Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị chửa trứng tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2018
Khóa luận tốt nghiệp đại học Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị chửa trứng tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2018.Chửa trứng (CT) là bệnh của tế bào nuôi, do các gai rau thoái hóa, sưng mọng lên, tạo thành các túi dịch dính vào nhau như chùm nho, thường toàn bộ buồng tử cung chứa các túi dịch trông như trứng ếch [11].
Tỉ lệ gặp thường khác nhau giữa các nước và tỉ lệ tăng cao ở các nước Đông Nam Á với 7: 1000 ca đẻ ở Philippin hay 2,8:1000 ca đẻ ở Malaysia [11].
Tại Phần Lan, theo điều tra của Loukovaara từ năm 1975 đến năm 2001 cho tỷ lệ mắc chửa trứng là 73/1000000 phụ nữ hoặc 984/1000000 sinh nở. Tỷ lệ mắc bệnh nói chung vẫn không đổi trong suốt thời gian nghiên cứu, nguy cơ ung thư biểu mô sau chửa trứng là 2,2% [54]. Tại Việt Nam, theo điều tra của Lê Nguyên Thông năm 1996 tỉ lệ này là 1/658 thai kỳ [16].
MÃ TÀI LIỆU
|
CAOHOC.2022.00502 |
Giá :
|
|
Liên Hệ
|
0915.558.890
|
Nguyên nhân gây chửa trứng hiện nay vẫn chưa được tìm hiểu một cách rõ ràng, tuy nhiên, theo các nghiên cứu đã được thực hiện, các yếu tố liên quan đến dân tộc, chủng tộc, địa lý và yếu tố văn hóa xã hội chưa được giải thích thỏa đáng mặc dù một số nghiên cứu về di truyền cho thấy dân tộc có thể là yếu tố chiếm ưu thế. Tuổi mẹ là yếu tố nguy cơ đã được chứng minh; lứa tuổi thanh thiếu niên và đặc biệt là phụ nữ trên 35 tuổi có nguy cơ mắc chửa trứng cao hơn. Các tác động độc lập của tuổi bố và tiền sử thai nghén chưa được làm sáng tỏ. Phụ nữ có tiền sử mang thai trứng có nguy cơ tái phát gấp 10 lần so với những phụ nữ không có tiền sử thai trứng [33]. Một số nghiên cứu khác cũng cho rằng bệnh thường gặp ở phụ nữ có mức sống thấp, chế độ ăn thiếu vitamin A và đạm động vật do cung cấp không đủ hoặc cơ thể không hấp thu được [61].
Trên thực tế, không phải trường hợp chửa trứng nào cũng biểu hiện các triệu chứng lâm sàng điển hình mà thường có nhiều hình thái đa dạng đòi hỏi người thầy thuốc cần chú ý chẩn đoán phân biệt với một số bệnh như: dọa sẩy và sảy thai, thai chết lưu, chửa ngoài tử cung, u nang buồng trứng… [2]. Vì vậy
cần kết hợp với các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh để chẩn đoán chính xác hơn.
Trong những năm gần đây, sự tiến bộ của y học trong chẩn đoán và điều trị cùng với sự cải thiện trong nhận thức của người dân với các bệnh phụ khoa nói chung và chửa trứng nói riêng đã giúp chẩn đoán và điều trị sớm hơn. Tuy nhiên chửa trứng vẫn có nguy cơ tiến triển thành ác tính và gây ra các biến chứng nguy hiểm khác, do đó, việc quản lý thai nghén tốt, nhất là trong 3 tháng đầu cũng như việc theo dõi chặt chẽ sau điều trị có vai trò rất quan trọng. Để có góc nhìn sâu sắc hơn về tình hình chẩn đoán và điều trị chửa trứng tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị chửa trứng tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2018”, nhằm 2 mục tiêu sau:
1.Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng chửa trứng tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2018.
