Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điểu trị tiêu cơ vân ở bệnh nhân bị rắn hổ cắn (rắn hổ mang và rắn hổ chúa)
Luận văn Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điểu trị tiêu cơ vân ở bệnh nhân bị rắn hổ cắn (rắn hổ mang và rắn hổ chúa).Rắn độc cắn là một tai nạn thường gặp ở nước ta và trên toàn thế giới. Rắn độc có thể gây tử vong nhanh chóng. Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới, mỗi năm có ít nhất khoảng 2,5 triệu người bị rắn cắn, trong đó tử vong 125 nghìn người [16]. Ở nước ta, ước tính khoảng 30 nghìn nạn nhân bị rắn độc cắn mỗi năm và tỷ lệ tử vong còn cao.
Tại Trung tâm chống độc (TTCĐ) bệnh viện Bạch Mai, số bệnh nhân (BN) bị rắn độc cắn đứng thứ 5 trong các trường hợp đến cấp cứu. Do được cấp cứu và điều trị tốt, tỷ lệ tử vong đã giảm xuống (trước năm 2000 tỷ lệ 3-11%, từ năm 2000- 2002 tử vong 1%, từ năm 2003 đến nay tỷ lệ tử vong là 0%) song thời gian điều trị tích cực có thể kéo dài hàng tháng.
MÃ TÀI LIỆU |
CAOHOC.00145 |
Giá : |
50.000đ |
Liên Hệ |
0915.558.890 |
Các nạn nhân bị rắn độc cắn có nhiều rối loạn khác nhau và tử vong thường do suy hô hấp cấp (nhóm bị rắn hổ cắn), rối loạn đông máu (nhóm bị rắn lục cắn). Đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập đến chẩn đoán và điều trị tình trạng liệt cơ, suy hô hấp và rối loạn đông máu ở người bị rắn cắn góp phần đem lại rất nhiều tiến bộ trong điều trị các rối loạn này.
Tiêu cơ vân (TCV) ở BN bị rắn cắn là một hội chứng rất hay gặp. Hậu quả của tình trạng huỷ hoại tế bào cơ vân làm phóng thích vào máu các thành phần của tế bào như myoglobin, emzym CK, GOT, GPT, kali, phospho, nhân purin, giải phóng các thành phần này dẫn đến một loạt các biến chứng đe
doạ tính mạng như: STC, tăng kali máu, ngừng tim, sốc giảm thể tích, đông máu nội quản, hội chứng khoang, toan chuyển hoá bên trong. Suy thận cấp (STC) ở BN TCV là một biến chứng nặng nề nguy hiểm, theo nhiều tác giả trên thế giới, tỷ lệ STC do TCV chiếm 10 – 35% [25], [35], [43]. Chẩn đoán và xử trí sớm các trường hợp TCV ở BN bị rắn hổ cắn góp phần giảm sự tác động của bênh cảnh chính, hạn chế biến chứng nặng và cải thiện tình trạng BN. Vì vậy tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu:
1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của tiêu cơ vân do rắn hổ mang, hổ chúa cắn.
2. Nhận xét kết quả điều trị suy thận cấp do tiêu cơ vân ở bệnh nhân bị rắn hổ cắn.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Lịch sử 3
1.2. Khái niệm 3
1.3. Nguyên nhân TCV 4
1.3.1. Nguyên nhân ngoại khoa 4
1.3.2. nguyên nhân nội khoa 4
1.4. Cơ chế bệnh sinh 6
1.5. Chẩn đoán xác định 9
1.5.1. Lâm sàng 9
1.5.2. Xét nghiệm 9
1.6. Chẩn đoán phân biệt 11
1.6.1. Nhồi máu cơ tim 11
1.6.2. Tai biến mạch máu não 11
1.7. Biến chứng của TCV 11
1.7.1. STC 11
1.7.2. Giảm khối lượng tuần hoàn 15
1.7.3. Rối loạn điện giải 16
1.7.4. Đông máu nội quản rải rác 17
1.7.5. Toan máu 17
1.7.6. Hội chứng khoang 17
1.8. Chẩn đoán loại rắn hổ cắn 18
1.8.1. Phân loại rắn độc cắn ở Đông Nam Á và Việt Nam 18
1.8.2. Nọc rắn 18
1.8.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán xác định loại rắn hổ 22
1.8.4. Chẩn đoán mức độ tổn thương do rắn cắn 23
1.9. Điều trị 25
1.9.1. Điều trị rắn cắn: 25
