Nghiên cứu can thiệp giảm thời gian chờ khám tại khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh năm 2017

Luận văn thạc sĩ y học Nghiên cứu can thiệp giảm thời gian chờ khám tại khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh năm 2017.Thời gian chờ khám là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự hài lòng của người bệnh (NB) khi sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh (KCB). Hiện nay nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tăng cao trong khi cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, nhân lực y tế, cách thức tổ chức, phục vụ chưa đáp ứng kịp thời dẫn đến tình trạng quá tải trong KCB. Với phương châm lấy NB làm trung tâm, ngành y tế đã có nhiều đề án, giải pháp giảm thời gian chờ khám đáp ứng sự hài lòng của NB.
Trong những năm gần đây, công tác KCB của ngành y tế đã đạt được nhiều thành tựu tích cực: Mạng lưới các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đang từng bước được hoàn thiện; Bộ Y tế đã ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật khám, chữa bệnh. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe đang được cải tiến và chuyển đổi phù hợp với cơ chế thị trường trong thời kì hội nhập. Bên cạnh đó, công tác KCB còn nhiều khó khăn, thách thức do quá tải, NB vượt tuyến, chất lượng dịch vụ hạn chế và thủ tục hành chính trong khám, chữa bệnh phức tạp, phiền hà tại một số bệnh viện (BV) công [10].
Qua phản ánh của NB, của các cơ quan truyền thông và kết quả kiểm tra của Bộ Y tế tại khoa Khám bệnh (KKB) ở nhiều BV cho thấy tình trạng chen lấn khi làm thủ tục, nơi ngồi chờ khám bất tiện, nóng nực, thời gian chờ khám kéo dài (với những bệnh đơn thuần không phải làm xét nghiệm (XN) cũng mất từ 6-8 tiếng) [3].

MÃ TÀI LIỆU

CAOHOC.2022.00356

Giá :

100.000đ

Liên Hệ

0915.558.890


Để từng bước nâng cao chất lượng phục vụ, hiện tại có một số BV đã ứng dụng phương pháp Quản lý chất lượng (QLCL) vào giải quyết các vấn đề ưu tiên của đơn vị nhằm mục đích giảm thời gian chờ khám của NB như BV Đa khoa huyện Nga Sơn [26]; BV Đa khoa huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa [4]. Đánh giá kết quả cải cách thủ tục hành chính, cải tiến quy trình khám bệnh giảm thời gian chờ khám bệnh sau một năm thực hiện của Bộ Y tế ở cả ba tuyến đạt trung bình 100 phút/lượt khám và ở tất cả các loại hình khám bệnh, thời gian khám bệnh trung bình đã giảm được 48,5 phút so với trước khi triển khai cải tiến quy trình QLCL, tiết kiệm tới 27 triệu ngày công/năm [3].2
Thực hiện chủ trương khuyến khích các BV thực hiện QLCL của Bộ Y tế, của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh và Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh, từ năm 2014 BV Đa khoa Từ Sơn đã bước đầu tiến hành thay đổi phương thức quản lý, nâng cao chất lượng BV. Tuy vậy do Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) có hiệu lực từ 1/2016 cho phép khám thông tuyến [18], nên NB trong khu vực lân cận đến khám tại BV Đa khoa Từ Sơn có xu hướng tăng cao, trung bình 700-800 lượt người/ngày, tăng 34% so với năm 2015 [6]. Tình trạng NB phải chờ khám lâu vào buổi sáng, gây ùn tắc cục bộ do một số nguyên nhân như khâu chờ bác sĩ khám chỉ định cận lâm sàng (CLS) và chờ ở bộ phận XN. Khảo sát nhanh thời gian khám bệnh có làm XN máu, kết quả thời gian khám bệnh trung bình là 203 phút trong khi chỉ tiêu phấn đấu theo Quyết định 1313 dưới 200 phút. Kết quả chấm điểm tiêu chí A1.3 chỉ đạt 8/19 tiểu mục (đạt mức 2 chất lượng trung bình) [7].
Xác định vấn đề tồn tại ưu tiên NB chờ khám lâu kết hợp với thực tế BV Đa khoa Từ Sơn chưa có đánh giá về thực trạng thời gian khám bệnh và nghiên cứu can thiệp nào nhằm giảm thời gian chờ khám của NB tại khoa Khám bệnh. Vì vậy đề tài “Nghiên cứu can thiệp giảm thời gian chờ khám tại khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh năm 2017” nhằm góp phần giải quyết những hạn chế của quy trình khám bệnh hiện đang thực hiện tại bệnh viện.3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thời gian chờ khám trước can thiệp tại khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Từ Sơn năm 2017.
2. Xác định các nguyên nhân gốc rễ và lựa chọn giải pháp can thiệp giảm thời gian chờ khám
3. Đánh giá kết quả sau can thiệp giảm thời gian chờ khám tại khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Từ Sơn

