Tỷ lệ viêm tĩnh mạch sau đặt catheter tĩnh mạch ngoại vi ở người lớn và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Phổi Trung ương 5 tháng đầu năm 2018

Luận văn thạc sĩ điều dưỡng Tỷ lệ viêm tĩnh mạch sau đặt catheter tĩnh mạch ngoại vi ở người lớn và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Phổi Trung ương 5 tháng đầu năm 2018.Tĩnh mạch trị liệu là một trong những kỹ thuật không thể thiếu trong thực hiện y lệnh của người điều dưỡng. Bên cạnh việc sử dụng kim thép để tiêm truyền tĩnh mạch thì sử dụng Catheter tĩnh mạch ngoại vi (CTMNV) cho người bệnh điều trị nội trú có chỉ định tiêm truyền tĩnh mạch hàng ngày hoặc trong các trường hợp cấp cứu, phẫu thuật cần đưa thuốc, dịch truyền vào cơ thể một cách nhanh chóng là cần thiết. CTMNV là một thiết bị y khoa đã được sử dụng nhiều và từ lâu trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Đặt CTMNV là một thủ thuật xâm lấn phổ biến trong thực hành lâm sàng. Mặc dù những ưu điểm của việc sử dụng CTMNV trong tĩnh mạch trị liệu là không thể phủ nhận khi đem lại sự thoải mái cho người bệnh, giúp người bệnh giảm bớt đau đớn trong những lần lấy kim mới và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho điều dưỡng trong việc thực hiện y lệnh thuốc, nhưng lưu CTMNV trong một khoảng thời gian cũng gây ra một số tai biến. Có những tai biến sớm sẽ được xử trí ngay mà không để lại hậu quả, tuy nhiên có những tai biến muộn như viêm tĩnh mạch, nhiễm khuẩn tại chỗ, tắc mạch, huyết khối tĩnh mạch, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn toàn thân…nếu không được phát hiện sớm sẽ gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Một trong những tai biến muộn hay gặp nhất là tình trạng viêm tĩnh mạch sau đặt và lưu CTMNV [26],[47]. Tỷ lệ viêm tĩnh mạch trên thế giới được công bố qua các công trình nghiên cứu dao động từ 1,8% đến 60% tùy thuộc vào phương pháp và địa điểm thực hiện các nghiên cứu. Và một số yếu tố liên quan có thể làm tăng tỷ lệ viêm tĩnh mạch đã được nhắc đến như giới tính [56]; tình trạng bệnh lý [40]; loại catheter [19],[22],[28]; quá trình đặt và sử dụng catheter [53], các loại thuốc, dịch truyền sử dụng,[32],[33],[39]; vị trí lưu [37],[49]; thời gian lưu[17],[18],[42].

MÃ TÀI LIỆU

 CAOHOC.2022.00793

Giá :

Liên Hệ

0927.007.596


Khi viêm tĩnh mạch xảy ra, người bệnh sẽ có cảm giác đau vị trí lưu, đi kèm với đỏ, sưng và ở mức độ viêm cao nhất là tĩnh mạch lưu catheter bị cứng (thừng tĩnh mạch). Viêm tĩnh mạch sau đặt CTMNV kéo dài trong 1 thời gian ngắn sau khi loại bỏ catheter mà không gây ra các biến chứng, các triệu chứng thường biến mất sau 1- 2 tuần, riêng với triệu chứng thừng tĩnh mạch thì phải mất thời gian lâu hơn2 để phục hồi. Trong trường hợp đã hình thành thừng tĩnh mạch, sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho cả người bệnh và điều dưỡng khi tiến hành đặt catheter ở các vị trí khác. Vì vậy việc phát hiện sớm triệu chứng viêm tĩnh mạch sau đặt CTMNV để xử lý kịp thời là rất quan trọng.
Ở Việt Nam việc sử dụng CTMNV rất phổ biến và các biến chứng như viêm tĩnh mạch sau đặt catheter là không ít ( 5,1% – 50,52%) [5], [12],[13]. Cũng có một số nghiên cứu về tỷ lệ viêm tĩnh mạch sau đặt catheter tĩnh mạch ngoại vi nhưng rất ít và các nghiên cứu hầu như không chỉ ra được việc đánh giá viêm tĩnh mạch sử dụng thang đo nào và cỡ mẫu nghiên cứu ít trong phạm vi hẹp. Tại Bệnh viện Phổi trung ương CTMNV được sử dụng từ hơn 10 năm trở lại đây. Hiện tại ở hầu hết các khoa lâm sàng đều sử dụng CTMNV trong quá trình chăm sóc và điều trị thuốc bằng đường tĩnh mạch. Các tai biến khi sử dụng CTMNV đã được phát hiện và ghi nhận. Với những tai biến sớm, người bệnh thường được xử trí ngay và không để lại hậu quả nặng nề, các dấu hiệu sẽ biến mất sau một thời gian ngắn. Trong thời gian gần đây, trong quá trình chăm sóc người bệnh chúng tôi đã thấy xuất hiện một trong những tai biến muộn, xảy ra thường xuyên nhất là viêm tĩnh mạch sau thời gian lưu CTMNV. Vì vậy chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Tỷ lệ viêm tĩnh mạch sau đặt catheter tĩnh mạch ngoại vi ở người lớn và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Phổi Trung ương 5 tháng đầu năm 2018” để xác định được tỷ lệ viêm tĩnh mạch và các yếu tố có liên quan đến viêm tĩnh mạch sau đặt CTMNV, trên cơ sở đó đưa ra các khuyến cáo giúp giảm bớt tình trạng này để hoạt động chăm sóc người bệnh tốt hơn.3
MỤC TIÊU
1. Xác định tỷ lệ viêm tĩnh mạch tại vị trí đặt catheter tĩnh mạch ngoại vi ở Khoa Hồi sức tích cực, Khoa Lao hô hấp và Khoa Phẫu thuật Lồng ngực 5 tháng đầu năm 2018.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến viêm tĩnh mạch sau đặt catheter tĩnh mạch ngoại vi ở Khoa Hồi sức tích cực, Khoa Lao hô hấp và Khoa Phẫu thuật Lồng ngực

