KỸ THUẬT ĐÓNG ỐNG ĐỘNG MẠCH BẰNG DỤNG CỤ QUA DA
KỸ THUẬT ĐÓNG ỐNG ĐỘNG MẠCH BẰNG DỤNG CỤ QUA DA
TS.BS. Lê Hồng Quang – BV Nhi Trung ương
ĐỂ LẠI EMAIL CUỐI BÀI VIẾT AD SẼ GỬI LẠI BÀI QUA EMAIL CHO BẠN
Còn ống động mạch là tình trạng ống động mạch (ống Botal) nối giữa động mạch chủ và động mạch phổi trong thời kỳ bào thai không bị tắc lại sau khi bệnh nhân sinh ra (thông thường ống này sẽ hoàn toàn tắc lại trong vòng 2 tháng sau đẻ), mà vẫn tiếp tục tồn tại và hoạt động kéo dài.
Ống động mạch nối liền nơi phân nhánh động mạch phổi và eo động mạch chủ. Ống động mạch thông thương trong thời kỳ bào thai và đóng lại ngay sau sanh do tác dụng của sự sụt giảm Prostaglandin E2 và tăng nồng độ O2 máu nhờ động tác thở. Tần suất của bệnh là 9.8% trong các bệnh TBS.
Dị tật này chiếm 10% trong tổng số các dị tật tim bẩm sinh.
CODM thường liên quan đến tiền sử mẹ nhiễm Rubella trong những tháng đầu thai nghén, một số trường hợp có yếu tố gia đình.
Là bệnh lý hay gặp ở trẻ đẻ non, hầu hết có kèm theo các bệnh lý tim mạch khác.
Phẫu thuật CODM đầu tiên do Gross tiến hành năm 1938 trên 1 bệnh nhân 7 tuổi. Năm 1963, Powell và De Canq lần đầu tiên mổ đóng CÔDM cho trẻ đẻ non. Năm 1977, Rashkin và Cuaso tiến hành đóng CÔDM qua da thành công
2. Sinh lý bệnh:
Ống động mạch tồn tại trong quá trình phát triển của bào thai, tạo sự thông thương giữa động mạch chủ và động mạch phổi. Sau khi trẻ sinh ra đời bình thường ống động mạch đóng lại.
Khi trẻ sinh ra nếu ống động mạch vẫn còn tồn tại gây luồng thông trái-phải gây quá tải tuần hoàn phổi, nhĩ trái và thất trái. Sự quá tải tuần hoàn phổi gây nên các biểu hiện hô hấp, tăng áp lực động mạch phổi và giãn động mạch phổi, giãn nhĩ trái và thất trái, giảm huyết áp tâm trương. Sự tăng áp lực động mạch phổi có thể xảy ra từ rất sớm.
Nếu kích thước của ống động mạch nhỏ, nguy cơ chủ yếu là viêm nội tâm mạc nhiễm trùng. Nếu kích thước ống động mạch lớn sẽ ảnh hưởng đến chức năng hô hấp của trẻ từ lúc sinh đến 12 tháng sau sinh và làm tăng áp lực động mạch phổi.
3. lâm sàng.
3.1.Bệnh sử:
– Mệt, khó thở khi gắng sức (bú, khóc…).
– Sốt, ho tái phát nhiều lần.
– Chậm lớn, chậm biết đi.
3.2.Khám lâm sàng:
– Mạch ngoại vi nảy mạnh, chìm nhanh (mạch Corrigan).
– HA tâm trương thấp, hiệu áp rộng.
– Khám tim: Tim to, thất (T) tăng động, âm thổi liên tục cường độ lớn ở LS 2, 3 ngay dưới xương đòn (T), sờ có rung miu tâm thu và tâm trương. T2 mạnh, không tách đôi. Có thể nghe tiếng thổi tâm thu mạnh và kéo dài đến thì tâm trương. Khi ống động mạch lớn, áp lực động mạch phổi tăng cao thì tiếng thổi nghe yếu.
– Khám hô hấp: Tìm dấu hiệu thở nhanh, phổi có ran.
Recent Comments