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………………………………..1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU…………………………………………………………………………..3
Chương 1…………………………………………………………………………………………………….4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ……………………………………………………………………………..4
1.1. Một số khái niệm, định nghĩa……………………………………………………………….4
1.2. Tổng quan một số vấn đề về thời gian chờ khám của người bệnh……………..9
1.3. Tổng quan nguyên nhân gốc rễ, mô hình can thiệp và kết quả giảm thời gian
chờ khám bệnh tại một số bệnh viện……………………………………………………………..12
Khung nghiên cứu ………………………………………………………………………………………19
Chương 2…………………………………………………………………………………………………..20
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………………………………………………………………20
2.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………………………20
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu…………………………………………………………..20
2.3. Thiết kế nghiên cứu………………………………………………………………………………21
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu…………………………………………………………22
2.5. Phương pháp thu thập số liệu…………………………………………………………………23
2.6. Biến số, chỉ số đánh giá (Phụ lục 2)………………………………………………………..25
2.7. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu …………………………………………………..25
2.8. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu ……………………………………………………………..25
2.9. Sai số và biện pháp hạn chế sai số của nghiên cứu,…………………………………..26
Chương 3…………………………………………………………………………………………………..27
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………………….27
3.1. Thực trạng thời gian chờ khám trước can thiệp tại khoa Khám bệnh, bệnh viện
đa khoa Từ Sơn năm 2017 …………………………………………………………………………..27
3.2. Phân tích một số nguyên nhân gốc rễ dẫn đến thời gian chờ khám của NB lâu
và lựa chọn can thiệp tại khoa Khám bệnh, BVĐK Từ Sơn năm 2017………………32
3.3. Đánh giá kết quả sau can thiệp giảm thời gian chờ khám tại khoa Khám bệnh,
Bệnh viện Đa khoa Từ Sơn năm 2017 …………………………………………………………..45iii
Chương 4………………………………………………………………………………………………….49
BÀN LUẬN ………………………………………………………………………………………………49
4.1. Thực trạng thời gian khám bệnh tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện đa khoa Từ
Sơn trước can thiệp …………………………………………………………………………………….49
4.2. Nguyên nhân gốc rễ và giải pháp can thiệp nhằm giảm thời gian chờ khám tại
khoa Khám bệnh, bệnh viện đa khoa Từ Sơn. ………………………………………………..52
4.3. Đánh giá kết quả sau can thiệp giảm thời gian chờ khám của NB. ……………..57
4.4. Ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu ……………………………………………………….60
Chương 5…………………………………………………………………………………………………..62
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………………….62
Chương 6…………………………………………………………………………………………………..63
KHUYẾN NGHỊ………………………………………………………………………………………..63
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………………………64
Phụ lục 1. BIỂU MẪU THU THẬP HỒ SƠ THỜI GIAN CHỜ KHÁM CỦA NB
TRÊN KHOA KHÁM BỆNH………………………………………………………………………68
Phụ lục 2. BIẾN SỐ, CHỈ SỐ NGHIÊN CỨU ……………………………………………….69
Phụ lục 3. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH CÁC NGUYÊN NHÂN GỐC RỄ CỦA VẤN
ĐỀ…………………………………………………………………………………………………………….73
Phụ lục 4. KẾT QUẢ GIÁM SÁT ……………………………………………………………….76
Phụ lục 5. HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU ……………………………………………..79
Phụ lục 6. HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN ……………………………………………………..81
Phụ lục 7. HƯỚNG DẪN THẢO LUẬN ……………………………………………………..83
Phụ lục 8. HƯỚNG DẪN THẢO LUẬN ……………………………………………………..85
Phụ lục 9. HƯỚNG DẪN THẢO LUẬN ……………………………………………………..87
Phụ lục 10. BIÊN BẢN THẢO LUẬN NHÓM TQM …………………………………….89
Phụ lục 11. BẢNG KẾ HOẠCH CAN THIỆP……………………………………………….90
Phụ lục 12. MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRƯỚC VÀ SAU CAN THIỆP …………………9

