Nghiên cứu đặc điểm tổn thương và kết quả phẫu thuật kết xương nẹp vít-ghép xương tự thân điều trị khớp giả xương cánh tay
Luận văn Nghiên cứu đặc điểm tổn thương và kết quả phẫu thuật kết xương nẹp vít – ghép xương tự thân điều trị khớp giả xương cánh tay.Khớp giả là một biến chứng nặng nề sau điều trị gãy xương, điều mà các phẫu thuật viên trong ngành chấn thương chỉnh hình đều không mong muốn, nó ảnh hưởng lớn đến chức phận chi thể, chất lượng cuộc sống của người lao động.Theo thống kê của phòng kế’ hoạch bênh viên Việt Đức từ 1/2005 đến 1/2008 có tổng số 304 ca phẫu thuật KG trong đó có 55 ca khớp giả thân xương cánh tay chiếm tỷ lệ 18%. Tại Bệnh viện 103 quân đội, trong 3 năm (2005-2008) đã thu dung và điều trị 64 trường hợp khớp giả xương cánh tay. Theo Nguyễn Đức Phúc (2001) ở các nước công nghiệp, hàng năm điều trị hai triệu ca gãy xương dài thì 5% chậm liền, khớp giả [15].Theo thống kê của Boyd, H.B.(1965) trong 842 trường hợp khớp giả thì khớp giả xương cánh tay có 67 trường hợp, chiếm tỷ lệ 8% [35].
MÃ TÀI LIỆU |
LVTHSY 0067 |
Giá : |
50.000đ |
Liên Hệ |
0915.558.890 |
Cho đến nay có rất nhiều phương pháp điều trị khớp giả xương cánh tay như: Phương pháp kết xương có sức ép (cố định bên trong hoặc cố định bên ngoài), phương pháp bóc vỏ xương của Judet, phương pháp kích thích điện, phương pháp ghép xương tự thân hay đồng loại…Các phương pháp này đã góp phần đáng kể trong việc điều trị khớp giả xương thân xương dài nói chung và xương cánh tay nói riêng. Tuy nhiên mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm của nó và không có phương pháp nào là “hoàn hảo” có thể thay thế’ được tất cả các phương pháp khác. Nói chung tìm được một phương pháp tối ưu cũng không ngoài mục đích rút ngắn thời gian điều trị, trả lại tốt chức phận cho chi thể và khả năng lao lao động của người bệnh.
Ở Việt Nam nói chung, phương pháp điều trị khớp giả xương cánh tay phổ biến là nẹp vít kết hợp với ghép xương, đinh nội tủy kết hợp với ghép xương. Nguồn ghép xương có thể là tự thân (autograft) hoặc xương đồng loại (allograft), xương ghép tự thân được thừa nhận là tốt nhất về mặt sinh học, xương này được dung nạp tốt hơn và khả năng kích thích sinh xương cao hơn so với xương ghép đồng loại, đặc biệt không gây ra các phản ứng miễn dịch [ 9].[ 10]. [ 12]. Theo Boyd, H.B trong hàng loạt các trường hợp phẫu thuật ghép xương điều trị khớp giả thân xương dài thì sự liền xương của mảnh ghép tự thân cao hơn mảnh ghép đồng loại tới 18% [39].Tại khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Việt Đức, phương pháp điều trị khớp giả xương cánh tay đại đa số là kết xương bên trong bằng nẹp vít và ghép xương tự thân. Xương ghép thường được lấy từ xương cánh chậu.
Xuất phát từ thực tiễn trên, nhằm đánh giá một cách tổng quát và toàn diện về đặc điểm thương tổn và kết quả điều trị biến chứng khớp giả xương cánh tay sau chấn thương bằng kết xương nẹp vít và ghép xương tự thân là cần thiết chúng tôi nghiên cứu đề tài:
“ Nghiên cứu đặc điểm tổn thương và kết quả phẫu thuật kết xương nẹp vít – ghép xương tự thân điều trị khớp giả xương cánh tay” với 2 mục tiêu sau:
1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng và hình thái thương tổn khớp giả xương cánh tay.
