉnh
Nam Định 2016”, tạp chí khoa học điều dưỡng, tập 1 số 2 (2018).
17. Hội tim mạch quốc gia Việt nam (2018), “Khuyến cáo tăng huyết áp”.
18. Lê Thị Thanh Huyền (2019), “Thực trạng kiến thức, thực hành về lối
sống ở người bệnh tăng huyết áp ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị
2019”, Khoa học Điều dưỡng-tập 02 – số 3, Tr 119-128.
19. Nguyễn Thị Hương (2021), “Thay đổi thực hành về dự phòng biến
chứng cho người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện Hữu Nghị Đa
khoa Nghệ An năm 2021”, Khoa học Điều dưỡng-tập 04-số 3, Tr 28-36.
20.Vũ Thị Thanh Hương (2019), “Hành vi tự chăm sóc và một số yếu tố
liên quan ở người bệnh tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú taị bệnh viện đa khoa
tỉnh Gia lai năm 2019”, luận văn thạc sỹ điều dưỡng, trường Đại học điều dưỡng
Nam Định.
21. Phạm Hương Lan (2017), “Kiến thức, thái độ, thực hành, dự phòng
biến chứng, ở bệnh nhân tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại huyện Ân Thi, tỉnh
Hưng Yên và một số yếu tố liên quan”, luận văn thạc sỹ y học dự phòng, trường
Đại học Y dược Thái Nguyên.
22. Phạm Phương Liên (2018), “Thực trạng tuân thủ điều trị của bệnh nhân
tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện Quận 2, Thành Phố Hồ Chí Minh
năm 2018”, Y học cộng đồng số 4 (51)-tháng 7-8/2019, Tr 43-4

23. Phạm Vi Long (2019), “Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp và một
số yếu tố liên quan tại Bệnh viên 7B Thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai’’
24. Trần Văn Long (2015), “Tình hình sức khỏe người cao tuổi và thử
nghiệm can thiệp nâng cao kiến thức, thực hành phòng chống tăng huyết áp tại 2 xã
huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, giai đoạn 2011-2012”, luận án tiến sỹ y tế công
cộng, trường Đại học Y tế công cộng.
25. Phạm Phương Mai (2019), “Kiến thức về bệnh tăng huyết áp và thực
hành quản lý tăng huyết áp của người trưởng thành tại huyện Quảng Xương, tỉnh
Thanh Hóa năm 2019”, tạp chí nghiên cứu y học 144 (8)-2021.
26. Lê Ngọc Chiêu Ngân (2018), “Tỷ lệ tuân thủ điều trị và các yếu tố liên
quan của bệnh nhân tăng huyết áp tại huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre”. Tạp chí Y
học thành phố Hồ Chí Minh, Tập 22, Số1,tr 68-72.
27. Hoàng Trọng Quang (2008), “Tăng huyết áp tài liệu giáo dục và tuyên
truyền về dự phòng và quản lý bệnh tăng huyết áp dành cho người dân”, nhà xuất
bản Y học, Hà Nội.
28. Hoàng Cao Sạ, Đỗ Ngọc Ánh, Nguyễn Thị Lan Anh (2015), “Khảo sát kiến
thức, thái độ và thực hành của bệnh nhân tăng huyết áp khu vực nông thôn tại Hà Nội
và Vĩnh Phúc” năm 2014, Tạp chí Y-Dược học quân. sự, tr 35-41, số 4-2015.
29. Trần Đức Sĩ (2021), “Tuân thủ điều trị tăng huyết áp bằng thuốc của bệnh
nhân ngoại trú tại khoa tim mạch phòng khám đa khoa Hoàn Mỹ, Sài Gòn”, tạp chí y
học Việt Nam tập500- số 1 (2021).
30. Đỗ Minh Sinh (2018), “Nhận thức về chế độ ăn của người bệnh tăng
huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định 2018”, Khoa học
Điều dưỡng tập 01-số 03, Tr 22-27.
31. Hoàng Đức Thái (2020), “Tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết
áp”, Y học cộng đồng tập 63-số 2-2021, Tr 28-33.
32. Hoàng Thị Minh Thái (2016), “Hành vi tự chăm sóc của người cao tuổi
tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định”, luận
văn thạc sỹ trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.
33.Trần Danh Thắng (2021), “Thực trạng quản lý người bệnh tăng huyết áp
tại trạm y tế xã, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh năm 2021 và một số yếu tố liên
quan”, luận văn thạc sỹ y tế công cộng, trường Đại học Thăng Long.80
34. Nguyễn Thị Thơm (2017), “Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp
của người bệnh điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh 2017”,
Khoa học điều dưỡng-tập 01-số 03, Tr 35-41.
35. Đinh Thị Thu (2018), “Kiến thức và thực hành về phòng biến chứng
tăng huyết áp của người bệnh tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh năm 2018”,
Khoa học điều dưỡng tập 02 – số 01, Tr 19-26.
36. Bùi Xuân Tiến (2020), “Thực trạng bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi
tại xã Bắc Phong, Cao Phong, Hòa Bình năm 2020 và một số yếu tố liên quan”,
luận văn thạc sỹ y tế công cộng, trường Đại học Thăng Long.
37. Nguyễn Văn Tuấn (2021), “Kiến thức, thái độ và thực hành dinh dưỡng
của bệnh nhân tăng huyết áp điều trị tại Bệnh viện Đại học y khoa Vinh năm 2020”,
Y học Việt Nam tập 502 số 2 (2021).
38. Hồ Quỳnh Quang Trí (2016), “Tăng huyết áp ở người châu Á”, tim
mạch học Việt Nam.
39. Trần Công Trưởng (2019), “Đánh giá tuân thủ điều trị của bệnh nhân
tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại khoa nội tim mạch Bệnh viện quận 2 thành phố
Hồ Chí Minh năm 2018 và một số yếu tố ảnh hưởng”, luận văn chuyên khoa 2,
trường Đại học y tế công cộng.
40. Viện dinh dưỡng (2011), Điều tra lượng natri trong bữa ăn và các
nguồn natri trong nhóm tuổi trưởng thành từ 25-64 tuổi.
41. Viện Tim mạch học Việt Nam (2010), Yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp,
truy cập ngày 19/3/2018, tại trang web http://huyetap.vn/news/vn/tim-hieu-tanghuyet-ap/yeu-to-nguy-co-cua-tang-huyet-ap.html.
42. Nguyễn Lân Việt (2007), Áp dụng một số giải pháp can thiệp thích hợp để
phòng, chữa bệnh tăng huyết áp tại cộng đồng, tr 21 – 22.
43. Nguyễn Lân Việt (2011), Tăng huyết áp và tai biến mạch não: Những vấn
đề cập nhật trong điều trị ở bệnh nhân Châu Á, Hội nghị: Hội Tim mạch học Việt Nam.
44. Nguyễn Lân Việt (2017), Thực trạng báo động về bệnh Tăng huyết áp tại
Việt Nam.
45. Nguyễn Thị Xuân (2020), “Đánh giá kiến thức, thực hành và một số yếu tố
liên quan đến phòng biến chứng do tăng huyết áp của người bệnh điều trị ngoại trú

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/