Nghiên cứu các tổn thương tim trong bệnh lý van hai lá mắc phải bằng siêu âm tim qua đường thực quản 

Luận án Nghiên cứu các tổn thương tim trong bệnh lý van hai lá mắc phải bằng siêu âm tim qua đường thực quản .Khoảng mười năm trở lại đây, cơ câu bênh tim mạch của nước ta đã có nhiều thay đổi. Tỷ lê bênh tăng huyết áp, bênh mạch vành, bênh xơ vữa đông mạch… ngày môt tăng, nhưng các bênh van tim nói chung hay bênh lý van hai lá nói riêng vẫn chiếm tỷ lê cao nhât (> 50%) so với các bênh lý tim mạch khác của những bênh nhân nằm điều trị tại các khoa Tim mạch của các bênh viên [26], [27], [30].

MÃ TÀI LIỆU

LA.2005.00729

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Bênh lý van hai lá bao gồm: hẹp van hai lá, hở van hai lá và hẹp hở van hai lá.

Các bênh lý của van hai lá có thể gây ra nhiều biến chứng nạng nề như: suy tim, tắc mạch, tai biến mạch máu não… làm bênh nhân bị tàn phế’ và là gánh nạng cho gia đình và xã hôi, và có thể gây tử vong cho người bênh [3], [15].

Từ trước đến nay, có nhiều phương pháp để chẩn đoán bênh lý van hai lá như: khám lâm sàng, điên tim đồ, chụp Xquang tim phổi, tâm thanh cơ đông đồ, thông tim, chụp buồng tim và siêu âm tim…

Về điều trị bênh lý van hai lá: ngoài điều trị nôi khoa thì điều trị can thiêp như: nong van hai lá bằng bóng, phẫu thuật tách van trên tim kín , phẫu thuật sửa van và phẫu thuật thay van hai lá trên tim mở đóng vai trò rât quan trọng, góp phần tích cực trong viêc cải thiên chât lượng cuôc sống của bênh nhân ngày môt tốt hơn. Song để có thể lựa chọn được phương pháp điều trị thích hợp nhât thì viêc xác định chính xác mức đô hẹp, hở van, mức đô tổn thương van, tình trạng van và tổ chức dưới van của van hai lá cũng như viêc xác định có hay không huyết khối trong nhi trái và /hoặc tiểu nhi trái và các tổn thương phối hợp khác là rât quan trọng và cần thiết đối với người thầy thuốc lâm sàng.

Siêu âm – Doppler tim qua thành ngực là một thăm dò không chảy máu cho biết tình trạng tổn thương của van và tổ chức dưới van của van hai lá, mức độ hẹp, hở van hai lá, diên tích lỗ van, ước tính áp lực động mạch phổi tâm thu, độ chênh áp qua van, chức năng tim… góp ích nhiều cho chẩn đoán và theo dõi điều trị. Tuy nhiên kỹ thuật này vẫn còn một số hạn chế’ như: không thể đánh giá chính xác mức độ tổn thương van và tổ chức dưới van, tình trạng sùi của van nhất là khi kích thước sùi nhỏ < 2mm, huyết khối trong buồng tim nhất là huyết khối trong tiểu nhĩ trái, tĩnh mạch phổi… Hơn nữa, nếu ở bênh nhân có thành ngực dày, có bênh phổi mạn tính… thì hình ảnh siêu âm tim thường mờ, không rõ. Xuất phát từ thực tế” này, phương pháp siêu âm tim với đầu dò qua đường thực quản ra đời, đã khắc phục được những nhược điểm của phương pháp siêu âm tim qua thành ngực và đã giúp ích rất nhiều cho người thầy thuốc trong việc đánh giá các thương tổn ở tim, qua đó sẽ có thái độ xử trí và điều trị kịp thời và thích hợp nhất cho người bệnh [10], [36], [129].

Trên thế’ giới, siêu âm tim qua đường thực quản đã được thực hiện và báo cáo lần đầu tiên bởi Side và Gosling năm 1971 [36]. Cho đến nay kỹ thuật này đã được sử dụng rộng rãi trên thế’ giới để chẩn đoán nhiều bệnh lý về tim mạch. Rất nhiều nghiên cứu của các nhà tim mạch Việt nam và trên thế’ giới đã cho thấy: siêu âm tim qua đường thực quản là phương pháp thăm dò rất ưu việt vì nó đã khắc phục được những hạn chế’ của siêu âm tim qua thành ngực. Đặc biệt phương pháp siêu âm này có thể cho thấy rõ các âm cuộn và huyết khối trong nhĩ trái, tiểu nhĩ trái, các tổn thương sùi ở tim có kích thước nhỏ (< 2 mm), thấy rõ những tổn thương của van và tổ chức dưới van (mức độ dày, vôi hoá…) cũng như đánh giá kết quả trước và sau phẫu thuật sửa hoặc thay van hai lá…

