LỌC MÁU LIÊN TỤC Ở TRẺ SỐC NHIỄM KHUẨN TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC CHỐNG ĐỘC BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ NỘI TRÚ LỌC MÁU LIÊN TỤC Ở TRẺ SỐC NHIỄM KHUẨN TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC CHỐNG ĐỘC BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2. Đặt vấn đề: Điều trị lọc máu liên tục được khuyến cáo cho những bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết có tổn thương thận cấp, giúp cân bằng dịch ở những bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết có rối loạn huyết động. Tuy nhiên, các biến chứng của lọc máu liên tục còn thường gặp và nhiều điều chưa thống nhất về chỉ định lọc, thời điểm lọc máu, liều lọc.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ các chỉ định lọc, đặc điểm kỹ thuật lọc máu, tỷ lệ các biến chứng của lọc máu liên tục ở trẻ sốc nhiễm khuẩn tại khoa Hồi sức tích cực – chống độc Bệnh viện Nhi đồng 2 từ 01/01/2015 – 31/12/2019.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu, mô tả 77 ca trẻ sốc nhiễm khuẩn được lọc máu liên tục tại khoa Hồi sức tích cực và chống độc bệnh viện Nhi đồng 2.
Kết quả: Chỉ định lọc máu liên tục chiếm tỷ lệ cao nhất là rối loạn chức năng đa cơ quan (31,2%). Phương thức lọc máu thường dùng nhất là lọc thẩm tách máu liên tục tĩnh mạch – tĩnh mạch (CVVHDF) (96,1%). Liều lọc trung vị là 46,7 ml/kg/giờ. Chống đông được dùng là heparin, 100% bệnh nhân không được dùng liều tấn công. Đông màng là biến chứng thường gặp nhất (49,3%). Các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng như nhịp tim, nhiệt độ và chỉ số vận mạch tăng co, HCO3-, BE, ure và creatinin giảm có ý nghĩa thống kê tại thời điểm lọc máu 24 giờ so với thời điểm bắt đầu lọc máu (p <0,05). Tỷ lệ tử vong là 61%. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ pH máu <7,2, chỉ số BE và tỷ lệ lactat>4 mmol/L giữa nhóm sống và nhóm tử vong.
Kết luận: Tuân thủ khuyến cáo dùng chống đông liều tấn công, dựa vào lâm sàng và xét nghiệm đông máu. Nên cân nhắc lại chỉ định lọc ở các trẻ toan chuyển hoá nặng, tổn thương đa tạng nặng, tiên lượng tử vong trước khi quyết định lọc máu.
MÃ TÀI LIỆU
|
CAOHOC.2022.00751 YHHCM.2021.00152 |
Giá :
|
|
Liên Hệ
|
0927.007.596
|
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TIẾNG VIỆT
TIẾNG ANH
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………………………1
CÂU HỎI VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU……………………………………………………3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU…………………………………………………………4
1.1. Nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn ở trẻ em………………………………………..4
1.2. Nguyên lý của LMLT……………………………………………………………………………..13
1.3. Chỉ định lmlt trong sốc nhiễm khuẩn………………………………………………………..17
1.4. Thời điểm bắt đầu LMLT………………………………………………………………………..19
1.5. Liều và phương thức LMLT ……………………………………………………………………22
1.6. Màng lọc……………………………………………………………………………………………….25
1.7. Dịch dùng trong LMLT…………………………………………………………………………..27
1.8. Tiếp cận mạch máu và kích thước catheter………………………………………………..28
1.9. Các thông số trong lọc máu……………………………………………………………………..29
1.10. Chạy mồi và chống đông……………………………………………………………………….30
1.11. Các biến chứng và sự cố xảy ra khi lọc máu…………………………………………….31
1.12. Các nghiên cứu trong và ngoài nước về lọc máu liên tục trong sốc nhiễm
khuẩn ………………………………………………………………………………………………………….33
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………37
2.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………………………..37
2.2. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………………………38
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu…………………………………………………………….39
.
