Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, một số yếu tố liên quan và kết quả điều trị bệnh ghẻ trẻ em tại Bệnh Viện Da Liễu Cần Thơ năm 2017-2018

Khóa luận tốt nghiệp đa khoa Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, một số yếu tố liên quan và kết quả điều trị bệnh ghẻ trẻ em tại Bệnh Viện Da Liễu Cần Thơ năm 2017-2018.Bệnh ghẻ là bệnh phổ biến ở nhiều loài động vật khác nhau, với hơn 100 động vật có vú được biết đến [52]. Bệnh ghẻ ở người là sự nhiễm trùng da do con cái ghẻ gây nên (Sarcoptes scabiei Hominis). Biểu hiện lâm sàng là ngứa nhiều về đêm với các thương tổn như rãnh ghẻ; mụn nước nông, nhỏ, chứa dịch trong hay trắng đục, sắp xếp riêng rẽ; sẩn mụn nước hay sẩn cục (thường gặp ở nách, bìu trẻ em) [9], [19].
Bệnh cái ghẻ gặp ở khắp nơi trên thế giới nhất là những nước nghèo. Tỷ lệ bệnh ghẻ ở mức không thể chấp nhận được ở nhiều vùng trên khắp thế giới, đặc biệt ở các nước đang phát triển, với tỷ lệ mắc bệnh trên thế giới khoảng 300 triệu trường hợp mỗi năm [49], [60]. Bệnh thường xuất hiện ở những vùng dân cư đông đúc, nhà ở chật hẹp, thiếu vệ sinh, thiếu nước sinh hoạt. Bệnh lây qua tiếp xúc trực tiếp khi bắt tay, ôm, thậm chí ngồi cùng bàn, nằm cùng giường cũng có thể bị lây nhiễm cái ghẻ. Bệnh ghẻ ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới, nhưng rất khó chẩn đoán bằng xét nghiệm cạo da bình thường, và chẩn đoán giả định thường dựa trên các dấu hiệu lâm sàng như phát ban và ngứa dữ dội [24].

MÃ TÀI LIỆU

 CAOHOC.2022.00799

Giá :

Liên Hệ

0927.007.596


Theo số liệu của Tổ chức y tế thế giới (WHO) năm 2005, tổng hợp từ 18 nghiên cứu về tỷ lệ bệnh da ở trẻ em thuộc 18 quốc gia đang phát triển cho thấy tỷ lệ bệnh da trẻ em rất cao, biến thiên từ 21 – 87 %; trong đó, ghẻ chiếm 0,2 – 24%. Ở Việt Nam, cũng có những nghiên cứu về tỷ lệ bệnh ghẻ trong số các bệnh da liễu mắc phải. Theo nghiên cứu của Nguyễn Hữu Sáu [14] trong thời gian 3 năm (1/2007- 12/2009) đã có 10.033 bệnh nhân được chẩn đoán là ghẻ tại Bệnh viện Da liễu trung ương, chiếm 2,0% tổng số bệnh nhân mắc bệnh da, chủ yếu gặp ở trẻ dưới 6 tuổi (chiếm 34,1%), lứa tuổi từ 15-25 cũng bị ghẻ rất nhiều (30,6%). Một nghiên cứu khác của Nguyễn Hoàng Khâm tại Bệnh viện2 103 (2000-2009) [10] cho thấy bệnh ghẻ chiếm tỷ lệ 3,56% trong các bệnh da liễu, tỷ lệ bệnh ghẻ đứng hàng thứ 4 trong các bệnh da liễu thường gặp trong quân đội. Tác giả Fuller năm 2013 cho rằng tỷ lệ mắc bệnh ghẻ rất khác nhau, giao động từ 2,71/1000 tới 46% và vẫn là một gánh nặng bệnh tật lớn, đặc biệt là ở các nước đang phát triển [36].
Bệnh ghẻ là bệnh thường gặp và rất lây. Bệnh ghẻ trên toàn thế giới là một trong những bệnh nhiễm trùng da ký sinh trùng phổ biến nhất, nhưng bị bỏ quên [23], [34]. Bệnh ghẻ làm suy yếu sức khoẻ con người và động vật, gây ra thiệt hại kinh tế nặng nề [64]. Ở nước ta hiện nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu khảo sát về bệnh ghẻ, đặc biệt là trên trẻ em. Do đó, đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, một số yếu tố liên quan và kết quả điều trị bệnh ghẻ trẻ em tại Bệnh Viện Da Liễu Cần Thơ năm 2017-2018” được thực hiện để góp phần giải quyết vấn đề trên với các mục tiêu:
– Mô tả đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến bệnh ghẻ trẻ em tại Bệnh Viện Da Liễu (BVDL) Cần Thơ năm 2017-2018.
– Phân tích kết quả điều trị bệnh ghẻ trẻ em tại Bệnh Viện Da Liễu Cần Thơ năm 2017-2018
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC HÌNH ẢNH
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………….. 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU …………………………………………………… 3
1.1. Tổng quan về bệnh ghẻ………………………………………………………………. 3
1.2. Đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan của bệnh ghẻ ………….. 5
1.3. Điều trị bệnh ghẻ……………………………………………………………………….. 9
1.4. Các nghiên cứu trong và ngoài nước ………………………………………….. 14
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………. 16
2.1. Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………………. 16
2.2. Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………………….. 16
2.3. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ………………………………………………. 25
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………………………………….. 26
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu …………………………………. 26
3.2. Đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan của bệnh ghẻ ………… 30
3.3. Kết quả điều trị bệnh ghẻ………………………………………………………….. 35
Chương 4. BÀN LUẬN ……………………………………………………………………… 39
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu …………………………………. 39
4.2. Đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan của bệnh ghẻ ………… 42
4.3. Kết quả điều trị bệnh ghẻ………………………………………………………….. 48KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………. 52
KIẾN NGHỊ……………………………………………………………………………………… 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Đặc điểm về tuổi………………………………………………………………….. 26
Bảng 3.2. Đặc điểm về giới………………………………………………………………….. 26
Bảng 3.3. Đặc điểm về nơi cư trú …………………………………………………………. 27
Bảng 3.4. Đặc điểm về dân tộc …………………………………………………………….. 27
Bảng 3.5. Tiền sử mắc bệnh ghẻ…………………………………………………………… 29
Bảng 3.6. Biến chứng………………………………………………………………………….. 32
Bảng 3.7. Đặc điểm tiếp xúc với nguồn lây……………………………………………. 33
Bảng 3.8. Liên quan giữa điều kiện kinh tế và bệnh ghẻ………………………….. 33
Bảng 3.9. Liên quan giữa nhà ở chật hẹp và bệnh ghẻ …………………………….. 34
Bảng 3.10. Liên quan giữa số anh em trong nhà và bệnh ghẻ…………………… 34
Bảng 3.11. Liên quan giữa số người trong nhà và bệnh ghẻ …………………….. 35
Bảng 3.12. Bảng điều trị tại bệnh viện…………………………………………………… 35
Bảng 3.13. Bảng thuốc bôi tại chỗ………………………………………………………… 36
Bảng 3.14. Bảng tác dụng không mong muốn………………………………………… 3

