Nghiên cứu dịch tễ học và lâm sàng một số bệnh lây truyền qua đường tình dục tại thành phố Hà Nội và thành phố Thái Nguyên
Luận án Nghiên cứu dịch tễ học và lâm sàng một số bệnh lây truyền qua đường tình dục tại thành phố Hà Nội và thành phố Thái Nguyên.Ảnh hưởng của đại dịch AIDS (Acquired Immunodeficiency Syndrome) càng làm tăng lên sự cần thiết phòng chống và điều trị các bênh lây truyền qua đường tình dục khác (Bênh LTQĐTD – Sexually Transmitted Diseases – STDs). Các bênh này có thể lây truyền khi quan hê tình dục không an toàn [21], [109], [111]. Khi bị mắc bênh STD, đặc biệt các bênh gây loét sinh dục (Genital Ulcer Disease) làm tăng nguy cơ nhiễm HIV cũng như tăng lây truyền HIV ở những bênh nhân nhiễm HIV/AIDS. Theo các chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới thì nguy cơ mắc bênh STD cao gấp 2-5 lần nếu như một trong hai người bạn tình bị nhiễm HIV; với những người bị các bênh có loét sinh dục thì nguy cơ lây nhiễm HIV tăng lên đến 9 lần [21]. Ở những người nhiễm HIV thì viêc điều trị các bênh STD cũng trở nên rất khó khăn, bênh thường ít đáp ứng với các điều trị thông thường [45], [46], [178], [251].
MÃ TÀI LIỆU |
LA.2006.00798 |
Giá : |
50.000đ |
Liên Hệ |
0915.558.890 |
Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm có ít nhất 1/10 người đang ở tuổi hoạt động tình dục bị một bênh STD [236]. Bênh STD có ảnh hưởng rất quan trọng đến sức khỏe con người, đặc biêt với phụ nữ và trẻ sơ sinh. Bênh có thể ảnh hưởng đến thai nhi trong quá trình mang thai như giang mai, nhiễm Cytomegalovirus, nhiễm virus Herpes…, thai yếu và thai chết lưu, sảy thai, đẻ non… Lậu mắt ở trẻ sơ sinh có thể dẫn đến mù vĩnh viễn. Ở phụ nữ khi mắc STD không điều trị kịp thời có thể bị nhiều biến chứng do bênh gây nên như viêm hố chậu, vô sinh, chửa ngoài tử cung, ung thư cổ tử cung [179], [212]. Ở các nước đang phát triển thuộc Châu Phi, Châu Á – các bênh STD là một trong năm bênh thường gặp nhất [90]. Tính đến cuối năm 2003, trên thế giới đã có khoảng 46 triêu người mắc HIV/AIDS, trong đó số mới mắc trong năm 2003 là 5,8 triêu người và số người tử vong do AIDS là
3,5 triêu người [18]. Trong tổng số người mắc HIV/AIDS thì có đến 43 triêu ở người lớn và 2,9 triêu trẻ em. Tỷ lê mắc HIV/AIDS cao nhất là ở khu vực cận sa mạc Sahara và khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Ở Viêt Nam, số bênh nhân khám bênh STD theo báo cáo mà Viên Da liễu nhận được hàng năm trên 130.000 trường hợp. Tuy nhiên, theo ước tính của các chuyên gia thì hàng năm có khoảng gần 1 triêu trường hợp mới mắc. Đa số bênh nhân bị bênh tự mua thuốc điều trị hoặc đến chữa trị tại các thầy thuốc tư. Trong 11 năm, từ 1990 đến 2000 số bênh nhân thu nhận được theo báo cáo từ các địa phương là 689.172 trường hợp. Trong đó giang mai 41.553 trường hợp (tỷ lê 6,03%), bênh lậu 78.729 trường hợp (tỷ lê 11,28%) và các bênh STD khác 564,955 trường hợp (tỷ lê 81,98%). Số bênh nhân HIV/AIDS chỉ thu thập được từ năm 1996 với 4.935 trường hợp.
Một số tác giả đã nghiên cứu về các bênh hoa liễu (nay được gọi là các bênh lây truyền qua đường tình dục-STDs) ở từng thời kỳ, trên một số đối tượng [3], [4], [5], [7]. Tuy nhiên, cho đến nay bênh STD vẫn là vấn đề thời sự xã hội nóng bỏng cùng với các tê nạn xã hội khác như mại dâm, nghiên ma tuý, nạn thất nghiêp, lối sống tự do tình dục. Cho đến nay, các nghiên cứu bênh STD thường ở qui mô nhỏ lẻ, phương pháp nghiên cứu chưa chuẩn mực, đặc biêt là các xét nghiêm chuẩn mực nhằm chẩn đoán chính xác các bênh STD chưa được áp dụng nhiều trong các nghiên cứu, do vậy hình ảnh của bênh STD còn có nhiều ý kiến khác nhau. Ở nước ta, chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách hê thống về dịch tễ học và lâm sàng của các bênh STD ở bất cứ địa phương nào. Những bất cập nói trên là lý do để chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài :
“ Nghiên cứu dịch tễ học và lâm sàng một số bệnh lây truyền qua đường tình dục tại thành phố Hà Nội và thành phố Thái Nguyên ”.
Mục tiêu nghiên cứu:
• Xác định một số đặc điểm dịch tễ học của các bênh lây truyền qua đường tình dục tại Hà Nội và Thái Nguyên.