1.9.2. Điều trị dự phòng các biến chứng của TCV 26
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
2.1. Đối tượng nghiên cứu 30
2.1.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 30
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn BN nghiên cứu 30
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ BN ra khỏi nghiên cứu 30
2.1.4. Mức độ TCV 31
2.2. Cỡ mẫu 31
2.3. Phương pháp nghiên cứu 31
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 31
2.3.2. Phương tiện và địa điểm 31
2.3.3. Phương pháp thu thập số liệu 31
2.4. Phương pháp xử lý số liệu 34
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35
3.1. Đặc điểm chung của các BN nghiên cứu 35
3.1.1. Phân bố theo lứa tuổi 35
3.1.2. Phân bố theo giới tính 36
3.1.3. Nghề nghiệp BN 36
3.1.4. Thời gian bị rắn cắn đến khi vào viện 37
3.2. Đặc điểm lâm sàng của TCV do rắn hổ mang cắn 38
3.2.1. Các triệu chứng lâm sàng khi BN vào viện 38
3.3. Mối liên quan giữa tiêu cơ vân với triệu chứng lâm sàng 48
3.4. Điều trị TCV ở bệnh nhân bị rắn hổ mang cắn 49
Chương 4: BÀN LUẬN 53
4.1. Đặc điểm chung 53
4.1.1. Giới tính 53
4.1.2. Tuổi 53
4.1.3. Nghề nghiệp 54
4.1.4. Thời điểm đến viện 54
4.1.5. Vị trí rắn cắn 54
4.2. Các triệu chứng lâm sàng khi bệnh nhân vào viện 55
4.2.1. Các triệu chứng toàn thân 55
4.2.2 Biểu hiện tại cơ và nước tiểu 56
4.2.3 Kết quả xét nghiệm sinh hóa 57
4.2.4. Xét nghiệm huyết học khi bệnh nhân vào viện 58
4.2.5. Biến chứng của tiêu cơ vân trong rắn cắn 59
4.2.6. Điều trị tiêu cơ vân 60
4.2.7. Thời gian nằm viện 63
4.2.8. Kết quả điều trị 64
KẾT LUẬN 65
KIẾN NGHỊ 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
Nguyễn Gia Bình (2003): Đặc điểm lâm sàng, sinh học và điều trị STC do TCV. Luận văn tiến sĩ Y học.
2. Nguyễn Gia Bình, Trần Hữu Thông, Đoàn Bình Tĩnh (1999): Kết quả bước đầu áp dụng phương pháp gây đa niệu để điều trị sớm STC do viêm ống thận cấp. Y học thực hành số 12 (374), tr 31-32.
3. Nguyễn Thị Dụ và CS (2004): Rắn hổ cắn. Trong: Tư vấn chẩn đoán và xử trí nhanh ngộ độc cấp, tập 2. Nxb Y học, tr 480-486.
4. Vũ văn Đính và CS (2003): Rắn độc. Trong: Hồi sức cấp cứu toàn tập. Nxb Y học, tr 433-436.
5. Vũ Văn Đính (2003): Hồi sức cấp cứu toàn tập. Nxb Y học, tr 277-283.
6. Vũ Văn Đính, Nguyễn Kim Sơn (2000): Một số nhận xét điều trị rắn hổ cắn bằng HTKN tại khoa Chống độc Bệnh viện Bạch mai. trong: Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học Cấp cứu-Chống độc-Hồi sức, tr. 311-323.
7. Vũ Văn Đính, Phạm Văn Vững (1991): Góp phần tìm hiểu rắn độc cắn. trong: Y học thực hành. (3). Nxb Y học.
8. Trần Kiên, Nguyễn Quốc Thắng (1995): Các loài rắn độc ở Việt Nam. Nxb Khoa học kỹ thuật Hà Nội.
9. Đỗ Thị Liệu (2003): Suy thận cấp. Trong: Bệnh thận nội khoa. Nxb Y học, tr 273-284.
10. Nguyễn Kim Sơn (2008): Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và điều trị bệnh nhân bị một số rắn trên cạn cắn thuộc họ rắn hổ (Elapidae) ở miền Bắc Việt Nam. Luận án Tiến sỹ.11. Trần Hữu Thông (2001): Đánh giá hiệu quả của phương pháp bài niệu cưỡng bức trong dự phòng và điều trị STC do TCV cấp. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú bệnh viện.
12. Bế Hồng Thu (1994): Một số nhận xét về suy hô hấp cấp ở bệnh nhân rắn độc cắn từ 1991-1993. Y học thực hành. chuyên san 1994
Recent Comments