Nghiên cứu bệnh vịêm mũi xoang mạn tính ở công nhân luyện thép Thái Nguyên và đánh giá biện pháp can thiệp
Luận án Nghiên cứu bệnh vịêm mũi xoang mạn tính ở công nhân luyện thép Thái Nguyên và đánh giá biện pháp can thiệp.Viêm mũi xoang mạn tính (VMXMT) là bệnh thường gặp. Trên thế giới, ngay cả những nước có nền kinh tế, khoa học công nghệ phát triển như Đức tần suất mắc viêm mũi xoang mạn tính vẫn còn rất cao, chiếm khoảng 10 – 20% trong cộng đồng dân cư [91][93]. Ở Mỹ, VMXMT ảnh hưởng đến 16% dân số hay 30 triệu người Mỹ [22].
Theo nghiên cứu bằng thang điểm SF-36, ảnh hưởng của bệnh đến chất lượng cuộc sống là tương đương hoặc lớn hơn các bệnh mạn tính khác như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, suy tim và chứng đau lưng [41].
MÃ TÀI LIỆU |
CAOHOC.00324 |
Giá : |
50.000đ |
Liên Hệ |
0915.558.890 |
Có nhiều nguyên nhân gây VMXMT nhưng một trong các nguyên nhân quan trọng và thường gặp là ô nhiễm môi trường không khí [1][11][14] [16], đặc biệt trong các ngành công nghiệp người lao động thường xuyên phải làm việc trong môi trường ô nhiễm bụi và hơi khí độc thì tỷ lệ mắc VMXMT cao hơn rất nhiều. Ở nước ta hiện nay, các ngành có tỷ lệ công nhân mắc VMXMT cao là: Công nghiệp luyện kim, công nghiệp đóng tàu, ngành khai thác mỏ, xây dựng…[1][5][6][9][55], trong đó tỷ lệ mắc bệnh VMXMT công nhân lao động ngành luyện thép là đặc biệt cao.
Trước đây do quan niệm VMXMT chủ yếu do nhiễm khuẩn nhưng từ các kết quả nghiên cứu của Messerklinger, Wigan được công bố năm 1967 và sau đó là những nghiên cứu của Stammbeger, Kennedy… thì những hiểu biết về sinh lý, chức năng của mũi xoang và cơ chế bệnh sinh của viêm mũi xoang đã ngày càng hoàn chỉnh hơn [51]. Rối loạn sự thanh thải niêm lông, tắc nghẽn phức hợp lỗ ngách tạo nên vòng xoắn bệnh lý đưa đến niêm mạc hô
hấp lông chuyển mũi xoang mất dần chức năng dẫn lưu, khả năng tự lọc sạch và trên cơ sở của cơ chế bệnh sinh này, mục tiêu điều trị và phòng bệnh là phải giải quyết được vòng xoắn bệnh lý, bảo tồn tối đa niêm mạc giúp hồi phục, tái lập sinh lý tự nhiên của hệ thống niêm mạc lông chuyển và chức năng thông khí, dẫn lưu, tự làm sạch…, như vậy mới có thể giải quyết được căn bệnh VMXMT [19],[23].
Rất cần một nghiên cứu để hiểu biết một cách toàn diện về bệnh
VMXMT mang tính đặc thù của công nhân luyện thép giúp thày thuốc lâm sàng chẩn đoán chính xác, giúp y tế nhà máy, xí nghiệp tìm biện pháp can thiệp phù hợp, hiệu quả, khả thi và có tính bền vững nhằm làm giảm tác hại của tiếp xúc với bụi và hơi khí độc hại là việc rất cần thiết. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn này, đề tài được thực hiện nhằm 2 mục tiêu sau đây:
1. Mô tả thực trạng bệnh VMXMT ở công nhân Luyện thép Thái nguyên và một số yếu tố liên quan.
2. Đánh giá biện pháp can thiệp phòng, giảm bệnh VMXMT ở công nhân Luyện thép Thái nguyên.