Nhận xét kết quả điều trị chửa trứng tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2018.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………….. 1
Chương 1 TỔNG QUAN …………………………………………………………………….. 3
1.1. Lịch sử bệnh chửa trứng………………………………………………………………. 3
1.2. Phân loại chửa trứng dựa trên di truyền tế bào và mô bệnh học ……….. 4
1.2.1. Chửa trứng toàn phần………………………………………………………… 4
1.2.2. Chửa trứng bán phần…………………………………………………………. 6
1.3. Sinh lý thụ tinh và vai trò của hCG……………………………………………….. 8
1.4. Yếu tố nguy cơ và giả thiết bệnh sinh………………………………………….. 10
1.4.1. Yếu tố nguy cơ ……………………………………………………………….. 10
1.4.2. Giả thiết bệnh sinh ………………………………………………………….. 10
1.5. Triệu chứng bệnh ……………………………………………………………………… 11
1.5.1. Chửa trứng toàn phần………………………………………………………. 11
1.5.2. Chửa trứng bán phần……………………………………………………….. 12
1.6. Chẩn đoán………………………………………………………………………………… 13
1.6.1. Chẩn đoán xác định…………………………………………………………. 13
1.6.2. Chẩn đoán phân biệt………………………………………………………… 13
1.7. Các yếu tố tiên lượng trong chửa trứng ……………………………………….. 14
1.8. Xử trí ………………………………………………………………………………………. 15
1.8.1. Nạo hút trứng …………………………………………………………………. 16
1.8.2. Cắt tử cung toàn bộ …………………………………………………………. 16
1.8.3. Điều trị hóa chất……………………………………………………………… 16
1.9. Theo dõi sau nạo thai trứng………………………………………………………… 17
1.10. Các nghiên cứu về chửa trứng ………………………………………………….. 17
1.10.1. Nghiên cứu trên thế giới ……………………………………………….. 17
1.10.2. Nghiên cứu trong nước …………………………………………………. 19
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………….. 21
2.1. Đối tượng nghiên cứu ……………………………………………………………….. 21
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân ………………………………………… 21
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ………………………………………………………….. 21
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu……………………………………………….. 21
2.3. Thiết kế nghiên cứu…………………………………………………………………… 21
2.4. Phương pháp thu thập thông tin ………………………………………………….. 21
2.4.1. Kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin………………………………. 21
2.4.2. Biến số và các chỉ số nghiên cứu ………………………………………. 22
2.5. Phương pháp xử lý số liệu………………………………………………………….. 24
2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ……………………………………………….. 24
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………………………… 26
3.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu………….. 26
3.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ……………………………. 26
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu……. 28
3.2. Nhận xét kết quả điều trị chửa trứng……………………………………………. 35
Chương 4 BÀN LUẬN ………………………………………………………………………. 40
4.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu………….. 40
4.1.1. Tuổi mắc bệnh……………………………………………………………………. 40
4.1.2. Nghề nghiệp ………………………………………………………………………. 41
4.1.3. Địa dư……………………………………………………………………………….. 41
4.1.4. Tuổi thai ……………………………………………………………………………. 41
4.1.5. Tỉ lệ các loại chửa trứng theo GPB……………………………………….. 42
4.1.6. Tiền sử sản phụ khoa…………………………………………………………… 42
4.1.7. Triệu chứng cơ năng …………………………………………………………… 43
4.1.8. Triệu chứng thực thể …………………………………………………………… 44
4.1.9. Mối liên quan giữa βhCG và kết quả GPB …………………………….. 45
4.1.10. Mối liên quan giữa hình ảnh siêu âm và kết quả GPB …………… 46
4.1.11. Tỉ lệ xuất hiện nang hoàng tuyến và kích thước nang ……………. 46
4.2. Nhận xét kết quả điều trị chửa trứng……………………………………………. 47
4.2.1. Tỉ lệ các phương pháp điều trị chửa trứng……………………………… 47
4.2.2. Cách thức phẫu thuật cắt tử cung………………………………………….. 48
4.2.3. Các lý do liên quan đến chỉ định phương pháp phẫu thuật……….. 49
4.2.4. Liên quan thái độ xử trí với tuổi mắc bệnh…………………………….. 50
4.2.5. Các tai biến, biến chứng trong điều trị…………………………………… 50
4.2.6. Thời gian điều trị trung bình ………………………………………………… 51
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………. 52
KIẾN NGHỊ……………………………………………………………………………………… 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các yếu tố tiên lượng trong CT ……………………………………………… 15
Bảng 2.1. Biến số và các chỉ số nghiên cứu……………………………………………. 22
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi ………………………… 26
Bảng 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp ……………………… 26
Bảng 3.3. Phân bố theo nhóm tuổi thai trong nghiên cứu…………………………. 27
Bảng 3.4. Tỉ lệ từng loại chửa trứng ……………………………………………………… 28
Bảng 3.5. Tiền sử sản phụ khoa ……………………………………………………………. 29
Bảng 3.6. Triệu chứng lâm sàng khi vào viện (n=150) ……………………………. 30
Bảng 3.7. Triệu chứng thực thể khi thăm khám (n=150)………………………….. 31
Bảng 3.8. Phân loại thiếu máu theo nồng độ HST…………………………………… 32
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa βhCG và kết quả GPB………………………………. 32
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa hình ảnh siêu âm và kết quả GPB…………….. 33
Bảng 3.11. Tỉ lệ xuất hiện nang hoàng tuyến và kích thước nang (n=150)…. 34
Bảng 3.12. Tỉ lệ các phương pháp phẫu thuật điều trị chửa trứng……………… 36
Bảng 3.13. Cách thức phẫu thuật cắt tử cung (n=150) …………………………….. 36
Bảng 3.14. Tỷ lệ các lý do liên quan đến chỉ định phương pháp phẫu thuật
(n=18)……………………………………………………………………………………………….. 37
Bảng 3.15. Liên quan thái độ xử trí với tuổi mắc bệnh ……………………………. 37
Bảng 3.16. Các tai biến, biến chứng trong điều trị (n=150) ……………………… 38
Bảng 3.17. Xử trí tai biến, biến chứng trong điều trị nạo hút trứng …………… 38
Bảng 3.18. Thời gian điều trị trung bình (ngày) ……………………………………… 39
Bảng 4.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi so với tác giả trong
và ngoài nước …………………………………………………………………………………….. 40
Recent Comments