nghiên cứu chẩn đoán bệnh Alzheimer

Luận án nghiên cứu chẩn đoán bệnh Alzheimer.Với sự phát triển kinh tế, xã hôi, kiến thức và các dịch vụ y tế… tuổi thọ con người ngày càng tăng cao môt cách rõ rệt ở hầu hết các nước trên thế giới. Đặc biệt là các nước phát triển. Đổng thời quần thể những người cao tuổi cũng chiếm môt tỷ lệ ngày càng cao hơn trong dân số chung. Theo thống kê của Liên Hợp Quốc từ 1988 đã có 9% dân số thế giới ở vào lứa tuổi trên 60 và theo nhiều nghiên cứu [106], [30], [23] đây là nhóm tuổi có khuynh hướng tăng nhanh hơn cả. Dự tính đến năm 2030 sẽ có tới 30% dân số thế giới vào đô tuổi trên 60. Do vậy nhiều tác giả cho là chúng ta đang chứng kiến hiện tượng “bùng nổ dân số người cao tuổi” [50] và kèm theo đó là sự già hóa của nhân loại.

MÃ TÀI LIỆU

LA.2005.00728

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Với người cao tuổi sa sút trí tuệ là nhóm bệnh lý nặng nề nhất và chiếm tỷ lệ khá cao trong số các rối loạn tâm thần ở nhóm tuổi này. Theo Kaplan và Sadock (1994) [73] thì 5% số người trên 65 tuổi bị sa sút trí tuệ ở mức đô nặng và 15% nữa có các biểu hiện sa sút trí tuệ mức đô vừa và nhẹ. Theo Brian Cooper (1993) [29] thì có 6% số người trên 60 tuổi bị sa sút trí tuệ trầm trọng và 14% khác có nguy cơ sa sút trí tuệ.

Đứng hàng đầu trong các căn nguyên gây sa sút trí tuệ là bệnh Alzheimer (60% các trường hợp sa sút trí tuệ là bệnh Alzheimer, 10 – 15% là do bệnh Alzheimer kết hợp với bệnh lý mạch máu não…). Bệnh Alzheimer được thấy ở 1 – 2% số người trong nhóm tuổi 60 – 65 và tỷ lệ này cứ sau năm năm lại tăng lên gấp đôi. Bệnh Alzheimer được ước tính có tỷ lệ 12 – 15% quần thể người trên 60 tuổi và được coi là môt “bệnh dịch” của tương lai [7], [9], [104].

Bệnh Alzheimer được mô tả lần đầu từ 1907 và chúng ta đã có những bước tiến quan trọng trong nghiên cứu về bệnh Alzheimer từ hơn hai mươi năm qua. Những hiểu biết về bệnh nguyên, cơ chế bệnh sinh, các quy luật lâm sàng, đặc biệt là các hiểu biết về tổ chức học phân tử và các vấn đề về sinh hóa não đã làm cho bệnh Alzheimer trở thành môt bệnh lý duy nhất trong Tâm thần học được chẩn đoán bằng cả các tiểu chuẩn lâm sàng và các “tiêu chuẩn vàng” về giải phẫu bệnh [25], [66].

Tuy nhiên việc chẩn đoán xác định bệnh Alzheimer lúc bệnh nhân còn đang sống còn gặp nhiều khó khăn, nhất là việc chẩn đoán sớm để điều trị có hiệu quả càng là môt mục tiêu khó đạt được. Đến nay chưa có môt yếu tố sinh học khách quan nào trong máu, dịch não- tủy… có thể được coi là các chỉ số đặc hiệu, có đủ đô nhậy và đô tin cậy để làm chẩn đoán xác định bệnh Alzheimer [25], [65].

Thực tế, phải thừa nhận rằng Alzheimer là một bênh lý không đổng nhất về bênh nguyên, lâm sàng và các tổn thương bênh học [65], [62]. Trong các hê thống tiêu chuẩn chẩn đoán bênh Alzheimer hiên có thì việc đánh giá các biểu hiên lâm sàng lại bị tác động bởi nhiều yếu tố và chưa có được các qui chuẩn, lượng giá. Do vậy, để chẩn đoán xác định bênh Alzheimer nhất thiết phải có sự áp dụng chặt chẽ các tiêu chuẩn lâm sàng, kết hợp với viêc tiến hành các trắc nghiêm thần kinh tâm lý, đối chiếu với các kết quả chẩn đoán hình ảnh (nếu có). Với một qui trình đầy đủ như vậy các tác giả cho rằng viêc chẩn đoán bênh Alzheimer mới có thể đạt độ chính xác 80 – 85% so với kết quả khẳng định khi làm giải phẫu bênh [25], [96].

