KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÒNG NGỪA NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC NĂM 2021

LUẬN VĂN THAC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÒNG NGỪA NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC NĂM 2021.Nhiễm khuẩn vết mổ (NKVM) là một biến chứng nghiêm trọng của thủ thuật phẫu thuật và là bệnh nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc sức khỏe hàng đầu (HAI) ở các cơ sở khám chữa bệnh1. Theo định nghĩa của Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), nhiễm khuẩn vết mổ là nhiễm khuẩn xảy ra trong vòng 30 ngày sau phẫu thuật (trong đó ngày 1 là ngày phẫu thuật) đối với nhiễm khuẩn vết mổ nông, hoặc lên đến 90 ngày đối với NKVM sâu hoặc cơ quan/khoang, tùy thuộc vào quy trình phẫu thuật2.
Năm 2010, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã báo cáo rằng tỷ lệ nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc sức khỏe ở các nước thu nhập thấp và thu nhập trung bình (LMICs) cao hơn từ 2 đến 20 lần so với các nước thu nhập cao. Tỷ lệ mắc NKVM thấp hơn nhiều ở các nước có thu nhập cao, nhưng nó vẫn là nguyên nhân phổ biến thứ hai gây nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc sức khỏe ở Châu Âu và Hoa Kỳ3.

MÃ TÀI LIỆU

 CAOHOC.2022.00798

Giá :

Liên Hệ

0927.007.596

Tỷ lệ người bệnh được phẫu thuật mắc NKVM thay đổi từ 2% – 15% tùy theo loại phẫu thuật4. Mỗi NKVM cần thêm khoảng 7–11 ngày nằm viện sau phẫu thuật, bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao gấp 2–11 lần so với bệnh nhân phẫu thuật không có NKVM, và 77% trường hợp tử vong ở bệnh nhân NKVM là do nhiễm khuẩn trực tiếp1,5. NKVM làm tăng chi phí điều trị từ 3,000 tới 29,000 đô la Mỹ tùy theo loại phẫu thuật và tác nhân gây bệnh6. Ngoài ra, NKVM làm tăng việc lạm dụng kháng sinh và kháng kháng sinh, một thách thức lớn cho điều trị lâm sàng trên toàn cầu hiện nay.
Nhiều nghiên cứu cho thấy khoảng 1/3 NKVM có thể phòng ngừa được bởi việc triển khai chương trình kiểm soát nhiễm khuẩn (KSNK) thích hợp bao gồm việc xây dựng hướng dẫn kiểm soát NKVM4. Việc triển khai đồng bộ và nghiêm ngặt các biện pháp phòng ngừa trước, trong và sau khi phẫu thuật có thể làm giảm 40-60% tỷ lệ NKVM 6. Mặc dù đã có sẵn một số nghiên cứu trên thế giới 7,8, ở Việt Nam các bằng chứng liên quan đến kiến thức và thực hành kiểm soát NKVM còn tương đối hạn chế 9. Do đó, việc xác định kiến thức và thực hành kiểm soát NKVM của NVYT là cơ sở quan trọng để phát triển các chương trình KSNK bệnh viện
thành công. Tất cả bác sĩ và điều dưỡng đều cần có đủ kiến thức và thực hành tốt về phòng ngừa NKVM để đảm bảo an toàn cho người bệnh. Nghiên cứu của Ruiz và Badia năm 2014 cho thấy hầu hết các hướng dẫn về phòng ngừa NKVM đã mang đến sự cải thiện kết quả điều trị sau phẫu thuật10. Tại Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Hằng Nguyệt Vân năm 2017 tại bệnh viện 19.8, có 27,4% nhân viên y tế tham gia nghiên cứu đạt mức kiến thức về phòng chống NKVM trên trung bình, trong đó bác sĩ là 32,9% và điều dưỡng là 24,2%. 100% bác sĩ và 74,2% điều dưỡng có thực hành đạt 11.
Bệnh viện Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh là bệnh viện phục vụ khám chữa bệnh cho người dân trên địa bàn Thành phố Thủ Đức và các tỉnh lân cận, giảm tải cho nhiều bệnh viện tuyến trên. Bệnh viện có 800 giường kế hoạch, thực kê 1000 giường bệnh nội trú, mỗi ngày bệnh viện thực hiện trung bình 50-66 ca phẫu thuật 12. Theo báo cáo nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) tại các khoa có nguy cơ cao của bệnh viện quận Thủ Đức năm 2020, tỷ lệ NKVM là 8,8% 13. Bệnh viện đã triển khai công tác phòng ngừa NKVM theo Hướng dẫn của Bộ Y tế, từ đó chúng tôi tiến hành khảo sát kiến thức và thực hành phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ của nhân viên y tế tại bệnh viện Thành phố Thủ Đức, làm cơ sở cho việc tiếp tục duy trì và cải thiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại bệnh viện, góp phần làm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ cũng như NKBV.
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU:
Tỷ lệ kiến thức và thực hành đạt về phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ của nhân viên y tế tại bệnh viện Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh là bao nhiêu và có những mối liên quan nào? (Sau đây gọi là bệnh viện Thành phố Thủ Đức)
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
Mục tiêu chung:
Xác định kiến thức và thực hành đạt về phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ của nhân viên y tế và các mối liên quan tại bệnh viện Thành phố Thủ Đức năm 2021.
Mục tiêu cụ thể:
1. Xác định tỷ lệ kiến thức và thực hành đạt về phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ của nhân viên y tế tại bệnh viện Thành phố Thủ Đức năm 2021.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ của nhân viên y tế tại bệnh viện Thành phố Thủ Đức năm 2021

