Năng lực thực hành chăm sóc của Điều dưỡng Bệnh viện đa khoa Khu vực tỉnh An Giang năm 2021 và một số yếu tố liên quan

Luận văn thạc sĩ quản lý bệnh viện Năng lực thực hành chăm sóc của Điều dưỡng Bệnh viện đa khoa Khu vực tỉnh An Giang năm 2021 và một số yếu tố liên quan.Công tác chăm sóc của ĐD trong bệnh viện rất quan trọng, chiếm phần khối lượng công việc của NVYT đối với người bệnh trong bệnh viện, nhân sự ĐD chiếm gần một nửa tổng số NVYT và có vai trò quan trọng trong cách tổ chức và áp dụng các hoạt động y tế(1). Vai trò này được thực hiện trên người bệnh tốt hay không phụ thuộc rất lớn vào năng lực chăm sóc của ĐD trong quá trình thực hiện công việc chăm sóc hằng ngày: giao tiếp với người bệnh, với thân nhân người bệnh, kế hoạch chăm sóc, thực hành các quy trình kỹ thuật chăm sóc, tiêm, truyền, thở oxy, đặt ống thông,….và thực hiện các chăm sóc cơ bản nâng đỡ, cho ăn, uống, giáo dục sức khỏe, theo dõi người bệnh. Vì vậy ĐD có kiến thức và kỹ năng chăm sóc tốt giúp năng lực thực hiện chăm sóc thuần thục, hiệu quả, an toàn và hạn chế được những yếu tố nguy cơ cho người bệnh. Kết quả sẽ làm giảm được thời gian, chi phí nằm viện của người bệnh góp phần nâng cao chất lượng điều trị, niềm tin và hài lòng người bệnh.

MÃ TÀI LIỆU

 CAOHOC.2023.00260

Giá :

Liên Hệ

0927.007.596


Trên thế giới hiện nay còn bất bình đẳng giữa các quốc gia trong việc phân bổ nhân lực ĐD. Những nơi có mức sống cao nhân lực ĐD đầy đủ đảm bảo những nhu cầu cao hơn của người bệnh, từ đó việc phân hóa năng lực ĐD cũng khác nhau giữa các quốc gia(2). Với xu thế hội nhập khu vực và quốc tế, chính phủ các quốc gia Đông Nam Á ký Thỏa thuận khung về thừa nhận lẫn nhau với 10 quốc gia ASEAN về việc công nhận dịch vụ ĐD trong khu vực. Để tăng cường chất lượng nguồn nhân lực ĐD, làm cơ sở cho việc xây dựng chương trình đào tạo, sử dụng nhân lực ĐD có hiệu quả và đáp ứng yêu cầu hội nhập của các nước trong khu vực.
Tại Việt Nam, chương trình hành động quốc gia giai đoạn 2013 đến năm 2020 về tăng cường công tác đào tạo ĐD, KTV, HS. Bộ Y tế khẳng định chất lượng ĐD chưa thật sự đáp ứng tốt đối với nhu cầu cao về chăm sóc. Khoa học ĐD chưa phát triển kịp với những tiến bộ ĐD của thế giới, ĐD chưa thực hiện thiên chức chăm sóc mang tính chủ động và chuyên nghiệp, nguồn nhân lực ĐD mất cân đối về cơ cấu, vị thế và hình ảnh người ĐD chưa cao trong xã hội(3), nhân lực ĐD thiếu cả về số lượng và chất lượng. Hiện nay chất lượng đào tạo các trường trong nước chưa đáp ứng được đầy đủ các chuẩn năng lực cơ bản nghề nghiệp ĐD trong các lĩnh vực trên người bệnh, kỹ năng ứng xử giao tiếp với người bệnh và thân nhân người bệnh. Vì vậy Bộ Y tế phối hợp với Hội ĐD Việt Nam đã xây dựng Bộ Chuẩn năng lực cơ bản của ĐD Việt Nam với sự hỗ trợ của Hội ĐD Canada và chuyên gia ĐD của Đại học Kỹ thuật Queensland – Úc. Tài liệu này đã được các chuyên gia ĐD trong nước, các nhà Quản lý y tế và giáo dục ĐD tham gia biên soạn trên cơ sở tham khảo Tiêu chuẩn năng lực ĐD của các nước trong khu vực và trên thế giới(3).
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng yếu tố liên quan năng lực thực hành chăm sóc của ĐD: tuổi tác, tổng số năm kinh nghiện, nơi làm việc có tầm nhìn rõ ràng, sử dụng các chứng chỉ đạt được(4). Bên cạnh đó có nghiên cứu khác cũng chỉ ra: ĐD tham gia đào tạo liên tục trong 5 năm gần nhất có năng lực tốt hơn so với ĐD không tham gia đào tạo liên tục, nhóm ĐD hài lòng về mức lương hiện tại có năng lực cao hơn nhóm ĐD không hài lòng về mức lương hiện tại(5).
Tại BVĐKKV tỉnh An Giang, Bộ Chuẩn năng lực cơ bản của ĐD Việt Nam chưa được áp dụng vào bệnh viện, làm cơ sở đánh giá năng lực ĐD. Vì vậy, nhà quản lý chưa thể biết thực trạng năng lực cơ bản của ĐD tại bệnh viện đạt đến đâu theo Bộ Chuẩn năng lực cơ bản của ĐD Việt Nam? Những yếu tố nào liên quan đến việc phát triển năng lực cơ bản của ĐD bệnh viện? Làm thế nào để nâng cao năng lực cơ bản của ĐD bệnh viện hướng tới đạt tốt các tiêu chí Bộ Chuẩn năng lực cơ bản của ĐD Việt Nam?.
Từ những lý do trên, để có một đánh cụ thể hơn chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Năng lực thực hành chăm sóc của Điều dưỡng Bệnh viện đa khoa Khu vực tỉnh An Giang năm 2021 và một số yếu tố liên quan".
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả năng lực thực hành chăm sóc dựa trên Bô Chuẩn năng lực cơ bản của ĐD Việt Nam tại BVĐKKV tỉnh An Giang năm 2021.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến năng lực thực hành chăm sóc của ĐD BVĐKKV tỉnh An Giang năm 2021