Ở nước ta, giống như các nước đang phát triển, viêc chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người cao tuổi còn gặp nhiều khó khăn. Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người già còn thiếu. Cho đến nay chưa có một công trình khoa học quy mô nào trong lĩnh vực nghiên cứu về bênh Alzheimer. Đa số các bênh nhân Alzheimer vẫn được coi là một sự già hóa tự nhiên. Nếu bênh nhân không được đưa đến bênh viên vì các triêu chứng loạn thần hay rối loạn hành vi thì chẩn đoán bênh Alzheimer nhiều khi vẫn bị bỏ qua vì nhiều bác sĩ vẫn chưa đủ kinh nghiêm trong khám và chẩn đoán loại bênh lý này. Nghiên cứu của chúng tôi hy vọng sẽ góp phần làm tăng cường chất lượng chẩn đoán và chẩn đoán sớm hơn bênh Alzheimer trong điều kiên hiên nay ở Viêt Nam. Từ đó chúng ta có thể đưa ra các biên pháp can thiêp và quản lý thỏa đáng hơn cho các bênh nhân bị bênh Alzheimer, nâng cao hơn nữa chất lượng chăm sóc cuộc sống cho người cao tuổi hiên nay và trong tương lai. 

MỤC TIÊU NGHIÊN cứu

Bước đầu nghiên cứu để chẩn đoán bênh Alzheimer trên cơ sở áp dụng các tiêu chuẩn chẩn đoán của Bảng phân loại bênh quốc tế lần thứ 10 về các rối loạn tâm thần và hành vi (ICD.10). Tham khảo các tiêu chuẩn của Tài liêu thống kê chẩn đoán của Mỹ lần thứ 4 (DSM.4). Trong các điều kiên thực tế Việt Nam, chúng tôi nhằm xác định:

1. Đặc điểm, các biểu hiện lâm sàng là căn cứ chẩn đoán bệnh Alzheimer:

– Các dấu hiệu, triệu chứng sớm của bệnh.

– Các đặc trưng trong giai đoạn toàn phát và tiên triển của bệnh:

+ Các biểu hiện suy giảm nhận thức của bệnh Alzheimer

+ Các rối loạn tâm thần và hành vi khác không thuộc lĩnh vực các hoạt động nhận thức.

+ Các triệu chứng thần kinh, cơ thể.

2. Đặc điểm các biểu hiện cận lâm sàng (trên cơ sở các trang bị kỹ thuật hiện có của Việt Nam): chụp cắt lớp vi tính sọ não, trắc nghiệm đánh giá trạng thái tâm thần tối thiểu…

3. Bước đầu nhận xét tác động điều trị bằng các thuốc hiện có với:

+ Các triệu chứng tâm thần và hành vi + Các triệu chứng về hoạt động nhận thức.

MỤC LỤC
– Trang phụ bìa Trang
– Lời cam đoan
– Lời cám ơn
– Mục luc
– Danh mục các chữ viết tắt trong luận án
– Danh mục các bảng
– Danh mục các sơ đổ, biểu đổ.
ĐẶT VAN ĐỂ: 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 Các yếu tố bênh nguyên của bênh Alzheimer 4
1.2 Các tổn thương mô bênh học ở não bênh nhân Alzheimer 10
1.3 Rối loạn chất dẫn truyền thần kinh trong bênh Alzheimer 14
1.4 Giả thuyết về cơ chế bênh sinh của bênh Alzheimer 15
1.5 Các biểu hiên lâm sàng của bênh Alzheimer 18
1.6 Các biểu hiên cận lâm sàng 36
1.7 Chẩn đoán bênh Alzheimer 44
1.8 Điều trị bênh Alzheimer 49
CHƯƠNG 2: ĐOI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu 54
2.1 Đối tượng nghiên cứu 54
2.2 Phương pháp nghiên cứu 59
2.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liêu 67
2.4 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 67
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN cứu 68
3.1 Đặc điểm chung của bênh nhân nghiên cứu 68
3.2 Đặc điểm lâm sàng 72
3.3 Đặc điểm về cận lâm sàng 90
3.4 Đặc điểm về điều trị 96
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 101
4.1 Đặc điểm chung về các bênh nhân nghiên cứu 101
4.2 Đặc điểm về lâm sàng 107
4.3 Đặc điểm về cận lâm sàng 129
4.4 Đặc điểm về điều trị 132
KẾT LUẬN 139
KIẾN NGHỊ 141
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 142
TÀI LIỆU THAM KHẢO 144
PHỤ LỤC 157

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/