Ở Việt nam, siêu âm tim qua đường thực quản lần đầu tiên được thực hiện tại Viện Tim thành phố Hồ Chí Minh vào cuối năm 1996 [36], tại Viện

Tim mạch Việt nam tháng 7/ 1997 và tại Quân y viên 108 vào tháng 12/1997. Cho đến nay, chúng ta đã bước đầu có một số nghiên cứu về vai trò của SÂTQTQ trong chẩn đoán một số bệnh lý của động mạch chủ, nhưng chưa có nghiên cứu nào toàn diện và chi tiết để đánh giá các tổn thương tim trong bệnh lý van hai lá bằng SÂTQTQ. Năm 1999 tại Viện Tim mạch Việt nam, chúng tôi đã nghiên cứu vấn đề này qua đề tài: “ Bước đầu nghiên cứu vai trò chẩn đoán của siêu âm tim qua đường thực quản trong bệnh lý van hai lá”, nhưng số lượng bệnh nhân nghiên cứu còn ít, chưa có nhiều bệnh nhân được phẫu thuật nên chưa tính được độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán đúng… của phương pháp siêu âm tim qua thành ngực và siêu âm tim qua đường thực quản. Vì vậy, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu và tiến hành đề tài: “ Nghiên cứu các tổn thương tim trong bệnh lý van hai lá mắc phải bằng siêu âm tim qua đường thực quản ” nhằm hai mục tiêu cụ thể như sau:

Mục tiêu nghiên cứu:

1. So sánh vai trò chẩn đoán của phương pháp siêu âm tim qua thành ngực và siêu âm tim qua đường thực quản trong nghiên cứu các tổn thương tim của bênh lý van hai lá.