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Thông tin chung của các đối tượng nghiên cứu (n = 2102)………………..27
Bảng 3.2. Thời gian chờ khám bệnh trung bình ở các vị trí (đơn vị: phút) …………28
Bảng 3.3. Thời gian chờ khám bệnh trung bình theo các khung giờ đăng ký khám
của NB (đơn vị:phút)………………………………………………………………………………….31
Bảng 3.4. Giải pháp và phương pháp thực hiện giải quyết nguyên nhân gốc rễ ….39
Bảng 3.5. Các hoạt động can thiệp được triển khai để giải quyết các nguyên nhân
gốc rễ………………………………………………………………………………………………………..43
Bảng 3.6. Một số đặc điểm của người bệnh trước và sau can thiệp …………………..45
Bảng 3.7. Một số đặc điểm của người bệnh trước và sau can thiệp …………………..45
Bảng 3.8. Lưu lượng người bệnh đến khám trong tuần lấy mẫu của tháng trước và
sau can thiệp……………………………………………………………………………………………………………… 46
Bảng 3.9. Kết quả thời gian chờ khám trung bình ở từng vị trí trước và sau can
thiệp (đơn vị: phút)……………………………………………………………………………………..47
Bảng 3.10. Thời gian chờ khám bệnh theo các khung giờ đăng ký khám của người
bệnh (đơn vị: phút)……………………………………………………………………………………..48vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Thời gian trung bình của các hoạt động tại KKB và tổng thời gian
hoàn thành cuộc khám ngoại trú tại bệnh viện Thọ Xuân, Thanh Hóa ………………13
Biểu đồ 1.2. So sánh thời gian chờ khám trước và sau can thiệp tại bệnh viện Nga
Sơn, Thanh Hóa………………………………………………………………………………………….14
Biểu đồ 3.3. Thời gian chờ khám bệnh của 04 nhóm NB trước can thiệp tại khoa
Khám bệnh, BVĐK Từ Sơn năm 2017 (đơn vị:phút)………………………………………30
Biểu đồ 3.4. So sánh thời gian chờ khám trung bình theo khung giờ đăng kí khám
của NB trước và sau can thiệp ……………………………………………………………………..49
Biểu đồ 3.5. So sánh thời gian chờ khám theo nhóm NB trước và sau can thiệp…5

