Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và căn nguyên ở bệnh nhân viêm màng não mủ sau phẫu thuật thần kinh 

Luận văn Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và căn nguyên ở bệnh nhân viêm màng não mủ sau phẫu thuật thần kinh .Viêm màng não mủ là tình trạng bệnh lý gây nên bởi các vi khuẩn có khả năng sinh mủ xâm nhập vào màng não gây ra bệnh cảnh lâm sàng chủ yếu là hội chứng nhiễm khuẩn cấp tính và hội chứng màng não. Việc chẩn đoán xác định bệnh cần dựa vào kết quả soi, nuôi cấy tìm được vi khuẩn gây bệnh, hoặc tìm được kháng nguyên vi khuẩn đặc hiệu trong dịch não tủy [2].

MÃ TÀI LIỆU

CAOHOC.00253

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Viêm màng não mủ do rất nhiều căn nguyên vi khuẩn gây nên và là một nguyên nhân quan trọng của bệnh tật và tử vong trên toàn thế giới [23], [39]. Có rất nhiều loại vi khuẩn có thể gây viêm màng não mủ, các vi khuẩn gây viêm màng não mủ hay gặp là Streptococcus pneumonia, Hemophilus influenza, Neisseria meningitidis, cả 3 loại này chiếm 80% các trường hợp [2]. Ngoài ra còn do Escherichia coli, các loại gram âm khác, Streptococcus nhóm B, Staphylococcus aureus, Salmonella spp. Tỷ lệ mắc từng loại vi khuẩn tùy thuộc vào lứa tuổi bệnh nhân, cũng như một số yếu tố liên quan tới sức đề kháng của cơ thể.

Trước đây căn nguyên gây viêm màng não mủ chủ yếu do Streptococcus pneumonia [2], [13], [55]. Hiện nay liên quan đến những tai nạn, phẫu thuật hệ thần kinh trung ương nên các căn nguyên liên quan đến

nhiễm trùng bệnh viện như Acinetobacter baumannii, [43], [45], [60], tụ cầu vàng kháng methicillin [38], [42], Pseudomonas aeruginosa [41]… có thể là căn nguyên gây viêm màng não, chính vì vậy tác nhân gây viêm màng não mủ có thay đổi.

Phẫu thuật thần kinh là một đại phẫu thuật và thường được tiến hành cấp cứu, sau phẫu thuật bệnh nhân có thể phải bỏ đi 1 phần xương, có thể rò rỉ dịch não tủy, chính vì vậy bệnh nhân có thể bị viêm màng não mủ sau phẫu thuật thần kinh [21], [22], [30]. Viêm màng não mủ sau phẫu thuật thần kinh là một bệnh nặng [7], [40], bên cạnh việc bệnh nhân bị viêm màng não mủ trên hệ thần kinh trung ương đã bị tổn thương, bệnh nhân còn có thể mắc phải các vi khuẩn gây nhiễm trùng bệnh viện trong quá trình phẫu thuật, chăm sóc, điều trị tại bệnh viện [7], [57], [60]. Chính vì vậy bệnh cảnh viêm màng não mủ sau phẫu thuật thần kinh thường rất đa dạng, loại vi khuẩn gây viêm màng não mủ cũng khác với viêm màng não mủ thông thường. Bệnh nhân bị viêm màng não mủ sau phẫu thuật thần kinh thường có tỷ lệ tử vong cao [16], [40], thời gian điều trị kéo dài [16], bệnh có thể để lại nhiều di chứng nặng nề.

Trong thời gian gần đây, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp viêm màng não mủ sau phẫu thuật thần kinh. Với mục tiêu góp phần tìm hiểu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, căn nguyên và tính nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh giúp cho các bác sĩ tiên lượng, định hướng căn nguyên và lựa chọn kháng sinh phù hợp nhất để điều trị làm giảm tỷ lệ tử vong và di chứng của bệnh, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và căn nguyên ở bệnh nhân viêm màng não mủ sau phẫu thuật thần kinh “với hai mục tiêu:

1.  Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân viêm màng não mủ sau phẫu thuật thần kinh.

2. Nhận xét căn nguyên gây viêm màng não mủ sau phẫu thuật thần kinh và tính nhạy cảm kháng sinh của các chủng vi khuẩn phân lập được.