.2.4. Các bước tiến hành…………………………………………………………………………………39
2.5. Biến số nghiên cứu…………………………………………………………………………………39
2.6. Thu thập số liệu……………………………………………………………………………………..51
2.7. Xử lý và phân tích số liệu ……………………………………………………………………….51
2.8. Kiểm soát sai lệch ………………………………………………………………………………….52
2.9. Sơ đồ nghiên cứu……………………………………………………………………………………52
2.10. Y đức ………………………………………………………………………………………………….53
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………………………..54
3.1. Đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng trước lọc máu ………………………55
3.2. Đặc điểm kỹ thuật, chỉ định lọc máu, các biến chứng do can thiệp lọc máu…..64
3.3. Diễn tiến các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của nhóm được lọc máu đến
24 giờ………………………………………………………………………………………………………….68
3.4. Khảo sát các yếu tố khác biệt giữa nhóm sống và tử vong …………………………..70
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN …………………………………………………………………………..74
4.1. Đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, vi sinh trước lọc máu ……………………………….74
4.2. Đặc điểm kỹ thuật, chỉ định lọc máu, các biến chứng do can thiệp lọc máu…..85
4.3. Diễn tiến tổn thương các cơ quan trước và sau lọc máu………………………………92
4.4. Kết quả điều trị và các yếu tố khác biệt giữa nhóm sống và nhóm tử vong ……93
4.5. Hạn chế của đề tài ………………………………………………………………………………….95
KẾT LUẬN
KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1. Bệnh án mẫu.
2. Danh sách bệnh nhân tham gia nghiên cứu.
3. Chấp thuận của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Bệnh viện Nhi
đồng 2
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Trần Minh Điển (2010), Nghiên cứu kết quả điều trị và một số yếu tố tiên lượng tử vong trong sốc nhiễm khuẩn trẻ em, Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học y Hà Nội.
2. Hoàng Văn Quang, Lê Bảo Huy (2013), "Đáp ứng với lọc máu liên tục trong điều trị suy đa tạng trong sốc nhiễm khuẩn". Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh, 17 (3), tr. 113 – 118.
3. Phùng Nguyễn Thế Nguyên (2011), "Nghiên cứu lactat máu trong sốc nhiễm khuẩn ở trẻ em". Tạp chí y học TP. Hồ Chí Minh, 15 (1), tr. 209-216.
4. Phùng Nguyễn Thế Nguyên (2013), Sốc nhiễm khuẩn ở trẻ em, Nhà xuất bản Y học, tr. 39 – 60.
5. Phùng Nguyễn Thế Nguyên (2014), "Khảo sát chỉ định, cơ chế và liều lọc máu liên tục trong nhiễm khuẩn huyết ở trẻ em". Tạp chí nghiên cứu Y học, 18 (4), tr. 224-231.
6. Phùng Nguyễn Thế Nguyên (2014), "Đặc điểm trẻ nhiễn khuẩn huyết được lọc máu liên tục". Tạp chí y học TP. Hồ Chí Minh, 18 (4), tr. 232-237.
7. Đặng Văn Ninh, Trần Văn Ngọc, Phạm Hùng Vân (2016), Đề kháng Carbapenem của Pseudomonas aeruginosa và Acinetobacter baumannii gây viêm phổi bệnh viện và viêm phổi thở máy tại khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, www.hoihohaptphcm.org, 23-08-2020.
8. Vũ Đình Thắng, Cao Hoài Tuấn Anh, Võ Anh Khoa (2013), Lọc máu liên tục, Nhà xuất bản Y học.
9. Phạm Thị Ngọc Thảo, Nguyễn Gia Bình, Đặng Quốc Tuấn (2012), "Đánh giá kết quả áp dụng kỹ thuật lọc máu liên tục trong điều trị sốc nhiễm khuẩn". Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh, 16 (2), tr. 145-157.
10. Nguyễn Minh Tiến, Phạm Văn Quang, Phùng Nguyễn Thế Nguyên (2015), "Lọc máu liên tục trong sốc nhiễm khuẩn biến chứng suy đa cơ quan ở trẻ em tại khoa Hồi sức tích cưc – chống độc bệnh viện nhi đồng 1". Tạp chí y
học TP. Hồ Chí Minh, 19 (3), tr. 64-74.
11. Nguyễn Minh Tiến (2013), Lọc máu liên tục, Phác đồ Điều trị Nhi khoa, Nhà xuất bản Y học, tr.171 – 182
12. Nguyễn Minh Tiến (2013), Chạy thận nhân tạo chu kỳ trong suy thận cấp, Phác đồ điều trị nhi khoa, Nhà xuất bản Y học, tr.166 – 169
13. Cao Việt Tùng, Phạm Văn Thắng, Lê Nam Trà (2005), "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng sốc nhiễm khuẩn trẻ em tại khoa hồi sức cấp cứu bệnh viện Nhi Trung ương". Tạp chí nghiên cứu Y học, 34 (2), tr. 45-53
Recent Comments