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT……………………………………………………………………….. i
DANH MỤC CÁC BẢNG……………………………………………………………………………. iii
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ…………………………………………………………………….. iv
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ……………………………………………………………………………..v
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………………………1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN Y VĂN……………………………………………………………..4
1.1. Nhiễm khuẩn vết mổ…………………………………………………………………………..4
1.2. Yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ…………………………………………………….9
1.3. Các biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ ………………………………….12
1.4. Một số nghiên cứu về kiến thức và thực hành phòng ngừa nhiễm khuẩn vết
mổ ………………………………………………………………………………………………………18
1.5. Một số nghiên cứu về yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành nhiễm
khuẩn vết mổ của nhân viên y tế trong nước và quốc tế…………………………………….24
1.6. Giới thiệu bệnh viện Thành phố Thủ Đức……………………………………………26
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………….28
2.1. Thiết kế nghiên cứu ………………………………………………………………………….28
2.2. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………………….28
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ………………………………………………………28
2.4. Cỡ mẫu …………………………………………………………………………………………..28
2.5. Liệt kê và định nghĩa biến số……………………………………………………………..29
2.6. Thu thập dữ kiện………………………………………………………………………………30
2.7. Quy trình nghiên cứu………………………………………………………………………..33
2.8. Phân tích dữ kiện ……………………………………………………………………………..33
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu …………………………………………………………………34
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………………………..36
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ………………………………………….36
3.2. Kiến thức về phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ …………………………………….38
3.3. Thực hành về phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ……………………………………40
.
.3.4. Các yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành phòng ngừa nhiễm khuẩn
vết mổ ……………………………………………………………………………………………………….45
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN……………………………………………………………………………58
4.1. Đặc điểm dân số xã hội của đối tượng nghiên cứu ……………………………….58
4.2. Kiến thức về phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ…………………………………….60
4.3. Thực hành về phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ …………………………………..64
4.4. Các yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành phòng ngừa nhiễm khuẩn
vết mổ ………………………………………………………………………………………………………70
4.5. Ưu điểm và một số hạn chế của nghiên cứu…………………………………………76
4.6. Ý nghĩa của nghiên cứu …………………………………………………………………….77
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………………..78
ĐỀ XUẤT…………………………………………………………………………………………………..79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1. PHIẾU KHẢO SÁT
PHỤ LỤC 2. BẢNG KIỂM QUAN SÁT THỰC HÀNH
PHỤ LỤC 3. BẢN THÔNG TIN DÀNH CHO NGƯỜI THAM GIA NGHIÊN
CỨU VÀ CHẤP THUẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU
PHỤ LỤC 4. DANH SÁCH NHÂN VIÊN THAM GIA VÀO NGHIÊN CỨU
PHỤ LỤC 5. GIẤY CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG ĐẠO ĐỨC TRONG
NGHIÊN CỨU Y SINH HỌC
PHỤ LỤC 6. KẾT LUẬN CỦA HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN VĂN
PHỤ LỤC 7. BẢN NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI PHẢN BIỆN 1 VÀ 2
PHỤ LỤC 8. GIẤY XÁC NHẬN ĐÃ BỔ SUNG, SỬA CHỮA LUẬN VĂN
THEO Ý KIẾN HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN VĂN

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Thời gian theo dõi nhiễm khuẩn vết mổ theo loại phẫu thuật của CDC …..6
Bảng 1.2 Thang điểm ASA đánh giá tình trạng người bệnh trước phẫu thuật ………..9
Bảng 1.3 Phân loại vết mổ và nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ ………………………………11
Bảng 1.4. Một số nghiên cứu trên thế giới……………………………………………………….18
Bảng 1.5 Một số nghiên cứu tại Việt Nam ……………………………………………………….21
Bảng 3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ……………………………………….36
Bảng 3.2.Thực hành của bác sĩ về phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ…………………..40
Bảng 3.3.Thực hành quy trình vệ sinh tay ngoại khoa của bác sĩ ……………………….42
Bảng 3.4. Thực hành quy trình thay băng của điều dưỡng/nữ hộ sinh…………………43
Bảng 3.5. Tỷ lệ kiến thức và thực hành đạt về phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ…..45
Bảng 3.6. Các yếu tố liên quan đến kiến thức về phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ.45
Bảng 3.7. Các yếu tố liên quan đến thực hành phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ của
bác sĩ ……………………………………………………………………………………………………47
Bảng 3.8. Các yếu tố liên quan đến vệ sinh tay ngoại khoa ………………………………49
Bảng 3.9. Các yếu tố liên quan đến thực hành phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ của
điều dưỡng ……………………………………………………………………………………………52
Bảng 3.10. Liên quan giữa kiến thức và thực hành phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ
…………………………………………………………………………………………………………….54
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa kiến thức đạt về phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ với
đặc điểm cá nhân của đối tượng nghiên cứu………………………………………………55
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa thực hành đạt phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ của
bác sĩ với các đặc điểm cá nhân……………………………………………………………….56
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa thực hành đạt phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ của
điều dưỡng với các đặc điểm cá nhân ……………………………………………………….57
.
.iv
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1. Sơ đồ phân loại nhiễm khuẩn vết mổ ………………………………………………….4
Hình 2.1. Dàn ý liên hệ giữa các biến số…………………………………………………………35
Biểu đồ 3.1 Kiến thức đúng về phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ trước phẫu thuật.38
Biểu đồ 3.2. Kiến thức đúng về phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ sau phẫu thuật…3

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/