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC TỪ VIÉT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1: TỔNG QUAN 3

1.1. Viêm màng não mủ 3

1.1.1. Lịch sử, dịch tễ viêm màng não mủ 3

1.1.2. Căn nguyên gây viêm màng não mủ 5

1.1.3. Cơ chế bệnh sinh của viêm màng não mủ 6

1.1.4. Biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng viêm màng não mủ 8

1.1.5. Viêm màng não mủ trên cơ địa đặc biệt 11

1.2. Viêm màng não mủ sau phẫu thuật thần kinh 13

1.2.1. Các phương pháp phẫu thuật thần kinh 13

1.2.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và căn nguyên gây VMNM sau PTTK 14

1.2.3. Biến chứng của VMNM sau PTTK 17

1.3. Tình hình nghiên cứu VMNM sau PTTK 17

1.3.1. Nghiên cứu về căn nguyên gây VMNM sau PTTK 17

1.3.2. Nghiên cứu về VMNM sau PTTK do Acinetobacter baumannii 18

1.3.3. Nghiên cứu về VMNM sau PTTK do vi khuẩn Gram âm 19

1.3.4. Nghiên cứu về VMNM sau PTTK do Staphylococcus aureus 20

1.4. Điều trị viêm màng não mủ 21

1.4.1. Liệu pháp kháng sinh 21

1.4.2. Điều trị hỗ trợ 24

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26

2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 26

2.1.1. Địa điểm nghiên cứu 26

2.1.2. Thời gian nghiên cứu 26

2.2. Đối tượng nghiên cứu 26

2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 26

2.2.2. Cách chọn mẫu 26

2.3. Phương pháp nghiên cứu 27

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 27

2.3.2. Quy trình nghiên cứu 27

2.3.3. Các chỉ số nghiên cứu 28

2.3.4. Phương pháp đánh giá và tiêu chuẩn đánh giá 29

2.3.5. Các kỹ thuật nghiên cứu được áp dụng 32

2.3.6. Thu thập và xử lý số liệu 35

2.3.7. Hạn chế của đề tài 35

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36

3.1. Đặc điểm chung 36

3.1.1. Giới mắc bệnh 36

3.1.2. Nhóm tuổi mắc bệnh 37

3.1.3. Tiền sử chấn thương 37

3.2. Đặc điểm lâm sàng của VMNM sau PTTK 38

3.2.1 Thời gian từ khi PPTK đến khi biểu hiện VMNM 38

3.2.2 Thời gian từ khi bị VMNM đến khi bệnh nhân nhập viện 38

3.2.3. Các triệu chứng lâm sàng của VMNM sau PTTK 39

3.2.4. Biến đổi ý thức khi bệnh nhân nhập viện 40

3.3. Đặc điểm cận lâm sàng của VMNM sau PTTK 40

3.3.1. Xét nghiệm máu 40

3.3.2. Đặc điểm về dịch não tủy 42

3.4. Kết quả phân lập vi khuẩn từ dịch não tủy 49

3.4.1. Số bệnh nhân phân lập được vi khuẩn theo loại bệnh phẩm 49

3.4.2. Số bệnh nhân phân lập được vi khuẩn theo nơi phân lập 49

3.4.3. Căn nguyên vi khuẩn phân lập được 50

3.5. Mức độ nhạy cảm kháng sinh của vi khuẩn phân lập được từ dịch não tủy 51

3.5.1. Mức độ nhạy cảm kháng sinh của Acinetobacter baumannii 51

3.5.2. Mức độ nhạy cảm kháng sinh của Staphylococcus aureus 51

3.5.3. Mức độ nhạy cảm kháng sinh của Streptococcus pneumonia 52

3.5.4. Mức độ nhạy cảm kháng sinh của Klebsiella pneumoniae 52

3.5.5. Mức độ nhạy cảm kháng sinh của vi khuan Gram âm 53

3.6. Kết quả điều trị 53

Chương 4: BÀN LUẬN 54

4.1. Bàn luận về một số đặc điểm chung của các bệnh nhân VMNM sau PTTK 54

4.1.1. Về giới 54

4.1.2. Về tuổi 54

4.1.3. Tiền sử chấn thương 55

4.2. Đặc điểm lâm sàng VMNM sau PTTK 55

4.2.1. Thời gian từ khi PTTK đến khi có biểu hiện VMNM 55

4.2.2. Thời gian bị VMNM khi bệnh nhân nhập viện 56

4.2.3. Các triệu chứng lâm sàng của VMNM sau PTTK 57

4.3. Đặc điểm cận lâm sàng VMNM sau PTTK 58

4.3.1. Đặc điểm về công thức máu 58

4.3.2. Các tổn thương hệ thần kinh trung ương qua chẩn đoán hình ảnh 58

4.3.3. Đặc điểm về dịch não tủy 59

4.4. Kết quả phân lập căn nguyên gây VMNM sau PTTK 63

4.4.1. Căn nguyên phân lập được 63

4.4.2. Mức độ nhạy cảm kháng sinh của các căn nguyên phân lập được 65

4.4.3. Kết quả điều trị 74

KÉT LUẬN 77

KIÉN NGHỊ 79

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Trịnh Thị Ngọc, Nguyễn Văn Dũng (2009) “Tiếp cận điều trị viêm màng não mủ”, Tạp chí y học lâm sàng bệnh viện Bạch Mai, số 37, tr 6-9.
2. Trường đại học Y Hà Nội, Bộ môn Truyền Nhiễm (2011), “Bệnh viêm màng não mủ”, Bài giảng bệnh Truyền Nhiễm, Nhà xuất bản Y học, tr. 92-10

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/