2. Nghiên cứu các tổn thương tim trong bênh lý van hai lá bằng siêu âm tim qua đường thực quản.

MỤC LỤC
Trang
Đặt vấn đề 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Đại cương về bệnh lý van hai lá 4
1.1.1. Định nghĩa 4
1.1.2. Tỷ lê mắc bênh của bênh lý van hai lá ở Việt Nam 4
1.1.3. Nguyên nhân 4
1.1.4. Giải phẫu bình thường và giải phẫu bệnh lý của van hai lá 5
1.1.5. Sinh lý bệnh 10
1.2. Các phương pháp chẩn đoán và đánh giá mức độ tổn
thương van hai lá (hẹp, hở van) 11
1.2.1. Lâm sàng 11
1.2.2. Điện tâm đồ 12
1.2.3. Xquang tim phổi 13
1.2.4. Tâm thanh đồ 13
1.2.5. Thông tim, chụp buồng tim 13
1.2.6. Siêu âm tim qua thành ngực 14
1.2.7. Siêu âm ba bình diện 15
1.2.8. Siêu âm đầu dò trong buồng tim 16
1.2.9. Chụp công hưởng từ 16
1.3. Siêu âm tim qua đường thực quản 17
1.3.1. Chỉ định và chống chỉ định 17
1.3.2. Tai biến của siêu âm tim qua đường thực quản 19
1.3.3. Giải phẫu thực quản và sinh lý của qúa trình nuốt 19
1.3.4. Tương quan giữa giải phẫu quả tim với các mặt cắt của 20
siêu âm tim qua đường thực quản
1.3.5. Các loại đầu dò 28
1.3.6. Ưu, nhược điểm của siêu âm tim qua đường thực quản 29
1.3.7. Vai trò của siêu âm tim qua đường thực quản 30
1.4. Điều trị bệnh van hai lá 32
1.4.1. Điều trị nôi khoa 32
1.4.2. Điều trị can thiệp 33
Chương 2. Đối TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu 35
2.1. Đối tượng nghiên cứu 35
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân vào nghiên cứu 35
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 35
2.1.3. Phân nhóm nghiên cứu 35
2.2. Phương pháp nghiên cứu 36
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 36
2.2.2. Các bước tiến hành 36
2.2.3. Phương pháp tiến hành làm siêu âm tim 37
2.3. Xử lý số liệu 50
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN cứu 52
3.1. Tình hình chung của các bệnh nhân nghiên cứu 53
3.1.1. Đặc điểm chung của các đối tượng nghiên cứu 53
3.1.2. Kết quả một số thông số Siêu âm – Doppler của 3 nhóm 54
bệnh nhân nghiên cứu
3.1.3. Kết quả một số thông số điện tim đồ của 3 nhóm bệnh 57
nhân nghiên cứu
3.1.4. Kết quả đánh giá mức độ tổn thương van hai lá trên 58
SÂTQTN và SÂTQTQ
3.1.5. Kết quả đánh giá mức độ tổn thương dây chằng van hai 60
lá của hai phương pháp SÂTQTN và SÂTQTQ
3.1.6. Kết quả đánh giá vòng van hai lá bằng phương pháp 63
SÂTQTN và SÂTQTQ
3.1.7. Kết quả đánh giá cột cơ van hai lá trên siêu âm tim 65
3.1.8. Kết quả phát hiện huyết khối trong buồng tim trên 66
SÂTQTN và SÂTQTQ
3.1.9. Kết quả phát hiện tổn thương sùi trên SÂTQTN và 67
SÂTQTQ
3.1.10. Kết quả phát hiện các tổn thương phối hợp ở trong tim 68
của SÂTQTN và SÂTQTQ
3.1.11. Kết quả nong van hai lá bằng bóng ở bệnh nhân bị HHL 71
khít
3.2. Kết quả khám lâm sàng và xét nghiệm cạn lâm sàng 72
của nhóm bệnh nhân được phẫu thuật tim
3.2.1. Tình hình chung của nhóm bệnh nhân được phẫu thuật 73
tim
3.2.2. Đối chiếu kết quả đánh giá tổn thương van hai lá trên 79
SÂTQTN và SÂTQTQ so với kêt quả phẫu thuật
3.2.3. Đối chiêu kêt quả đánh giá mép van hai lá trên SÂTQTN 83
và SÂTQTQ so với kêt quả phẫu thuật
3.2.4. Đối chiểu kểt quả đánh giá tình trạng tổ chức dưới van 84
hai lá của SÂTQTN và SÂTQTQ so với kêt quả phẫu thuật
3.2.5. Đối chiốu kốt quả phát hiện huyốt khối trong buồng tim 88
trên SÂTQTN và SÂTQTQ so với kêt quả phẫu thuật
3.2.6. Đối chiêu kêt quả phát hiện tổn thương sùi trên SÂTQTN 90
và SÂTQTQ so với kêt quả phẫu thuật
3.2.7. Đối chiốu kốt quả phát hiện các tổn thương tim phối hợp 91
trên SÂTQTN và SÂTQTQ so với kêt quả phẫu thuật
3.3. Tai biến về kỹ thuật 91
3.3.1. Kỹ thuật SÂTQTQ 91
3.3.2. Kỹ thuật sau nong van hai lá bằng bóng 91
3.3.3. Các tai bien gặp trong và sau phẫu thuật tim 92
Chương 4. BÀN LUẬN 93
4.1. Vai trò của SÂTOTO trong chẩn đoán xác đinh và
đánh giá mức độ tổn thương van hai lá 93
4.1.1. Khả năng đánh giá mức đô hẹp van hai lá 93
4.1.2. Khả năng đánh giá mức đô hở van hai lá trên SÂTQTQ 94
4.1.3. Khả năng đánh giá mức đô dày van hai lá 96
4.1.4. Khả năng đánh giá mức đô vôi hóa van hai lá 97
4.1.5. Khả năng đánh giá tình trạng rách, thủng van 98
4.1.6. Khả năng phát hiện tình trạng sa van 100
4.2. Vai trò của SÂTQTQ trong chẩn đoán mức độ tổn 101 thương tổ chức dưới van hai lá
4.2.1. Khả năng đánh giá tình trạng dày, dính tổ chức dưới van 101
4.2.2. Khả năng đánh giá mức đô vôi hóa dây chằng VHL 102
4.2.3. Đo kích thước dây chằng VHL 103
4.2.4. Khả năng đánh giá tình trạng đứt dây chằng VHL 105
4.2.5. Nhận xét về cơ nhó van hai lá 106
4.2.6. Đánh giá tổn thương bô máy VHL theo thang điểm
Wilkins của phương pháp ’ SÂTQTN và SÂTQTQ 107
4.3. Nhận xét về mép van hai lá và vòng van hai lá 108
4.4. Vai trò của SÂTQTQ khi phát hiện huyết khối ở các
buồng tim 109
4.4.1. Khả năng phát hiên âm cuôn trong buồng tim 109
4.4.2. Khả năng phát hiên huyết khối trong buồng tim 112
4.4.3. Các yếu tố liên quan đến sự hình thành huyết khối 115
4.5. Vai trò của SÂTQTQ khi phát hiện tổn thương sùi 118 trong tim
4.5.1. Khả năng phát hiên tổn thương sùi 118
4.5.2. Khả năng phát hiên vị trí tổn thương sùi 120
4.5.3. Khả năng phát hiên số lượng mảnh sùi 121
4.5.4. Đo kích thước tổn thương sùi 121
4.6. Vai trò của SÂTQTQ trong chẩn đoán các tổn thương
tim phối hợp 122
4.6.1. Khả năng phát hiên tổn thương van đông mạch chủ 122
4.6.2. Khả năng phát hiên tổn thương van ba lá 123
4.6.3. Nhận xét kích thước nhĩ trái 124
4.6.4 Khả năng phát hiên các biến chứng trong VNTMNK của
SÂTQTQ ‘ 124
4.7. Nhận xét về kỹ thuật 125
Kết luận 127
ý kiến đề nghị 129
Danh mục các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến luận án đã công bố
Tài liệu tham khảo Phụ lục
Phụ lục 1 Phụ lục 2 Phụ lục 3 Phụ lục 4

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/