• Xác định một số biểu hiên lâm sàng của một số bênh lây truyền qua đường tình dục thường gặp ở Hà Nội và Thái Nguyên.
ĐẶT VẤN ĐỂ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 3
1.1 Vài nét lịch sử của một số bênh lây truyền qua đường tình dục 3
1.1.1 Lịch sử bệnh giang mai 3
1.1.2 Lịch sử bệnh lậu 4
1.1.3 Thuật ngữ 5
1.2 Các tác nhân gây bênh lây truyền qua đường tình dục 6
1.2.1 Các tác nhân gây bệnh và các biểu hiện lâm sàng của
bệnh STD 6
1.2.2 Một số tác nhân gây bệnh được phát hiện trong những
năm cuối thê’kỷ XX 9
1.3 Lịch sử các xét nghiêm phát hiên bênh STD 10
1.3.1 Lịch sử xét nghiệm phát hiện bệnh giang mai 10
1.3.2 Lịch sử các xét nghiệm bệnh STD khác 11
1.4 Một số đặc điểm dịch tễ học của bênh lây truyền qua đường tình dục 13
1.4.1 Số lượng và tỷ lệ mắc bệnh STD 14
1.4.2 Một số yêu tố nguy cơ của bệnh STD 20
1.5 Giám sát và phòng chống các nhiễm khuẩn LTQĐTD: 21
1.5.1 Giám sát các nhiễm khuẩn LTQĐTD 21
1.5.2 Phòng chống các nhiễm khuẩn LTQĐTD: 23
1.5.3 Chiên lược phòng chống các nhiễm khuẩn LTQĐTD của
Việt Nam : 24
1.6 Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị viêm niêu đạo ở nam 25
1.6.1 Bệnh lậu ở nam: 27
1.6.2 Nhiễm Chlamydia trachomatis ở nam: 30
1.6.3 Nhiễm Ureaplasma urealyticum đường sinh dục- tiết
niệu 33
1.6.4 Các tác nhân khác gây viêm niệu đạo không do lậu 34
1.6.5 Các tiêu chuẩn chẩn đoán viêm niệu đạo 35
1.6.6 Chẩn đoán viêm niệu đạo ở nam 36
1.7 Viêm âm đạo vi khuẩn 38
1.8 Viêm cổ tử cung mủ nhày 39
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu 40
2.1 Đối tượng nghiên cứu 40
2.2 Phương pháp nghiên cứu 40
2.2.1 Thiết kế’nghiên cứu 40
2.2.2 Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu 41
2.2.3 Các biến số nghiên cứu 43
2.2.4 Kỹ thuật thu thập số liệu 44
2.2.5 Xử lý số liệu 45
2.2.6 Hạn chế’sai số 45
2.2.7 Thời gian nghiên cứu 45
2.2.8 Đạo đức trong nghiên cứu 46
2.2.9 Các cơ sở và cán bộ tham gia nghiên cứu 46
2.3 Các kỹ thuật xét nghiêm 47
2.3.1 Kỹ thuật soi tươi tìm nấm men 47
2.3.2 Kỹ thuật soi tươi tìm trùng roi 48
2.3.3 Phản ứng RPR 48
2.3.4 Phản ứng TPHA 51
2.3.5 Kỹ thuật ngưng kết hạt vi lượng Serodia – HIV (Microtiter
particle agglutination) 52
2.3.6 Nhuộm gram 53
2.3.7 Phát hiện N. gonorhoeae và C. trachomatis trong nước
tiểu bằng PCR 57
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN cứu 61
3.1 Kết quả nghiên cứu tại Thái Nguyên năm 1999 61
3.1.1 Một số đặc trưng cá nhân của các đối tượng nghiên cứu 61
3.1.2 Tỷ lệ hiện mắc một số’ bệnh STD/nhiễm trùng đường sinh
sản trên phụ nữ 15- 49 tuổi tại Thái Nguyên 62
3.1.3 Tỷ lệ hiện mắc một số’bệnh STD theo đặc trưng cá nhân63
3.2 Kết quả nghiên cứu tại Hà Nôi 67
3.3 Kết quả giám sát thụ đông 1999 – 2003 tại Thái Nguyên và Hà Nôi… 89
3.3.1 Kết quả giám sát thụ động các bệnh STD tại Thái Nguyên90
3.3.2 Kết quả giám sát thụ động các bệnh STD tại Hà Nội 92
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 94
4.1 Tỷ lê hiên mắc của môt số bênh STD chủ yếu 94
4.1.1 Nghiên cứu tại Thái Nguyên 94
4.1.2 Nghiên cứu tại Hà Nội 99
4.2 Các yếu tố nguy cơ của môt số bênh STD chủ yếu 115
4.2.1 Quan hệ tình dục và nghiện ma tuý, mại dâm 115
4.2.2 Nguy cơ theo tuổi, giới và nơi ở 117
4.2.3 Phân tích theo nhóm nguy cơ cao thấp và các nhóm đối
tượng nghiên cứu 119
4.2.4 Kết quả phân tích đa biến 121
4.3 Môt số triêu chứng lâm sàng thường gặp 122
4.4 Mọt số vấn đề về nghiên cứu tại Thái Nguyên và Hà Nôi l23
KẾT LUẬN 125
KIẾN NGHỊ 12l
TÀI LIÊU THAM KHẢG 128
CÁC CHỮ VIẾT TẤT
Recent Comments