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ………………………………………………………………………………………………. I
MỤC LỤC……………………………………………………………………………………………………II
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ………………………………………………………………. VI
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ………………………………………………………………… VII
TÓM TẮT ………………………………………………………………………………………………..VIII
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………………………………….1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU…………………………………………………………………………….3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU………………………………………………………….4
Tổng quan về ĐD………………………………………………………………………………4
1.1.1. Khái niệm ĐD ……………………………………………………………………………..4
1.1.2. ĐD viên/ Người ĐD ……………………………………………………………………..4
1.1.3. Vai trò, nhiệm vụ của ĐD ……………………………………………………………..4
1.1.4. Chức năng của ĐD ………………………………………………………………………6
Năng lực ĐD…………………………………………………………………………………….7
1.2.1. Khái niệm năng lực………………………………………………………………………7
Thực trạng năng năng lực thực hành chăm sóc của ĐD ……………………..8
1.3.1. Trên thế giới: ………………………………………………………………………………8
1.3.2. Tại Việt Nam ……………………………………………………………………………….9
Các phương pháp đánh giá năng lực ĐD (24) …………………………………..13
1.4.1. Đánh giá năng lực theo danh mục tiêu chuẩn:……………………………….13
1.4.2. Đánh giá dựa vào các nội dung bảng kiểm và quan sát trực tiếp:…….13
1.4.3. Quan sát trực tiếp ………………………………………………………………………13
1.4.4. Đánh giá từ phía đồng nghiệp:…………………………………………………….14
1.4.5. Đánh giá từ người bệnh:……………………………………………………………..14
1.4.6. Đánh giá thông qua khóa đào tạo: ……………………………………………….14
1.4.7. Tự đánh giá:………………………………………………………………………………14
HUPHiii
Các yếu tố liên quan ảnh hưởng đến năng lực…………………………………..14
Thông tin chung về địa điểm nghiên cứu ………………………………………….16
Khung lý thuyết……………………………………………………………………………….17
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………..18
Đối tượng nghiên cứu ……………………………………………………………………..18
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu định lượng…………………………………………………18
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu định tính……………………………………………………18
Thời gian và địa điểm nghiên cứu…………………………………………………….18
2.2.1. Thời gian nghiên cứu:…………………………………………………………………18
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu:………………………………………………………………….19
Thiết kế nghiên cứu: ……………………………………………………………………….19
2.3.1. Cỡ mẫu nghiên cứu định lượng ……………………………………………………19
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu định tính……………………………………………………….19
Đối tượng nghiên cứu và phương pháp lựa chọn mẫu……………………….19
2.4.1. Đối tượng nghiên cứu và phương pháp lựa chọn mẫu định lượng ……19
2.4.2. Đối tượng nghiên cứu và phương pháp lựa chọn mẫu định tính……….19
Phương pháp thu thập số liệu…………………………………………………………..19
2.5.1. Công cụ thu thập số liệu ……………………………………………………………..19
2.5.2. Phương pháp tổ chức thu thập số liệu …………………………………………..20