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
CÁC CHỮ VIẾT TẮT ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC BẢNG, HỘP vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ix
DANH MỤC HÌNH ẢNH xi
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
TỔNG QUAN 3
1.1. SƠ LƯỢC GIẢI PHẪU MŨI XOANG 3
1.1.1. Hốc mũi 3
1.1.2. Các xoang cạnh mũi 5
1.2. SINH LÝ MŨI XOANG 7
1.2.1. Chức năng hô hấp 8
1.2.2. Chức năng bảo vệ 8
1.2.3. Chức năng dẫn lưu 9
1.3. BỆNH HỌC VIÊM MŨI XOANG MẠN TÍNH 15
1.3.1. Dịch tễ học 15
1.3.2. Định nghĩa viêm mũi xoang mạn tính 15
1.3.3. Nguyên nhân 16
1.3.4. Bệnh sinh 17
1.3.5. Các phương pháp thăm khám 18
1.3.6. Chẩn đoán 20
1.3.7. Biến chứng 23
1.3.8. Điều trị 24
1.3.9. Phòng bệnh 26
1.4. TÁC HẠI TỪ MÔI TRƯỜNG LUYỆN THÉP ĐẾN MŨI XOANG 27
1.4.1. Tác hại của bụi sắt 27
1.4.2. Tác hại của hơi khí độc 27
1.4.3. Tác hại của vi khí hậu vị trí làm việc khắc nghiệt 28
1.4.4. Tác hại tổng hợp 28
1.5. CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG VÀ GIẢM TÁC HẠI MÔI TRƯỜNG LUYỆN THÉP TỚI MŨI XOANG 28
1.5.1. Giải pháp về chế độ chính sách 29
1.5.2. Giải pháp công nghệ và cải thiện điều kiện lao động 29
1.5.3. Giải pháp thông tin, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức 30
1.5.4. Biện pháp dự phòng cá nhân 30
1.5.5. Biện pháp y tế 31
1.6. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU 34
1.6.1. Trên thế giới 34
1.6.2. Trong nước 36
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
2.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 38
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 42
2.2.1. Người lao động 42
2.2.2. Môi trường lao động 42
2.3. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 42
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 43
2.4.1. Mục tiêu 1 43
2.4.2. Mục tiêu 2 51
2.5. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP CAN THIỆP 55
2.5.1. Tuyên truyền giáo dục 55
2.5.2. Can thiệp bệnh viêm mũi xoang mạn tính 56
2.6. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CAN THIỆP 57
2.7. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÍ SỐ LIỆU 57
2.8. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU 57
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 58
3.1. THỰC TRẠNG BỆNH VIÊM MŨI XOANG MẠN TÍNH VÀ MỘT SỐ
YẾU TỐ LIÊN QUAN 58
3.1.1. Tình hình chung về đối tượng nghiên cứu 58
3.1.2. Viêm mũi xoang mạn tính và một số yếu tố liên quan 60
3.1.3. Đặc điểm lâm sàng viêm mũi xoang mạn tính và một số yếu tố liên quan..64
3.1.4. Hình ảnh nội soi bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính 67
3.1.5. Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh VMXMT 71
3.1.6. Một số yếu tố tác hại trong môi trường lao động 72
3.2. DÀN TỰ RỬA MŨI TẬP THỂ DÀNH CHO NGHIÊN CỨU CAN THIỆP BỆNH NHÂN VIÊM MŨI XOANG MẠN TÍNH 76
3.2.1. Thiết kế 78
3.2.2. Chế tạo 79
3.2.3. Đánh giá hiệu quả thử nghiệm thiết bị 79
3.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CAN THIỆP 81
3.3.1. Đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh viêm mũi xoang mạn tính.81
3.3.2. Can thiệp bệnh viêm mũi xoang mạn tính 82
3.3.3. Khả năng duy trì và nhân rộng phương pháp tự rửa mũi bằng thiết bị rửa
mũi tập thể sau ca làm việc 93
BÀN LUẬN 94
4.1. Thực trạng bệnh viêm mũi xoang mạn tính và một số yếu tố liên quan 96
4.1.1. Tình hình chung về đối tượng nghiên cứu 96
4.1.2. Viêm mũi xoang mạn tính và một số yếu tố liên quan 97
4.1.3. Đặc điểm lâm sàng Viêm mũi xoang mạn tính 102