 

MỤC LỤC
Nội dung Trang
TÓM TẮT ……………………………………………………………………………………………………. i
LỜI CẢM ƠN ……………………………………………………………………………………………… ii
LỜI CAM ĐOAN ……………………………………………………………………………………….. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT …………………………………………………………….. iv
DANH MỤC CÁC BẢNG………………………………………………………………………………v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ……………………………………………………………….. vi
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………………………………….1
MỤC TIÊU……………………………………………………………………………………………………3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ……………………………………………………………….4
1.1. Tổng quan về catheter tĩnh mạch ngoại vi………………………………………………..4
1.1.1. Giới thiệu về catheter tĩnh mạch ngoại vi …………………………………………..4
1.1.2. Tĩnh mạch trị liệu bằng CTMNV……………………………………………………..4
1.1.3. Chỉ định và chống chỉ định đặt catheter tĩnh mạch ngoại vi………………….5
1.1.4. Các tai biến có thể xảy ra khi đặt CTMNV…………………………………………6
1.1.5. Lựa chọn vị trí, chăm sóc và thay thế catheter tĩnh mạch ngoại vi…………7
1.1.6. Tình hình áp dụng kỹ thuật đặt catheter tĩnh mạch ngoại vi………………….8
1.2. Viêm tĩnh mạch sau đặt catheter tĩnh mạch ngoại vi………………………………….9
1.2.1. Khái niệm viêm tĩnh mạch ……………………………………………………………….9
1.2.2. Biến chứng của viêm tĩnh mạch ………………………………………………………..9
1.2.3. Xử trí viêm tĩnh mạch sau đặt CTMNV……………………………………………10
1.2.4. Tiêu chí đánh giá viêm tĩnh mạch ……………………………………………………11
1.2.5. Tình hình viêm tĩnh mạch sau đặt catheter tĩnh mạch ngoại vi ……………121.2.6. Các yếu tố liên quan đến viêm tĩnh mạch sau đặt catheter tĩnh mạch ngoại
vi………………………………………………………………………………………………………….15
1.3. Khung lý thuyết ………………………………………………………………………………….17
1.4. Giới thiệu tóm tắt về địa bàn nghiên cứu………………………………………………..18
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………………….19
2.1. Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………………………….19
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu………………………………………………………….19
2.3. Thiết kế nghiên cứu …………………………………………………………………………….19
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ……………………………………………………….19
2.5. Phương pháp thu thập số liệu ……………………………………………………………….19
2.6. Các chỉ số, biến số nghiên cứu ……………………………………………………………..20
2.7. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá…………………………………………23
2.8. Phương pháp phân tích số liệu………………………………………………………………24
2.9. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu…………………………………………………………….24
2.10. Sai số và biện pháp khắc phục sai số……………………………………………………24
2.10.1. Sai số …………………………………………………………………………………………24
2.10.2. Biện pháp khắc phục sai số …………………………………………………………..25
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………………………………………………26
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu………………………………………………26
3.2. Tỷ lệ viêm tĩnh mạch đánh giá theo thang điểm INS phlebitis scale ………….27
3.3. Tỷ lệ viêm tĩnh mạch theo các yếu tố người bệnh(N=341)……………………….29
3.4. Tỷ lệ viêm tĩnh mạch theo các yếu tố liên quan đến lâm sàng…………………..31
3.5. Tỷ lệ viêm tĩnh mạch với các yếu tố liên quan đến catheter ……………………..33
3.6. Các yếu tố liên quan đến viêm tĩnh mạch ngoại vi…………………………………..373.6.1. Các yếu tố liên quan đến viêm tĩnh mạch ngoại vi theo mô hình hồi quy
logistic đơn biến …………………………………………………………………………………….37
3.6.2. Các yếu tố liên quan đến viêm tĩnh mạch ngoại vi theo mô hình hồi quy
logistic đa biến……………………………………………………………………………………….40
Chương 4: BÀN LUẬN ………………………………………………………………………………..41
4.1. Bàn luận đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu………………………………..41
4.2. Bàn luận về tỷ lệ viêm tĩnh mạch sau đặt catheter tĩnh mạch ngoại vi ……….43
4.3. Bàn luận về các yếu tố nguy cơ gây viêm tĩnh mạch ngoại vi …………………..48
KẾT LUẬN…………………………………………………………………………………………………51
1. Tỷ lệ viêm tĩnh mạch sau đặt catheter tĩnh mạch ngoại vi tại Bệnh viện Phổi
trung ương………………………………………………………………………………………………..51
2. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng viêm tĩnh mạch sau đặt catheter tĩnh
mạch ngoại vi……………………………………………………………………………………………52
KHUYẾN NGHỊ………………………………………………………………………………………….53
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………………………..54
Phụ lục 1: Bản đồng thuận
Phụ lục 2: Bộ thu thập số liệu
Phụ lục 3: Danh sách người bệnh tham gia nghiên cứu
Phụ lục 4: Hình ảnh minh họ