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt:
1. Lương Ngọc Khuê (2012), Yêu cầu và định hướng công tác Quản lý chất lượng bệnh viện ở Việt Nam, Hà Nội, truy cập ngày 12/12/2016 tại trang web http://www.choray.vn/clbgdbvpn/1ALNKhue.pdf.
2. Phan Thị Mai Anh (2015), Thực trạng thời gian khám bệnh và một số yếu tố ảnh hưởng tại bệnh viện Bắc Thăng Long năm 2015, luận văn tốt nghiệp thạc sỹ Quản lý bệnh viện, Đại học Y tế Công cộng Hà Nội.
3. Cục Quản lý Khám chữa bệnh và Bộ Y tế (2015), Báo cáo công tác khám chữa bệnh năm 2014, kế hoạch năm 2015.
4. Bệnh viện Đa khoa huyện Thọ Xuân (2013), Báo cáo kết quả nâng cao chất lượng tại Bệnh viện Đa khoa huyện Thọ Xuân, Bệnh viện Đa khoa huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa.
5. Bệnh viện Đa khoa Thị xã Từ Sơn (2016), Báo cáo cơ cấu nhân lực bệnh viện Đa khoa Thị xã Từ Sơn đến ngày 31/11/2016.
6. Bệnh viện đa khoa Thị xã Từ Sơn (2016), Báo cáo tổng kết công tác khám chữa bệnh năm 2016, Bệnh viện đa khoa Thị xã Từ Sơn.
7. Bệnh viện đa khoa Thị xã Từ Sơn (2016), Báo cáo tự kiểm tra chất lượng bệnh viện năm 2016, Bệnh viện đa khoa Thị xã Từ Sơn.
8. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (1994), TCVN 8402 – 1994-Quản lý
chất lượng và đảm bảo chất lượng – Thuật ngữ và định nghĩa, truy cập ngày
12/12/2016, tại trang web http://thuvienphapluat.vn/…ISO-8402-1999-
Quan-ly-chat-luong-va-dam-bao-chat-luong-vb9…
9. Bộ Y tế (2013), Quyết định số 1313/QĐ-BYT về việc ban hành hướng dẫn
Quy trình khám bệnh tại khoa Khám bệnh của bệnh viện.
10. Bộ Y tế (2015), Báo cáo Tổng kết công tác Y tế năm 2015, giai đoạn 2011-
2015 và các nhiệm vụ chủ yếu năm 2016, giai đoạn 2016- 2020.
11. Bộ Y tế (2015), Quyết định 3955/QĐ-BYT, định mức kinh tế kỹ thuật làm
cơ sở xây dựng giá dịch vụ KCB theo thông tư 37/2015/TT-BYT.65
12. Lê Thanh Chiến và cộng sự (2012), "Khảo sát quy trình khám chữa bệnh tại
khoa Khám bệnh, bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương", Y học TP. Hồ Chí
Minh, 16(4).
13. Bộ Y tế Cục Quản lý Khám chữa bệnh (2015), Kết quả bước đầu thực hiện
cải cách thủ tục hành chính trong cải tiến quy trình khám bệnh.
14. Dự án Norred Bộ Y tế (2016), Dự án cải tiến quy trình khám bệnh, Trung
tâm Y tế Phù Cừ, Tỉnh Hưng Yên.
15. Nguyễn Thị Thu Hà (2015), Thời gian sử dụng dịch vụ của người bệnh và
một số yếu tố liên quan tại khoa Khám bệnh, bệnh viện đa khoa Hà Đông,
Hà Nội năm 2014, Luận văn thạc sĩ y học, chuyên ngành Quản lý bệnh
viện, Trường Đại học Y Hà Nội.
16. Đào Thị Ngọc Hiếu (2014), Thời gian chờ khám bệnh của bệnh nhân đến
khám tại khoa Khám bệnh theo yêu cầu của bệnh viện Bạch Mai năm 2013,
Luận văn tốt nghiệp, Đại học Thăng Long, Hà Nội.
17. Đào Mai Hoa, Phạm Phương Lan và Phan Văn Tường (2017), "Nghiên cứu
can thiệp giảm thời gian chờ đợi của bệnh nhân tại khoa Khám bệnh, bệnh
viện Phụ Sản Trung ương 2014", Tạp chí Y học thực hành, 1043(5), tr. 39-
43.
18. Quốc Hội (2014), Luật số: 46/2014/QH13 ngày 13 tháng 06 năm 2014
Quốc Hội ban hành luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y
tế số 25/2008/QH12.
19. Nguyễn Thị Phương Thảo và Nguyễn Hữu Thắng (2016), "Thời gian khám
bệnh của người bệnh tại khoa Khám bệnh, bệnh viện Da liễu Trung ương,
năm 2015", Tạp chí nghiên cứu y học, 104(6), tr. 102-109.
20. Thủ tướng chính phủ (2013), Quyết định 92-2013-QĐ-TTg phê duyệt Đề
án giảm quá tải bệnh viện giai đoạn 2013 – 2020, Hà Nội.
21. Vũ Minh Thúy (2010), Thời gian chờ khám của bệnh nhân tại khoa Khám
bệnh bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương từ tháng 11/2009 đến tháng
2/2010 Luận văn tốt nghiệp cử nhân Y khoa, Đại học Y Hà Nội.66
22. Trần Viết Tiệp (2009), Chương trình cải tiến chất lượng liên tục tại BV Đa
khoa Trung ương Uông Bí, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Uông Bí.
23. Trần Thi Quỳnh Hương và Đỗ Minh Quang (2014), Khảo sát thời gian và
chi phí khám bệnh BHYT tại bệnh viện Đa khoa Thống Nhất năm 2014
Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai, Biên Hòa, truy cập ngày
8/12/2016, tại trang web http://www.qpsolutions.vn/cgibin/Document/Khao sat thoi gian va chi phi kham 2014 BV T…
24. Trương Việt Dũng (2015), Quản trị bệnh viện, Nhà xuất bản Y học, Hà
Nội.
25. Phan Văn Tường (2015), Quản lý chất lượng bệnh viện, Nhà xuất bản lao
động xã hội Hà Nội.
26. Phan Văn Tường, Chu Huyền Xiêm và Trần Văn Minh (2014), "Nghiên
cứu can thiệp giảm thời gian chờ khám bệnh tại khoa khám bệnh, bệnh viện
Nga Sơn. tỉnh thanh hóa năm 2013", Tạp chí Y học thực hành, 925(7), tr.
30-3

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/