4.1.4. Hình ảnh nội soi 105
4.2. Các yếu tố tác hại trong môi trường lao động ảnh hưởng tới mũi xoang 109
4.2.1. Đặc điểm qui trình sản xuất thép 109
4.2.2. Một số yếu tố tác hại trong môi trường lao động 110
4.3. Dàn tự rửa mũi tập thể dành cho can thiệp 116
4.3.1. Phân tích lựa chọn phương tiện và giải pháp tự rửa mũi 117
4.3.2. Phân tích lựa chọn các yêu cầu kỹ thuật 117
4.3.3. Thiết kế và chế tạo 118
4.3.4. Đánh giá kết quả thử nghiệm thiết bị 118
4.3.5. Ưu và nhược điểm 119
4.4. Đánh giá hiệu quả can thiệp 120
4.4.1. Các biện pháp can thiệp 120
4.4.2. Hiệu quả can thiệp đối với kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh 121
4.4.3. Hiệu quả can thiệp bệnh Viêm mũi xoang mạn tính 123
4.4.4. Khả năng duy trì và nhân rộng phương pháp tự rửa mũi bằng thiết bị rửa
mũi tập thể sau ca làm việc 131
4.5. Biện pháp can thiệp khác 133
KẾT LUẬN 134
KIẾN NGHỊ 136
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
NHỮNG THÀNH QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1 : PHIẾU ĐIỀU TRA KAP
PHỤ LỤC 2 : PHIẾU KHÁM TAI MŨI HỌNG
PHỤ LỤC 3 : PHIẾU KHÁM VMXMT
PHỤ LỤC 4 : KHUNG NỘI DUNG THẢO LUẬN NHÓM
PHỤ LỤC 5 : PHÂN TÍCH LỰA CHọN GIảI PHÁP VÀ Kỹ THUậT
PHỤ LỤC 6 : DANH SÁCH BỆNH NHÂN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Ngọc Anh (2009), “Đặc điểm môi trường lao động và áp dụng biện pháp can thiệp phòng chống viêm phế quản ở công nhân luyện thép Thái nguyên”, Luận án Tiến sĩ Y học, Học viện Quân y, HN.
2. Bộ môn Giải phẫu Đại học Y Hà Nội (2001), ”Giải phẫu học Lâm sàng”. Nhà Xuất bản Y học.
3. Bộ môn Giải phẫu Đại học Y Hà Nội (2002), Atlas Giải phẫu Người. Nhà Xuất bản Y học, Hà Nội.
4. Bộ Y tế (2003), Tiêu chuẩn vệ sinh lao động, NXB Y học, tr. 25:29;51:61.
5. Bộ môn Sức khoẻ nghề nghiệp – Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên (2006), Giáo trình Sức khoẻ nghề nghiệp, NXB Y học, Hà Nội. tr. 51-57; 67-77.
6. Bộ môn vệ sinh môi trường dịch tễ – Trường Đại học Y Hà nội (1997), Vệ sinh môi trường – dịch tễ, Tập 1, NXB Y học, tr. 279- 461.
7. Lương Sỹ Cần (1991) Viêm xoang cấp và mạn tính. Bách khoa thư bệnh học – tập I, trang 176.
8. Lưu Văn Chúc (2004), “Một số kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật Bảo hộ lao động trong lĩnh vưc phương tiện bảo vệ cá nhân phục vụ người lao động”, Hội thảo vấn đề phương tiện bảo vệ cá nhân nhìn từ góc độ bảo đảm an toàn vệ sinh lao động và bảo vệ người tiêu dùng – Hà Nội, 12-2004, tr. 61:65.
9. Phạm Việt Dũng, Nguyễn Hữu Hạnh, Đỗ Hàm (2002), “Một số nhận xét về sức khỏe của công nhân Gang thép Thái Nguyên trong 2 năm 1999-2000”, Nội san khoa học công nghệ Y-Dược, số 3, Tr. 22-26.
10.Trương Việt Dũng (1997), “Bụi trong sản xuất và các bệnh do bụi”, Vệ sinh môi trường dịch tễ – tập 1, NXB Y học, Hà Nội, tr. 461-473.11.Đỗ Hàm (2007), “Vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp”, NXB Lao động – Xã Hội, tr. 69:82; 159:164.
12.Đỗ Hàm, Hoàng Khải Lập, Ngô Hồng Phong (1997), “Một số nhận xét về bệnh tật của công nhân luyện Cốc ở công ty Gang thép Thái nguyên”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ số 2, tr. 58-63.
13.Nghiêm Thị Thu Hà (2001), “Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật nội soi trong chẩn đoán viêm xoang hàm mạn tính”. Luận văn Thạc sỹ Y học, Đại học Y khoa Hà Nội.
14.Nguyễn Khắc Hải (2006), “Nghiên cứu một số biện pháp giảm nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp do ô nhiễm không khí trong công nhân luyện kim”, Đề tài khoa học cấp bộ.