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Thang đo INS Phlebitis Scale………………………………………………………….12
Bảng 3.1: Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ………………………………. 26
Bảng 3.2: Tỷ lệ viêm tĩnh mạch chung và sự phân bố các trường hợp ………. 27
Bảng 3. 3: Tỷ lệ viêm tĩnh mạch chung và sự phân bố các trường hợp ……… 28
Bảng 3.4: Tỷ lệ người bệnh viêm tĩnh mạch theo nhóm tuổi ……………………. 29
Bảng 3. 5: Tỷ lệ người bệnh viêm tĩnh mạch theo giới tính ……………………… 29
Bảng 3. 6: Tỷ lệ người bệnh viêm tĩnh mạch theo BMI …………………………… 30
Bảng 3.7: Tỷ lệ người bệnh viêm tĩnh mạch theo khoa điều trị ………………… 31
Bảng 3. 8: Tỷ lệ người bệnh viêm tĩnh mạch theo bệnh chính………………….. 31
Bảng 3.9: Tỷ lệ viêm tĩnh mạch với các loại Catheter……………………………… 33
Bảng 3.10: Tỷ lệ viêm tĩnh mạch theo thời gian lưu catheter……………………. 33
Bảng 3.11: Tỷ lệ vị trí lưu catheter bị viêm tĩnh mạch theo số lần đặt kim … 34
Bảng 3.12: Tỷ lệ viêm tĩnh mạch ngoại vi theo vị trí lưu kim…………………… 34
Bảng 3.13: Tỷ lệ viêm theo thuốc dịch truyền sử dụng……………………………. 35
Bảng 3.14: Mối liên quan giữa yếu tố người bệnh và viêm tĩnh mạch ngoại vi
…………………………………………………………………………………………………………. 37
Bảng 3.15: Mối liên quan giữa các yếu tố lâm sàng đến VTM ngoại vi …….. 38
Bảng 3.16: Mối liên quan giữa các yếu tố catheter và viêm tĩnh mạch ngoại vi
…………………………………………………………………………………………………………. 39
Bảng 3.17: Mô hình hồi quy logistic đa biến giữa viêm tĩnh mạch ngoại vi.. 40vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
Trang
Hình 1. 1: Khung lý thuyết…………………………………………………………………………….17
Biểu đồ 3. 1: Số lượng người bệnh mắc các bệnh về phổi có các bệnh kèm
theo bị viêm tĩnh mạch………………………………………………………………………… 32
Biểu đồ 3.2: Số lượng người bệnh mắc các bệnh về lao có các bệnh kèm theo
bị viêm tĩnh mạch……………………………………………………………………………….. 32
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ viêm theo loại kháng sinh sử dụng. ……………………………. 35
Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ viêm theo chế phẩm từ máu ………………………………………. 36
Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ viêm theo các loại dịch khác……………………………………… 3

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/