TÀI LIỆU THAM KHẢO (0 in)
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Huỳnh Văn Bá (2015), “Ghẻ ngứa”, Bệnh da mùa nắng nóng, NXB Y học, tr.26-31.
2. Nguyễn Khắc Bình (2000), Tình hình bệnh ghẻ, đặc điểm lâm sàng, tác dụng của thuốc DEP ở một số trường tiểu học bán trú tỉnh Yên Bái, Đại học Y học Hà Nội.
3. Bộ Y tế (2012), “Benzyl benzoat”, Dược thư quốc gia Việt Nam, NXB Y học, tr.205.
4. Bộ Y tế (2015), “Desloratadin”, Dược thư quốc gia Việt Nam, NXB Y học, tr.497-498.
5. Bộ Y tế (2012), “Loratadin”, Dược thư quốc gia Việt Nam, NXB Y học, tr.748-750.
6. Bộ Y tế (2016), “Bệnh ghẻ”, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về
da, NXB Y học, tr.47-49.
7. Việt Hà (2011), “Ghẻ”, Các bệnh da liễu thường gặp, NXB Y học, tr.117-
119.
8. Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Nguyễn Thanh Tùng, Ngô Văn Lực (1997), “Tình
hình bệnh da ở trẻ em tại phòng khám bệnh viện da liễu Đà Nẵng trong
2 năm 1995-1996”, Nội san da liễu, Tổng hội y dược học Việt Nam
xuất bản, (3), tr.33-36.
9. Phạm Văn Hiển (2011), “Bệnh ghẻ”, Da liễu học, NXB Giáo dục Việt Nam,
tr.102-105.10. Phạm Hoàng Khâm (2011), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng bệnh ghẻ tại
bệnh viện 103 (2000-2009)”, Y học thực hành, (4), tr.87-89.
11. Lê Viết Khánh, Hoàng Đức Yên, Đào Thị Minh Ngọc, Nguyễn Thị Vân
Anh, Võ Thị Liên Hoa, Nguyễn Thị Huyền Vân (2014), “Khảo sát tình
hình bệnh da trẻ em tại bệnh viện trung ương Huế năm 2010-2011 và
so sánh kết quả chẩn đoán với tuyến trước”, Tạp chí Da liễu học Việt
Nam, Hội da liễu Việt Nam, tr.43-47.
12. Nguyễn Đình Nga (2012), “Lớp nhện, bộ ve mạt”, Ký sinh trùng, NXB
Giáo dục Việt Nam, tr.170-175.
13. Rona M.Mackie (2002), “Ghẻ”, Lâm sàng da liễu”, NXB Y học, 134-136.
14. Nguyễn Hữu Sáu (2010), “Nghiên cứu tình hình, đặc điểm bệnh ghẻ tại
Bệnh viện Da liễu Trung ương từ 1/2007 đến 12/2009”, Thông tin y
dược, (8), tr.33-37.
15. Sở Y tế TP.Hồ Chí Minh (2008), “Ghẻ”, Bệnh học da liễu, tr.380-383.
16. Lương Trường Sơn (2015), “Bệnh ghẻ”, Viện sốt rét- Ký sinh trùng- Côn
trùng TP Hồ Chí Minh, truy cập ngày 31/12/2015, lấy từ URL:
http://www.impehcm.org.vn/noi-dung/kham-benh-giun-san/benhghe-scabies-gale.html.
17. Thống kê dân số (2011), “Đồng bằng song Cửu Long”
18. Nguyễn Văn Thường (2017), “Ghẻ”, Bệnh học da liễu, NXB Y học, tr.146-
159.
19. Nguyễn Văn Út (1999), “Ghẻ”, Bài giảng bệnh da liễu, NXB Y học, tr.197-
20

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/