15.Nguyễn Văn Huy, Hoàng Văn Cúc, Ngô Xuân Khoa và CS (2006), “Mũi và thần kinh khứu giác, hầu” Giải phẫu người. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội
16.Huỳnh khắc Cường, Nguyễn Đình Bảng, Nguyễn Ngọc Minh, Trần Cao Khoát (2006), “Bệnh hô hấp trên nghề nghiệp”, Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh mũi xoang, Tr. 159-166.
17.Võ Văn Khoa (2000), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học trong viêm xoang mạn tính, Luận án Tiến sỹ Y học.
18.Hoàng Khải Lập (2004), “Nghiên cứu một số đặc điểm điều kiện môi trường lao động, tình trạng sức khoẻ và bệnh tật ở công nhân ngành cơ khí luyện kim năm 2002. ” Báo cáo khoa học toàn văn Hội nghị khoa học quốc tế Y học Lao động và vệ sinh môi trường lần thứ 1, NXB Y học, Hà Nội, tr. 471-477.
19.Ngô Ngọc Liễn (2000), “Sinh lý niêm mạc đường hô hấp trên và ứng dụng”, Nội san Tai mũi họng, số 1, tr. 68-74.
20.Ngô Ngọc Liễn (2006), “Các biện pháp điều trị đại cương về mũi”, Giản yếu bệnh học Tai mũi họng, tr. 133-135.21.Ngô Ngọc Liễn (2006), “Các chứng chính”, Giản yếu bệnh học Tai mũi họng, tr. 137-144.
22.Ngô Ngọc Liễn (2006), “Khám mũi xoang”, Giản yếu bệnh học Tai mũi họng, tr, 122-132.
23.Ngô Ngọc Liễn (2006), “Viêm xoang mạn”, Giản yếu bệnh học Tai mũi họng, tr. 185-190.
24.Đặng Quốc Nam (2003), “Hệ thống thiết bị đánh giá hiệu quả lọc bụi rắn của các phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp lọc bụi”, Báo cáo Hội nghị khoa học quốc tế Y học lao động và vệ sinh môi trường lần thứ nhất – NXB Y học, Hà Nội, tr. 120-124.
25.Nguyễn Minh Ngọc (2002), Nghiên cứu ứng dụng NS trong chẩn đoán viêm mũi xoang mạn tính, Luận văn thạc sỹ y học Học Viện Quân Y.
26.Trần Duy Ninh (2001), “Nghiên cứu mô hình bệnh Tai mũi họng và một số yếu tố liên quan tại 7 tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo khoa học nâng cao năng lực chăm sóc sức khỏe cho đồng bào các dân tộc những vùng khó khăn ở khu vực miền núi phía bắc, tr. 117- 122.
27.Nguyễn Tấn Phong (1998), Phẫu thuật nội soi chức năng mũi xoang, Nhà xuất bản Y Học.
28.Nguyễn Quang Quyền (1983), Từ điển giải phẫu học, Nhà xuất bản Y học.
30.Bùi Thanh Tâm (2008), “Bảo vệ sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp”, Sức khỏe nghề nghiệp tr. 71-73.
31.Bùi Thanh Tâm (2008), “Bệnh nghề nghiệp và các yếu tố tác hại nghề nghiệp”, Sức khỏe nghề nghiệp tr. 23-26.
32.Đàm Thương Thương, Tạ Tuyết Bình, Nguyễn Khắc Hải (2005), “Điều tra về môi trường và sức khoẻ công nhân nhà máy cơ khí và nhàmáy hợp kim sắt Thái Nguyên”, Báo cáo khoa học toàn văn Hội nghị khoa học quốc tế về Y học lao động và vệ sinh môi trường lần thứ II, NXB Y học, Hà Nội, tr. 155-162.
33.Đào Xuân Tuệ (1980), “Nhận xét 600 trường hợp viêm xoang tại viên TMH”, Luận văn Chuyên khoa II, Đại học Y Hà Nội.
34.Lê Trung (2000), Bệnh nghề nghiệp, Tập III, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, tr.20 – 27.
35.Lê Trung (2001), Các bệnh hô hấp nghề nghiệp, NXB Y học, Hà Nội, tr. 116-205.
36.Lê Trung, Từ Hữu Thiêm (1996), “Kết quả khảo sát môi trường lao động tại Công ty Gang thép Thái Nguyên”, Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường, Hà Nội.
37.Nguyễn Thị Toán (2002), “Điều tra cơ bản thực trạng sức khoẻ công nhân ngành cơ khí luyện kim”, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học cấp bộ
Recent Comments