Các biến số và chủ đề trong nghiên cứu ……………………………………………21
2.6.1. Các biến số nghiên cứu định lượng ………………………………………………21
2.6.2. Chủ đề nghiên cứu định tính………………………………………………………..21
Tiêu chuẩn đánh giá ……………………………………………………………………….22
Phương pháp phân tích số liệu…………………………………………………………23
2.8.1. Phân tích số liệu định lượng ………………………………………………………..23
2.8.2. Phân tích số liệu định tính …………………………………………………………..23
Đạo đức trong nghiên cứu ……………………………………………………………….23
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………………………………………………………25
Thông tin chung của ĐD …………………………………………………………………25
3.1.1. Trình độ chuyên môn ĐD…………………………………………………………….25
HUPHiv
3.1.2. Yếu tố cá nhân……………………………………………………………………………26
3.1.3. Yếu tố đào tạo ……………………………………………………………………………26
3.1.4. Môi trường làm việc……………………………………………………………………27
Mô tả năng lực thực hành của ĐD……………………………………………………27
3.2.1. Điểm trung bình các nhóm tiêu chuẩn trong năng lực thực hành chăm
sóc của ĐD…………………………………………………………………………………………27
3.2.2. Mức độ đạt về năng lực thực hành chăm sóc của ĐD……………………..30
Các yếu tố liên quan đến năng lực thực hành của ĐD ……………………….32
3.3.1. Mối liên quan yếu tố trình độ và năng lực……………………………………..32
3.3.2. Mối liên quan yếu tố cá nhân và năng lực……………………………………..34
3.3.3. Mối liên quan yếu tố đào tạo và năng lực ……………………………………..36
3.3.4. Mối liên quan yếu tố môi trường làm việc và năng lực ……………………39
Chương 4. bàn luận …………………………………………………………………………………43
Thông tin chung của đối tượng nghiên……………………………………………..43
4.1.1. Yếu tố trình độ chuyên môn …………………………………………………………43
4.1.2. Yếu tố cá nhân……………………………………………………………………………43
4.1.3. Yếu tố đào tạo ……………………………………………………………………………44
4.1.4. Môi trường làm việc……………………………………………………………………44
Mô tả năng lực thực hành chăm sóc trên các nhóm ĐTNC ………………..45
Các yếu tố liên quan đến năng lực thực hành của ĐD ……………………….46
4.3.1. Mối liên quan yếu tố trình độ và năng lực……………………………………..46
4.3.2. Mối liên quan yếu tố cá nhân và năng lực……………………………………..47
4.3.3. Mối liên quan yếu tố đào tạo năng lực ………………………………………….47
4.3.4. Mối liên quan yếu tố môi trường làm việc và năng lực của ĐD ……….47
Một số hạn chế của phương pháp nghiên cứu …………………………………..50
Kết luận: …………………………………………………………………………………………………51
Khuyến nghị ……………………………………………………………………………………………52
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………………………..53
PHỤ LỤC 1 – CÁC BIẾN SỐ CỦA NGHIÊN CỨU………………………………………..55
Phần 1: Các biến số của nghiên cứu định lượng ……………………………………..55
HUPHv
Phần 2: Các chủ đề nghiên cứu định tính ……………………………………………….67
PHỤ LỤC 2 – BẢNG PHÁT VẤN TRONG NGHIÊN CỨU ……………………..68
PHỤ LỤC 3 – HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU BS TRƯỞNG KHOA
LÂM SÀNG…………………………………………………………………………………………….81
PHỤ LỤC 4 – HƯỚNG DẪN THẢO LUẬN NHÓM ĐIỀU DƯỠNG
TRƯỞNG KHOA LÂM SÀNG………………………………………………………………..8

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/