2. Đánh giá kết quả điều trị khớp giả xương cánh tay bằng kết xương nẹp vít và ghép xương tự thân.
Đặt vấn đề 1
Chương 1: Tổng quan 3
1.1 Sơ lược về giải phẫu 3
1.1.1. Giải phẫu định khu cánh tay 3
1.1.2. Liên quan giải phẫu ở từng phần 5
1.2. Sơ lược về lịch sử kết hợp xương 7
1.3. Sơ lược về sinh lý liền xương 8
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến liền xương 9
1.5. Khái niêm khớp giả 11
1.5.1. Định nghĩa 11
1.5.2. Nguyên nhân 12
1.5.3. Phân loại 13
1.5.4. Giải phẫu bênh 15
1.6. Các phương pháp điều trị khớp giả 16
1.6.1. Các quan điểm trong điều trị khớp giả 16
1.6.2. Phương pháp kết xương có sức ép 16
1.6.3. Phương pháp bóc vỏ xương: 16
1.6.4. Điều trị KG bằng dòng điên một chiều: 17
1.6.5 Điều trị KG bằng từ trường 18
1.6.6. Phương pháp ghép xương 18
1.6.7. Phương pháp ghép xương tự do có nối mạch bằng kỹ thuật vi phẫu … 18
1.6.8. Ứng dụng tế bào gốc điều trị KG 19
1.7. Các kỹ thuật ghép xương tự thân: 20
1.7.1. Ghép xương kiểu “Onlay” 20
1.7.2. Ghép xương kiểu “Inlay” 21
1.7.3. Ghép xương xốp kiểu Matti 22
1.8. Kỹ thuật lấy xương xốp để ghép 22
1.9. Diễn biến của mảnh ghép sau khi ghép 22
1.10. Các loại nẹp vít hiên dùng trong kết xương 23
1.11. Kỹ thuật kết xương nẹp vít 24
1.12. Tình hình sử dụng phương pháp KHX nẹp vít kết hợp với ghép xương tự
thân để điều trị KG trong nước và thế giới 26
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 29
2.1. Đối tượng nghiên cứu 29
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bênh nhân 29
2.1.2. Bênh nhân không nằm trong diên nghiên cứu 29
2.2. Phương pháp nghiên cứu 30
2.2.1. Nghiên cứu hồi cứu 31
2.2.2. Nghiên cứu tiến cứu 31
2.2.3. Phương pháp thu thập số liêu 32
2.2.4. Kỹ thuật điều trị KG xương cánh tay 33
2.2.5. Đánh gia kết quả điều trị 35
2.3. Xử lý và phân tích số liêu 36
Chương 3: Kết quả nghiên cứu 37
3.1. Đặc điểm của nhóm bênh nhân nghiên cứu 37
3.1.1. Tuổi, giới ’. 7. 37
3.1.2. Thời gian từ khi tai nạn đến khi được phẫu thuật KG(tháng) 38
3.1.3. Theo loại gãy dẫn đến KG 39
3.2. Đặc điểm tổn thương KG xương cánh tay 39
3.2.1. Theo vị trí ổ KG 39
3.2.2. Phân loại KG 40
3.2.3. Hình ảnh XQ 40
3.3. Nguyên nhân gây KG 41
3.4. Kết quả điều trị 42
3.5. Các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị 45
Chương 4: Bàn luận 52
4.1. Nhận định về lô nghiên cứu: 52
4.2. Đặc điểm thương tổn KG 52
4.3. Nguyên nhân gây KG 53
4.4. Điều trị phẫu thuật KG 55
4.5. Kỹ thuật ghép xương 58
4.6. Vị trí lấy xương ghép 59
4.7. Phục hồi chức năng sau phẫu thuật 60
4.8. Liền xương 61
4.9. Ưu nhược điểm của phương pháp điều tri 62
4.10. Biến chứng và xử trí 64
4.11. Mối liên quan của các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật 65
Kết luận 68
Kiến nghị 70
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Recent Comments